Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á
Kỳ cuối: Yêu nghề, yêu người dẫu biết hiểm nguy Bệnh viện Đa khoa Đức Giang: Tiếp đoàn ADCV sang thăm và làm việc Nữ bác sĩ gây mê hồi sức say mê nghiên cứu khoa học |
Với mong muốn phổ biến rộng rãi những kỹ thuật cao trong gây mê được đầu tư nghiên cứu và chiến lược DAS - Kế hoạch quản lý đường thở khó, nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình gây mê và thoát mê cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đồng tổ chức với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World, Vietnam Airline đã tổ chức Hội nghị “Quản lý đường thở WAAM 2024” lần đầu tiên tại Đông Nam Á.
![]() |
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Đây là hội nghị khoa học quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với ngành Y tế Việt Nam, với sự tham gia của các đơn vị, tổ chức y tế trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để các y bác sĩ, các chuyên gia về gây mê hồi sức của Việt Nam được trao đổi chuyên môn với các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về quản lý đường thở, từ đó nâng cao kiến thức và tay nghề để nâng cao và tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân".
Theo nội dung Hội nghị, biến chứng lớn nhất trong quá trình gây mê chính là vấn đề không quản lý được đường thở. Việc không quản lý được đường thở có thể làm cho bệnh nhân tử vong ngay, hoặc tổn thương không hồi phục của hệ thần kinh trung ương. Với những ca bệnh bình thường, đặt nội khí quản trong quá trình gây mê là thao tác thường quy; nhưng đối với những bệnh nhân có đường thở phức tạp, biến dạng, trong tình trạng cấp cứu, thì nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao nếu bác sĩ không phân loại đúng và phương án xử lý kịp thời.
Giáo sư Anil Patel - Đại diện WAAM cho biết: "Có 2 loại đường thở khó: Đường thở khó định trước và đường thở khó không định trước. "Đường thở khó định trước" được xác định trong quá trình khám mê, đánh giá tiếp cận đường thở, dựa trên các dấu hiệu tiên lượng; trong khi đó "Đường thở khó không định trước" là những bệnh nhân nằm ngoài những yếu tố tiên lượng, và chỉ được xác định trong quá trình gây mê. Việc phổ biến các kiến thức phân loại, phối hợp cả ekip theo kế hoạch và xử trí với từng bệnh nhân có định trước hoặc không định trước chính là chìa khóa then chốt đảm bảo an toàn thông khí cho mọi ca bệnh".
Với yêu cầu trang bị cho các bác sĩ kỹ năng tiên lượng khó khăn trong kiểm soát đường thở, cũng như khả năng triển khai chiến lược gây mê phù hợp với từng thể trạng bệnh, "quy trình quản lý các đường thở khó" đã được tổ chức Liên minh thế giới về quản lý đường thở WAAM xây dựng.
![]() |
Toàn cảnh diễn ra hội nghị. |
Hội nghị chỉ rõ vai trò của chiến lược quản lý đường thở khó (DAS) trong các ca bệnh có đường thở khó, cách ứng dụng chiến lược DAS trong từng trường hợp bệnh lý, giúp hạn chế tối đa biến chứng trong gây mê. Tuy nhiên, cũng chỉ ra những khó khăn còn tồn tại chủ yếu do sự thiếu đồng bộ và thiếu cơ hội ứng dụng thực tiễn trong quy trình gây mê ở nhiều bệnh viện. Để có thể áp dụng quy trình này, đòi hỏi sự hiểu biết của từng cá nhân trong ekip gây mê, cũng như sự đồng lòng, đồng nhất trong quy trình xử lý.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Ba - Trưởng Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết: "Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã ứng dụng chiến lược DAS trong cấp cứu và gây mê chủ động từ nhiều năm nay trong tất cả các bước: Tiếp cận khám, lập kế hoạch, xử trí đường thở khó, rút nội khí quản. Thực tế, từ ngày ứng dụng chiến lược DAS, biến chứng trong quản lý đường thở ở Bệnh viện Hồng Ngọc gần như không có, gia tăng tỷ lệ thành công cho nhiều ca cấp cứu và phẫu thuật. Để có áp dụng được quy trình này, tất cả các thành viên trong ekip gây mê đều được đào tạo để hiểu và có tư duy đồng bộ, luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong mọi trường hợp".
Hội nghị WAAM sẽ kéo dài 2 ngày, với phiên 6 làm việc, được tổ chức ngày 13/4, tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và ngày 14/4 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, thu hút gần 600 y bác sĩ tham dự trực tiếp và 1.000 bác sĩ tham dự trực tuyến. Tại Hội nghị, các khách mời đã được nghe một số tham luận mang tính thực tiễn cao như: Quản lý đường thở của u thanh quản; đánh giá trước phẫu thuật đường thở khó; hiệu quản dự trữ oxy; rút ống nội khí quản khó; đường thở khó ở trẻ em...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47