-->

Hiệu quả trong phân cấp thu - chi ngân sách

Tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP khóa XV, 92/92 đại biểu đã thông qua kết quả giám sát về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia khoản thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020.
Khi mức chênh lệch thu - chi ngân sách gần tiệm cận nhau
Bức tranh thu - chi ngân sách Nhà nước: Thu đã khó, chi phải chuẩn

Báo cáo tại kỳ họp, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách Hồ Vân Nga cho biết, qua giám sát cho thấy, các cấp, ngành Thành phố đã nghiêm túc thực hiện các quy định liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội (KT-XH), tạo chuyển biến rõ nét trong công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách, quản lý KT-XH.

0311 gt
Nhờ phân cấp mạnh việc thu- chi ngân sách mà hạ tầng giao thông nông thôn của Thành phố được đầu tư phát triển (ảnh HNM)

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể đến 3 cấp ngân sách địa phương (cấp Thành phố - cấp huyện - cấp xã) đã cơ bản đảm bảo nguồn lực cho các cấp chính quyền địa phương chủ động thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp, tạo điều kiện nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đơn vị cơ sở, đồng thời, đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất và xuyên suốt từ ngân sách cấp Thành phố đến cấp huyện và cấp xã.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn toàn Thành phố giai đoạn 2017-2019 đều vượt dự toán Trung ương giao (năm 2017: Đạt 103,8%, năm 2018: Đạt 103,4%, năm 2019: Đạt 102,5%). Đối với thu ngân sách cấp huyện, có nhiều đơn vị hoàn thành vượt dự toán giao. Năm 2017, có 29/30 quận, huyện, thị xã đơn vị có số thu trên địa bàn vượt dự toán được giao; năm 2018, có 23/30 quận, huyện, thị xã; năm 2019, có 17/30 quận, huyện, thị xã.

Chi ngân sách địa phương được quản lý chặt chẽ trên quan điểm thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên từ khâu phân bổ đến tổ chức thực hiện dự toán ngân sách. Trong giai đoạn 2016-2020 đã thực hiện tiết giảm chi thường xuyên 13.031 tỷ đồng để tạo nguồn bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển và thực hiện dự toán chi trả nợ các khoản đã huy động cho đầu tư phát triển đến kỳ hạn trả nợ của ngân sách Thành phố, góp phần thực hiện mục tiêu cơ cấu lại các khoản chi ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 18/11/2016, của Bộ Chính trị.

Việc thực hiện tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu theo Nghị quyết HĐND Thành phố đã giúp các địa phương quản lý, khai thác nguồn thu hiệu quả. Việc phân chia cho ngân sách quận, huyện, thị xã tối đa các nguồn thu giao quận, huyện, thị xã quản lý thu đã góp phần nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong việc nuôi dưỡng nguồn thu, quản lý, khai thác các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và phấn đấu tăng thu trên địa bàn. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giai đoạn 2017-2020 đã nâng số quận tự đảm bảo cân đối ngân sách lên 10 đơn vị (giai đoạn trước số đơn vị tự đảm bảo cân đối là 07 quận); đồng thời, đã tạo nguồn lực cho các quận, huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH của địa phương, đảm bảo nguồn lực cho các huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Định mức phân bổ ngân sách đã cụ thể hóa định mức phân bổ ngân sách của Trung ương, phù hợp với điều kiện của Thành phố, đã trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được của những định mức phân bổ ngân sách đã có trước đây của Thành phố và cập nhật, bổ sung thêm các yếu tố tác động đến chi ngân sách của các đơn vị (tăng giá tiêu dùng, tăng lương, điều chỉnh, bổ sung các chế độ, chính sách mới của Trung ương và Thành phố ban hành trong thời gian thực hiện định mức). Định mức phân bổ ngân sách là căn cứ để lập và giao dự toán chi thường xuyên hàng năm đối với các đơn vị dự toán thuộc các cấp ngân sách địa phương đã cơ bản đảm bảo mức chi cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các cấp chính quyền Thành phố, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020.

