-->

Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 24/7, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Viện Khoa học xã hội và Đổi mới sáng tạo tổ chức Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây. Hội thảo là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2024), 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên Sơn Tây: Công tác an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực Chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo” lần thứ III

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây cho biết: Sơn Tây được coi là thủ phủ, trung tâm của vùng xứ Đoài xưa, nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Sơn Tây như một pháo đài phòng thủ vững chắc, che chở, bảo vệ cho kinh thành Thăng Long cả một thời kỳ dài của lịch sử.

Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây
Ông Nguyễn Quang Hán - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây phát biểu khai mạc hội thảo.

“Là vùng đất cổ, giàu truyền thống văn hiến, người Sơn Tây rất đỗi tự hào là đang được sở hữu, bảo tồn, quản lý một khối lượng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng và có giá trị. Đây cũng là mảnh đất nuôi dưỡng và sinh ra những anh hùng, vĩ nhân kiệt xuất tiêu biểu. Những con người của quê hương đã có những đóng góp to lớn, làm rạng rỡ trong lịch sử tự hào của toàn dân tộc. Các di sản văn hóa của thị xã Sơn Tây đang trở thành một tiền đề, động lực quan trọng để xây dựng và phát triển thị xã trở thành thành phố vệ tinh với định hướng là đô thị văn hoá, nghỉ dưỡng, du lịch, sinh thái”, ông Nguyễn Quang Hán nhấn mạnh.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây, trong những năm qua thị xã luôn quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, từng bước đưa vào khai thác có hiệu quả.

Đáng chú ý, tại Sơn Tây có Văn Miếu Sơn Tây. Đây là một trong những Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu, được Triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt những danh hiệu cao quý.

Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay. Theo các tư liệu cũ để lại, suốt một thời gian dài tồn tại, Văn Miếu Sơn Tây là một công trình tâm linh tín ngưỡng bề thế. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Nhà nước phong kiến đến công việc chú trọng đạo học, tuyển chọn những người hiền tài để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, kiến thiết đất nước.

Năm 2007, Văn Miếu Sơn Tây đã được tỉnh Hà Tây cũ ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa, giai đoạn 2008 - 2018: Nhà nước đã đầu tư, tôn tạo lại các hạng mục trong khu di tích Văn Miếu Sơn Tây theo những vị trí và kiến trúc vốn có của di tích. Tuy nhiên, khi khánh thành và đưa vào sử dụng, trong di tích còn thiếu rất nhiều cơ sở dữ liệu, hiện vật, đồ thờ…

Theo PGS.TS Đinh Quang Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Sơn Tây vốn là vùng đất văn vật, có truyền thống khoa bảng và truyền thống hiếu học. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh sĩ hiền tài, nhiều người đỗ đạt cao trong các kỳ thi. Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, xứ Đoài đã cung cấp hàng trăm nhà khoa bảng nổi danh, tên tuổi của họ được khắc ghi trên các bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Các nhà khoa bảng Sơn Tây được triều đình trọng dụng, bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, các nhà khoa bảng Sơn Tây đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tập trung trao đổi, thảo luận nhằm làm sáng tỏ những vấn đề như: Xác định rõ sự thay đổi địa giới và tổ chức chức hành chính của tỉnh Sơn Tây qua các thời kỳ lịch sử. Tính từ địa danh Sơn Tây lần đầu tiên xuất hiện là đơn vị hành chính Thừa tuyên Sơn Tây thời Lê sơ thế kỷ 15 (năm 1469), tiếp tục duy trì thời nhà Mạc thế kỷ 16, sau đó là trấn Sơn Tây thời Lê trung hưng và tỉnh Sơn Tây (năm 1831) đến cuối thời Nguyễn đầu thời Pháp thuộc.

Ngoài ra, các nhà khoa bảng Sơn Tây phân chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất gồm các vị khoa bảng đỗ đạt thời kỳ thuộc Thừa tuyên Sơn Tây, tiếp đến thời Lê-Mạc, trấn Sơn Tây thời Lê trung hưng và tỉnh Sơn Tây trong những năm đầu thời Nguyễn. Giai đoạn thứ hai gồm các nhà khoa bảng Sơn Tây từ năm xây dựng Văn miếu Sơn Tây (1891) trở về sau. Trong đó, cần hệ thống hóa, lập danh sách giới thiệu cụ thể , đầy đủ về các nhà khoa bảng Sơn Tây trước khi xây dựng Văn miếu Sơn Tây (1891), bao gồm: phủ Đoan Hùng, huyện Đan Phượng, phủ Vĩnh Tường, phủ Lâm Thao và một số tổng thuộc 2 huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai nhập vào huyện Hoài An, Chương Đức thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội và giai đoạn sau khi xây dựng Văn miếu Sơn Tây (khi Sơn Tây chỉ gồm các xã thôn thuộc các huyện trong phủ Quốc Oai và Quảng Oai).

Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây
Toàn cảnh hội thảo.

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng thảo luận về vấn đề Văn Miếu Sơn Tây được khởi công xây dựng ở vào thời điểm nào? trong Văn Miếu Sơn Tây đã từng có bao nhiêu bia? Ghi chép bao nhiều người đỗ đạt? Tra cứu trong sách Đăng Khoa lục các vị đỗ đạt là người thuộc trấn Sơn Tây? có 128 bia, hay có 2 tấm bia đá cỡ lớn khắc chữ cả hai mặt khắc ghi 288 vị khoa giáp hay còn có bao nhiêu bia và có bao nhiêu người đã đỗ đạt được khắc ghi trên bia là nội dung cần được nghiên cứu, trao đổi thảo luận làm rõ để đi đến thống nhất?

Cùng đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy giá trị của di tích Văn Miếu Sơn Tây. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Sơn Tây nói chung, thế hệ trẻ và học sinh, sinh viên nói riêng; góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ phát triển du lịch bền vững của Sơn Tây hiện nay và giai giai đoạn tiếp theo.

Đinh Luyện

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,219 triệu m2 sàn nhà, tương đương khoảng 14.984 căn nhà. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,1m2/người, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 28,8m2/người.
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

(LĐTĐ) Mới đây, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã tưng bừng tổ chức chương trình khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025 tại khu vực Quảng trường Thống Nhất. Chương trình sẽ diễn ra xuyên suốt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

(LĐTĐ) Những năm qua, cùng với sự phát triển của sân khấu chèo chuyên nghiệp, phong trào hát chèo trong quần chúng nhân dân cũng diễn ra sôi nổi tại các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Hoạt động của các câu lạc bộ chèo góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động