Hồi sinh sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh
Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn môi trường Nhật Việt (JVE Group) và Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ tổ chức.
Dự và phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, các sông nội đô của Hà Nội, như: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống thoát nước chung của thành phố, có giá trị lịch sử, cảnh quan, kiến trúc và môi trường.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo khoa học: “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch” |
Hiện các sông này đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đến nay, Hà Nội chưa có giải pháp mang tính toàn diện để khắc phục, xử lý hiệu quả triệt để. Do vậy, trong công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đối với Thành phố là phải phục hồi, làm “sống” lại các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét nhằm nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường và hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị nội đô.
Đây là một đề án triển khai Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 về xử lý vấn đề môi trường. Đặc biệt, để triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Hà Nội cũng đã họp và giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp cận tổng thể để xử lý các nội dung liên quan đến sông Tô Lịch.
Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 xác định sông Tô Lịch có nhiệm vụ chính là phục vụ thoát nước cho đô thị, có chức năng là công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật thu gom nước mưa trong phạm vi lưu vực Tô Lịch để tự chảy ra sông Nhuệ khi mực nước sông Nhuệ nhỏ hơn hoặc bằng 3,5m.
Theo đó, Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu nội dung đề xuất của Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt JVE là xây dựng dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa – tâm linh (Công viên hữu nghị Việt Nhật).
![]() |
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành không gia văn hoá - tâm linh. (Ảnh: JVE Group) |
Dự án bao gồm các giải pháp tổ chức cảnh quan, xử lý ô nhiễm nước, thoát nước chống ngập kết hợp với ùn tắc giao thông. Việc đề xuất tạo ra các không gian đi bộ và xây dựng các công trình nổi trên mặt sông Tô Lịch mang đậm tính văn hóa lịch sử là một ý tưởng độc đáo, có tính ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, triển khai.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn môi trường Nhật Việt đã giới thiệu tóm tắt dự án đề xuất “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch” của công ty.
Theo đó, dự án có tổng chiều dài 12,6km, bắt đầu từ nơi hợp lưu của 5 trục đường giao nhau là: Hoàng Quốc Việt - Lạc Long Quân - Võ Chí Công (đường trên cao) - Hoàng Hoa Thám - Chợ Bưởi (thượng lưu), chạy dài dọc theo sông đến điểm cuối là đập Thanh Liệt (hạ lưu).
Quy mô dự án gồm 2 hạng mục: Hợp phần hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm (ở phía dưới mặt đất) và cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” (ở phía trên sông Tô Lịch).
Mục đích của dự án là hồi sinh lại dòng sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch thành một điểm đến của lịch sử, văn hóa, một công trình mang dấu ấn nghìn năm văn hiến Thăng Long gắn với lịch sử của Thủ đô Hà Nội và đất nước; phát huy, nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường và hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nội đô.
Phương án tài chính dự kiến đề xuất chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và một phần vốn đối ứng trong nước...
Các đại biểu đã tập trung thảo luận về dự án với mục tiêu không chỉ làm hồi sinh dòng sông lịch sử mà còn tạo nên một “điểm nhấn văn hóa” thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến với Thủ đô.
Tại Hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng nêu rõ, sông Tô Lịch đã gắn bó với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội cả nghìn năm nhưng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đứng trước thực trạng này, nếu không có quyết tâm chính trị cao với những giải pháp đúng đắn, khoa học để cải tạo thì sông Tô Lịch có khả năng trở thành dòng sông chết. Ông Phan Xuân Dũng hoan nghênh ý tưởng khoa học của đề án cũng như các ý kiến đóng góp tại hội thảo để chỉnh sửa, xúc tiến đầu tư và sớm hoàn thiện dự án trong tương lai gần. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
Tin khác

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách
Nhịp sống Thủ đô 23/07/2025 13:07

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 23/07/2025 11:59

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững
Nhịp sống Thủ đô 23/07/2025 09:24

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 22:31

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 22:29

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 17:11

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 16:50

Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 16:45

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 16:43

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ
Nhịp sống Thủ đô 22/07/2025 14:32