Cũng qua giám sát, Thường trực HĐND TP đã chỉ ra những tồn tại hạn chế và có những kiến nghị, đề xuất và định hướng xây dựng phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách mới.

Cụ thể, đối với Trung ương, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương rà soát, trình Quốc hội cho phép Hà Nội áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù cả trong phân cấp quản lý KT-XH, phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Hà Nội, định mức phân bổ ngân sách cho Hà Nội cần tính đến yếu tố đặc thù, phù hợp với thực tiễn địa phương trong điều kiện Hà Nội là Thủ đô và triển khai các nhiệm vụ quan trọng liên quan đến thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, tập trung nguồn lực cho 5 huyện phát triển lên quận theo Đề án đã được Thành phố phê duyệt.

Đối với Trung ương, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương rà soát, trình Quốc hội cho phép Hà Nội áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù cả trong phân cấp quản lý KT-XH, phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Hà Nội, định mức phân bổ ngân sách cho Hà Nội cần tính đến yếu tố đặc thù, phù hợp với thực tiễn địa phương trong điều kiện Hà Nội là Thủ đô và triển khai các nhiệm vụ quan trọng liên quan đến thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, tập trung nguồn lực cho 5 huyện phát triển lên quận theo Đề án đã được Thành phố phê duyệt. Đối với UBND Thành phố, đề nghị chỉ đạo rà soát, đánh giá tổng thể, toàn diện các quy định phân cấp quản lý KT-XH trên địa bàn, xem xét kịp thời sửa đổi các quy định phân cấp quản lý hiện hành chưa phù hợp và xây dựng phương án phân cấp quản lý làm cơ sở xác định phương án phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi trong kỳ ổn định ngân sách mới đảm bảo hiệu quả hơn, khắc phục được những bất cập, hạn chế hiện nay.

Đối với UBND Thành phố, đề nghị chỉ đạo rà soát, đánh giá tổng thể, toàn diện các quy định phân cấp quản lý KT-XH trên địa bàn, xem xét kịp thời sửa đổi các quy định phân cấp quản lý hiện hành chưa phù hợp và xây dựng phương án phân cấp quản lý làm cơ sở xác định phương án phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi trong kỳ ổn định ngân sách mới đảm bảo hiệu quả hơn, khắc phục được những bất cập, hạn chế hiện nay.

Đồng thời, trên cơ sở phân cấp quản lý KT-XH, chỉ đạo xây dựng đề án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, xác định tỷ lệ phân chia nguồn thu và định mức phân bổ ngân sách thời kỳ ổn định mới đảm bảo các yêu cầu sau: Phân cấp quản lý ngân sách phù hợp phân cấp quản lý KT-XH và mô hình quản lý của chính quyền đô thị. Gắn phân cấp quản lý ngân sách với giao quyền, giao trách nhiệm và tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật ngân sách.

Xây dựng phương án phân chia nguồn thu và định mức phân bổ ngân sách phải có căn cứ khoa học, tiêu chí phù hợp và cụ thể, dễ tính toán, dễ kiểm tra giám sát, phù hợp khả năng nguồn thu của Thành phố. Đảm bảo "việc ở đâu, tiền ở đó, việc đến mức nào thì tiền đến mức đó". Phân loại các quận huyện với đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội, yêu cầu phát triển khác nhau để có phương án phân cấp ngân sách và xác định định mức phân bổ chi ngân sách phù hợp; có cơ chế đặc thù đối với các huyện được xác định cần hoàn thành đề án phát triển thành quận; đồng thời, có nguyên tắc xử lý đối với những trường hợp đặc biệt. Tăng cường phân cấp cho cơ sở, đồng thời, với chỉ đạo các ngành Thành phố quan tâm hướng dẫn, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị chậm thực hiện, thực hiện chưa nghiêm túc để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà nước.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động