-->

Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên

Không chỉ là một định hướng, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm còn là một lời nhắc nhở sâu sắc rằng, trong thế giới đầy biến động này, tri thức là thứ duy nhất có thể giúp mỗi cá nhân làm chủ số phận, giúp một dân tộc vững bước tiến lên. Và học tập suốt đời chính là con đường ngắn nhất để đạt được điều đó.
Học tập suốt đời Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời Nêu cao tinh thần tự học suốt đời để thích nghi tốt hơn

Chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết “Học tập suốt đời”, trong đó nhấn mạnh: Cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự biến cách to lớn trong đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới, nhu cầu mới, nhiệm vụ mới, suy nghĩ mới, hành động mới với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên của hệ thống chính trị trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là tận dụng tối đa thời cơ, vận hội, đi tắt đón đầu, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới, học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành những người hữu dụng đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị.

Nội dung bài viết nêu rõ, học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Trong các giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong những năm đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng cả nước thành xã hội học tập.

Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên
Hiện nay, mạng lưới, quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng.

Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đã trở thành phong trào, thành nhu cầu, thành nếp văn hóa và đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, đã hình thành hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất từ giáo dục mầm non đến đào tạo sau đại học; các loại hình trường, lớp, loại hình đào tạo được đa dạng hóa, mang lại cơ hội học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi. Phương thức cung ứng, kết nối giữa các trình độ đào tạo được cải thiện; mạng lưới, quy mô giáo dục mở rộng khắp các vùng, miền của đất nước; các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài từng bước đi vào chiều sâu, thực chất hơn ở hầu khắp các địa phương; môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, gắn với cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa. Trong nhiều dòng họ, làng, xã, thôn, bản phong trào thi đua học tập phát triển mạnh. Ý thức học tập suốt đời đã và đang thấm sâu vào từng gia đình, từng khu dân cư, từng cơ sở đào tạo, từng vùng, miền...

Tuy nhiên, trong bài biết của mình, Tổng Bí thư cũng chỉ ra việc thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp mà chưa thực sự căn cứ vào đòi hỏi thực tiễn, ngại khó, ngại khổ trong học tập, không đào sâu suy nghĩ để vươn lên chinh phục những đỉnh cao trong khoa học.

Ngoài ra, tình trạng hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ nghĩa cá nhân, bệnh kinh nghiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ, triệt tiêu động lực đổi mới, sáng tạo. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thỏa mãn với kiến thức đã học trong các trường lớp, cơ sở đào tạo, hoặc chạy theo việc học để hoàn thiện bằng cấp đủ điều kiện thăng tiến. Một bộ phận biểu hiện ngại học, không có khái niệm học thường xuyên, học suốt đời nên trở thành lạc hậu, bảo thủ, không thích nghi và bắt nhịp với “guồng quay” hối hả của nhịp sống “vũ bão” thời khoa học và công nghệ 4.0 và X.0.

Theo Tổng Bí thư, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai” với thế giới. Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường trở thành nước dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xã hội chủ nghĩa.

“Chúng ta đang sống trong thời đại mà mà tri thức, kiến thức, hiểu biết sẽ giúp con người phát huy cao độ tiềm năng để tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức để phát triển bền vững; cũng là thời đại mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên hằng ngày theo cấp số nhân. Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng” - Tổng Bí thư nhấn mạnh ở cuối bài viết.

Tinh thần học tập suốt đời là động lực giúp mỗi người tiến bộ

Đặc biệt tâm đắc với quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) nhìn nhận, học tập suốt đời bắt đầu từ việc tự học. Việc học không chỉ để lấy bằng cấp mà phải học thực chất, học miệt mài và cập nhật kiến thức mỗi ngày. Từ đó không chỉ giúp mỗi cá nhân nâng cao năng lực mà còn tạo nền tảng để đất nước tận dụng tối đa thời cơ, đưa Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên
Việc học không chỉ để lấy bằng cấp mà phải học thực chất, học miệt mài và cập nhật kiến thức mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Học tập suốt đời là hành trình tri thức mà con người phải thực hiện ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm, còn sức là còn phải học. Để học tập suốt đời thực sự trở thành một phần trong đời sống xã hội, theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là thay đổi nhận thức. Cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục để mọi người hiểu rằng, học tập không chỉ gắn với bằng cấp mà còn là quá trình tích lũy và đổi mới tri thức liên tục để thích ứng với cuộc sống và công việc. Cùng đó, phải tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những ai có nhu cầu học tập đều được đáp ứng, thỏa mãn; huy động sự chung tay đóng góp toàn xã hội để tạo sức mạnh tổng hợp cả về nguồn lực, vật chất, ý chí và quyết tâm, tạo đột phá trong phát triển xã hội học tập…

PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn cho rằng, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ là một lời kêu gọi, mà còn là kim chỉ nam, một định hướng quan trọng cho mỗi cá nhân và toàn xã hội trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Những quan điểm được nêu trong bài viết không chỉ phản ánh tư duy chiến lược, mà còn mang đậm tính thực tiễn, khi nhấn mạnh rằng tri thức là chìa khóa để mỗi người làm chủ tương lai, để đất nước có thể phát triển bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Học tập suốt đời không đơn thuần là việc tiếp tục con đường học vấn trong trường lớp, mà là một hành trình không ngừng khám phá, trau dồi và làm mới bản thân. Thế giới thay đổi từng ngày, công nghệ phát triển với tốc độ chưa từng có, những kỹ năng hôm nay có thể trở nên lỗi thời chỉ sau vài năm. Nếu không học, không cập nhật, không tự rèn luyện, con người dễ rơi vào tình trạng tụt hậu, mất đi năng lực thích nghi và bị đào thải trong chính môi trường sống của mình. Từ góc độ cá nhân đến tầm nhìn quốc gia, tinh thần học tập suốt đời chính là động lực giúp mỗi người tiến bộ, giúp đất nước mạnh lên từ gốc rễ.

“Nhìn rộng hơn, học tập suốt đời không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân, mà còn là sứ mệnh của toàn xã hội. Một quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững khi tất cả công dân đều có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ. Chính vì thế, việc thúc đẩy phong trào này cần có những giải pháp đồng bộ, cả trước mắt lẫn lâu dài” - PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.

Học tập suốt đời giúp đất nước vững bước tiến lên
Theo PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn, một quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững khi tất cả công dân đều có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ.

Theo PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn, trước mắt, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của học tập suốt đời, để việc học không chỉ dừng lại ở trường lớp mà trở thành một thói quen, một nhu cầu tự nhiên của mỗi người. Điều này có thể thực hiện thông qua các chương trình truyền thông, các phong trào khuyến học, khuyến tài trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cần mở rộng hệ thống giáo dục linh hoạt, tạo điều kiện để người dân có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn bởi tuổi tác hay hoàn cảnh. Việc phát triển các nền tảng học trực tuyến, các chương trình đào tạo từ xa sẽ giúp lan tỏa tinh thần học tập đến mọi tầng lớp trong xã hội.

Về lâu dài, cần có những chính sách cụ thể để khuyến khích và hỗ trợ học tập suốt đời. Đó có thể là việc hoàn thiện hệ thống giáo dục mở, liên thông giữa các bậc học, tạo điều kiện để mỗi người có thể học tập theo nhu cầu và khả năng của mình. Các doanh nghiệp cũng cần được khuyến khích tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực, tạo ra môi trường làm việc mà ở đó, học tập trở thành một phần không thể thiếu. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho những người ở vùng sâu, vùng xa, những lao động lớn tuổi, giúp họ tiếp cận với kiến thức mới, nâng cao tay nghề, thích ứng với sự thay đổi của xã hội.

“Quan trọng hơn cả, học tập suốt đời phải trở thành một giá trị văn hóa, một tinh thần thấm nhuần trong mọi gia đình, trường học, doanh nghiệp và tổ chức. Khi việc học không còn bị giới hạn trong khuôn khổ giáo dục truyền thống, khi mỗi người đều có ý thức tự nâng cao bản thân, đất nước sẽ có một lực lượng lao động sáng tạo, năng động và sẵn sàng đón nhận mọi thách thức của thời đại” - PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn bày tỏ.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến cho biết, các đơn vị đã xét chọn để khen thưởng trong Tháng Công nhân với 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở; 30 công nhân giỏi, lao động giỏi biểu dương cấp quận.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo, sự tận tâm và lòng yêu nghề; 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP dịch vụ Bảo vệ chuyên nghiệp An ninh miền Bắc không chỉ ngày một lớn mạnh, mà còn khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Đặc biệt, việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn về văn hóa, không chỉ tạo ra môi trường đào tạo cơ bản, chính quy, chuyên nghiệp, lành mạnh... mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri và Nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý chặn đứng, đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, chấm dứt tình trạng lừa đảo, đăng tin thất thiệt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.

Tin khác

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 23/4, Báo Sài Gòn Giải Phóng chính thức ra mắt công trình báo chí dữ liệu đặc biệt mang tên “Thành phố Hồ Chí Minh 50 năm: Những dấu ấn tự hào qua trang Báo Sài Gòn Giải Phóng”.
VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA

VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA

Báo Điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam đã giành giải thưởng lớn từ Hiệp hội các nhật báo và nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN - IFRA) với tác phẩm báo chí 3D tương tác về Hà Nội.
TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vắc xin cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng… Hoạt động được triển khai tại gần 220 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Tiết học lịch sử "đặc biệt" khơi dậy lòng yêu nước

Tiết học lịch sử "đặc biệt" khơi dậy lòng yêu nước

Những ngày tháng Tư, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cô và trò lớp 4A6 Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình) đã cùng nhau xem bộ phim tài liệu "Mùi cỏ cháy" trong không gian tràn ngập tranh, ảnh, tài liệu về chiến thắng lịch sử 30/4/1975.
Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong hoạt động dạy, học

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy không chỉ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại, sáng tạo cho học sinh. Nhờ ứng dụng AI, các tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tham gia tích cực hơn, kết quả học tập cũng theo đó cải thiện rõ rệt.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động