Học sinh chạy xe máy: Có nên chuyển từ "cấm" sang "quản"?
Nghiêm khắc xử lý học sinh vi phạm về giao thông Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm |
Hồi chuông cảnh báo
Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Vào mỗi khung giờ cao điểm, tình trạng học sinh ở Hà Nội vi phạm Luật Giao thông trở nên "nóng" hơn trên nhiều trục giao thông, nhất là các tuyến đường xung quanh trường học. Không khó để bắt gặp học sinh điều khiển mô tô, xe gắn máy đến trường. Nhiều trường hợp học sinh ngang nhiên không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ và đi xe phân khối lớn khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Mặc dù các cơ quan chức năng và trường học đã tuyên truyền, quán triệt cho học sinh và phổ biến đến phụ huynh các quy định về an toàn giao thông, nhưng thực tế cho thấy từ tuyên truyền đến tổ chức thực hiện đang còn một khoảng cách rất lớn, hiệu quả đạt thấp.
Lực lượng chức năng xử lý trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông |
Anh Vương Lê Quân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trên đường đi làm hằng ngày, qua nút giao Xuân Thủy - Phạm Hùng, không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn còn đang mặc áo học sinh, vô tư ngồi trên xe máy điện, xe máy có dung tích trên 50cc như Wave, Air Blade hay Liberty, SH125 chở ba, chở bốn… Đặc biệt, hầu hết các trường hợp này đều không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các em học sinh ở độ tuổi từ 10 - 17 tuổi hiện nay, được gia đình cho tự đi học bằng xe đạp, xe máy điện, hoặc xe máy... nhiều phụ huynh giao xe máy cho con khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng lại thiếu giám sát. Hiện tượng thanh thiếu niên phóng xe bạt mạng, đánh võng, bốc đầu, đi ngược chiều, kẹp 3, kẹp 4, dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ… vừa gây cản trở giao thông vừa tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Mới đây, trong 2 đêm cuối tuần 30/3, 31/3 và rạng sáng 1/4, nhiều tổ công tác 141 Công an Hà Nội đã tuần tra kiểm soát tại những địa bàn trọng điểm; qua đó phát hiện, xử lý 91 đối tượng có các hành vi lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, thu giữ nhiều tang vật liên quan. Trong đó rất nhiều thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 16 - 19 tuổi.
Theo Phòng Cảnh sát giao thông, trong quá trình xử lý vi phạm, lực lượng chức năng gặp một số khó khăn khi có những học sinh vi phạm liều lĩnh bỏ chạy. Hành vi này của các em học sinh rất dễ gây ra tai nạn giao thông và gây nguy hiểm cho những người khác.
Chia sẻ về những hành vi vi phạm trên, Đại úy Nguyễn Văn Kiên - Cán bộ Đội Cảnh sát Giao thông đường bộ số 5, cho biết, đa phần các em học sinh hay vi phạm các hành vi như không đội mũ bảo hiểm, hoặc điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
“Ngoài việc xử lý, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ tuyên truyền cho các em học sinh quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tất cả các trường hợp vi phạm của học sinh không đủ điều kiện khi điều khiển phương tiện, đều bị lực lượng Cảnh sát Giao thông tiến hành lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chủ xe giao xe cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông…”, Đại úy Kiên cho hay.
Cần nhiều giải pháp
Trước tình hình tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, trong đó không ít nạn nhân là trẻ em, học sinh, từ nhiều năm nay, các cơ quan chức năng đã phối hợp với nhiều trường học, cơ sở giáo dục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, văn hóa giao thông cho học sinh bằng các mô hình như: "Cổng trường an toàn giao thông", "Hỗ trợ học sinh tham gia an toàn giao thông"…
Song song đó, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tổ chức điều tra cơ bản tại các cổng trường học, việc chấp hành của học sinh, sinh viên đặc biệt là việc giao xe của phụ huynh cho học sinh, sinh viên chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện; bố trí lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát tại khu vực các trường học để xử lý nghiêm học sinh, sinh viên sử dụng xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn Thành phố đã xử lý 1615 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến học sinh, tạm giữ 747 phương tiện các loại. Riêng vi phạm liên quan đến mũ bảo hiểm xử phạt hơn 1.000 trường hợp.
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Vấn đề học sinh đi xe máy tiếp tục nhận được nhiều ý kiến quan tâm. Trong đó, đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn tỉnh Nghệ An) cho rằng, so với 20 năm trước, hiện nay sự phát triển về thể chất và nhận thức của trẻ em đã tốt hơn rất nhiều. Thực tế học sinh trung học phổ thông đa số đều đã sử dụng xe gắn máy để đi học. Trong khi đó, các em lớp 10 hiện nay mới đang ở tuổi 15, chưa đủ 16 tuổi. Đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị, cùng với việc bổ sung tại Điều 7 về giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tôi cho rằng việc hạ độ tuổi của người điều khiển xe gắn máy có tính khả thi và phù hợp với nguyện vọng của cử tri hiện nay.
Trong khi chờ các cơ quan chức năng, đưa ra những quy định chặt chẽ hơn nữa phù hợp với tình hình thực tế, thiết nghĩ giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm pháp luật giao thông là kết hợp giữa giáo dục, quản lý, xử lý giữa nhà trường, gia đình và lực lượng chức năng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở con em mình chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, uốn nắn, ngăn chặn ngay từ ban đầu các hành vi vi phạm. Gia đình đừng buông lỏng quản lý, hoặc phó mặc cho nhà trường, cho cơ quan chức năng bởi trước hết, sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh sẽ đảm bảo được sức khỏe và tính mạng của chính con em mình và cả những người cùng tham gia giao thông.
Minh Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03