“Hỗ trợ” đúng cách
Những ngày này, tại Hà Nội có khoảng hơn 10 điểm bán vải Bắc Giang rải rác tại phố Trần Quốc Toản, phố Trần Quang Diệu, cổng công viên Thống Nhất, công viên Hòa Bình, công viên Nghĩa Đô... Đây là hoạt động của một nhóm những người Bắc Giang hiện đang sinh sống tại Hà Nội đứng ra tổ chức để ủng hộ người dân trong vùng sản xuất vải thiều giữa tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Được biết, bày bán tại đây đều là vải sạch được chứng nhận tại vườn. Sau khi thu hái, Trung tâm kiểm dịch tại Lục Ngạn đã phun khử khuẩn ngay trên xe. Từ Bắc Giang ra tới Hà Nội, xe vận chuyển vải còn trải qua 3 - 4 trạm kiểm dịch Covid-19 để phun khử khuẩn cho phương tiện cũng như test nhanh Covid-19 đối với lái xe, người vận chuyển, làm sao đảm bảo an toàn cao nhất cho cả người mua và người bán vải.
![]() |
Các điểm tiêu thụ vải ở Hà Nội đã góp phần chia sẻ những khó khăn với người nông dân vùng bị dịch. |
Theo nhiều nhóm thiện nguyện, mức giá 20.000 đồng/kg vải thiều đạt tiêu chuẩn, là rất hợp lý để mọi người cùng thưởng thức đặc sản đầu mùa, đây cũng chính là hành động giúp thúc đẩy tiêu thụ nông sản nói chung trong mùa dịch chứ không phải chiến dịch “hỗ trợ”…
Khoảng chục năm trở lại đây, cụm từ “giải cứu nông sản” xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Từ củ hành, quả dưa hấu, quả xoài, quả dứa cho tới củ cải, khoai lang,... cứ gặp khó khăn trong tiêu thụ là lại kêu gọi giải cứu. Đặc biệt, từ đầu năm 2021 đến nay, đợt dịch Covid-19 thứ 4 khiến chuỗi cung ứng chịu nhiều ảnh hưởng. Chính vì vậy, từ tấm lòng “tương thân, tương ái”, hoạt động giải cứu xuất hiện dày đặc. Nông sản đổ đống trên vỉa hè chờ bán giải cứu, người dân chen chân mua. Trên “chợ mạng”, mọi người cũng đua nhau bán nông sản giải cứu. Thực tế ở một thời điểm nào đó, việc này góp phần giảm bớt áp lực trong tiêu thụ nhưng những cách làm thiện nguyện không đúng cách sẽ nảy sinh những bất cập, hình ảnh nông sản sẽ không còn đẹp đẽ, giá trị thương hiệu nông sản cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí, đôi khi có nhiều người lợi dụng cái gọi là giải cứu để ép giá nông sản xuống thấp.
Từ thực tế này, lần đầu tiên có một địa phương lên tiếng về việc họ không muốn dùng hai từ “giải cứu”, đó là Bắc Giang. Như công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang có nêu, việc dùng từ “giải cứu” dẫn đến hiệu ứng ngược, giá cả nông sản lại bị giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người nông dân. Thực vậy, về phía người nông dân, khi không muốn nhận hai từ “giải cứu”, không phải là họ không muốn nhận hỗ trợ, mà quan trọng hơn họ đang cố gắng giữ gìn những giá trị thương hiệu nông sản mà đã phải mất rất lâu mới gây dựng được.
Được biết, từ 20/6 trở đi, trong vòng 1 tháng, vài thiều Bắc Giang sẽ bắt đầu vào chính vụ, với khoảng hơn 140.000 tấn vải. Hiện, địa phương đã sẵn sàng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều ứng với các cấp độ diễn biến khác nhau của dịch Covid-19. Theo đó, trong kịnh bản 1, dịch bệnh được kiểm soát, vải được tiêu thụ tương đối thuận lợi. Khi đó, mục tiêu sản lượng vải được tiêu thụ 50% trong nước, khoảng 90.000 tấn; 50% xuất khẩu, khoảng 90.000 tấn. Kịch bản 2, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát. Theo kịch bản này, mục tiêu tiêu thụ 70% sản lượng vải trong nước, khoảng 130.000 tấn; 30% xuất khẩu khoảng 50.000 tấn.
Xấu nhất là kịch bản 3, dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu nhỏ giọt, sản lượng vải chủ yếu tiêu thụ nội địa. Lúc này, Bắc Giang sẽ tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Ước tính với kịch bản này, sản lượng vải thiều chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chiếm 90%, khoảng 160.000 tấn; xuất khẩu 10%, khoảng 20.000 tấn…
Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn phức tạp, xét ở phương diện tích cực, những lời kêu gọi và các hoạt động hỗ trợ thiết thực không chỉ tạo hiệu ứng tích cực, khích lệ, động viên nông dân vượt qua khó khăn, mà còn giúp lan tỏa tình yêu thương, chia sẻ, đùm bọc trong cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để người dân được thưởng thức những món đặc sản có giá trị cao./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Tiêu dùng 18/04/2025 21:27

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Tiêu dùng 20/03/2025 11:21

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
Tiêu dùng 14/03/2025 22:18