--> -->

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP: Những điều doanh nghiệp cần biết

Sáng nay (5/11) tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Những điều doanh nghiệp cần biết”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.
Hiệp định EVFTA: Những “trái ngọt” thúc đẩy phát triển kinh tế Cần chiến lược tiếp cận phù hợp để nông sản Việt tiến vào thị trường Anh Lô vải thiều Việt Nam đầu tiên thâm nhập thị trường châu Âu qua Hiệp định EVFTA

Tại Hội thảo, VCCI cũng công bố Cẩm nang doanh nghiệp “Tóm lược Hiệp định EVFTA” - ấn phẩm đầu tiên tại Việt Nam hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về các cam kết quan trọng của RCEP cho doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng cho biết: “Một năm trở lại đây, chúng ta có hy vọng vào FTA mới, FTA có quy mô lớn nhất toàn cầu với các đối tác thương mại đầu tư hàng đầu thế giới. RCEP mở ra cho nền kinh tế Việt Nam, cho các doanh nghiệp của chúng ta những cơ hội đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khó khăn này".

Ông Hoàng Quang Phòng cũng cho biết, VCCI đã xây dựng cẩm nang doanh nghiệp “Tóm lược Hiệp định RCEP”, để các doanh nghiệp Việt nhận thức và hiểu được các nội dung trong cam kết của Hiệp định. Cẩm nang này được các chuyên gia biên soạn không chỉ những kiến thức chuyên môn sâu về RCEP, các thông tin thực tiễn, phong phú từ quá trình tư vấn doanh nghiệp về FTA và cả những kinh nghiệm mà VCCI tích lũy từ việc thực hiện các cẩm nang tóm lược về CPTPP, EVFTA, những cuốn từ điển về FTA thế hệ mới cho doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP: Những điều doanh nghiệp cần biết
Toàn cảnh Hội thảo

RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, bởi đây là một FTA thế hệ mới có quy mô lớn nhất thế giới với 15 thành viên (gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand), chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu. Hơn nữa, RCEP bao gồm gần như toàn bộ các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam: thương mại giữa Việt Nam với các đối tác RCEP chiếm hơn một nửa (55%) tổng thương mại của Việt Nam năm 2020 (trong đó xuất khẩu chiếm 41%, nhập khẩu chiếm 71%); đầu tư trực tiếp từ các nước RCEP vào Việt Nam lũy kế đến tháng 10/2021 cũng chiếm tới 62% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

Ngoài ra, được ký kết vào tháng 11/2020 và dự kiến có hiệu lực đầu năm 2022 trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những tác động chưa từng có tiền lệ của đại dịch Covid-19, RCEP mang nhiều kỳ vọng trở thành một xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Giám đốc quốc gia Chương trình Aus4Reform Trần Thị Hồng Minh cho biết: "RCEP nhận được sự quan tâm từ các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp và các học giả Việt Nam. Hiệp định RCEP không phải là một nội dung mới, việc ký kết Hiệp định RCEP là kết quả mà chúng ta có được sau hơn 7 năm kể từ phiên đàm phán đầu tiên. Ý tưởng từ RCEP được hình thành trong bối cảnh nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009”.

Bà Trần Thị Hồng Minh khẳng định, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương không chỉ nghiên cứu về RCEP mà còn là một thực thể trong tiến trình hội nhập ASEAN+6, cũng là thành viên sáng lập của Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á. Cùng với đó, Viện cũng là cơ quan đầu tiên thực hiện báo cáo đánh giá tác động của RCEP đến với Việt Nam vào năm 2015.

Được xây dựng trên nền tảng các FTA riêng lẻ đã có giữa ASEAN với từng đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Với việc thiết lập nên các tiêu chuẩn và cơ chế thống nhất cho toàn bộ khu vực, RCEP sẽ mở thêm nhiều cơ hội kết nối thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nền kinh tế thành viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia sâu hơn, rộng hơn vào các chuỗi giá trị trong khu vực này.

Tuy nhiên, để có thể tận dụng được các cơ hội kỳ vọng từ RCEP, các chuyên gia cho rằng, trước hết doanh nghiệp cần hiểu về Hiệp định, tiến trình, các cam kết cụ thể cũng như các tác động dự kiến của các cam kết này. Thực tế thực hiện 14 FTA đã có hiệu lực của Việt Nam cho thấy một trong những lý do mà nhiều cơ hội FTA đã bị bỏ lỡ là do các doanh nghiệp chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ về các cam kết FTA.

Theo một khảo sát của VCCI năm 2020, tỷ lệ hiểu biết ở mức tương đối về các cam kết FTA của các doanh nghiệp Việt Nam trung bình chỉ đạt 23%. Các cam kết FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như RCEP thường không dễ tìm hiểu do số lượng các cam kết đồ sộ, nội dung phức tạp.

Trong thời gian tới, VCCI sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động thông tin về cam kết RCEP và hướng dẫn tận dụng Hiệp định này cho các ngành, lĩnh vực cụ thể với mức độ sâu hơn, chi tiết hơn, và đầy đủ hơn để từng ngành, từng doanh nghiệp đều được chuẩn bị hành trang kỹ càng cho việc hiện thực hóa các cơ hội của FTA đầy tiềm năng này.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

Trận chung kết Euro nữ 2025 đã khép lại với chiến thắng nghẹt thở thuộc về đội tuyển nữ Anh. Các nhà đương kim vô địch vượt qua đội tuyển nữ Tây Ban Nha 3-1 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu, qua đó bảo vệ thành công danh hiệu vô địch châu Âu.
"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp

"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp

Tối 28/7, Dịu dàng màu nắng chính thức khép lại hành trình 40 tập bằng những nút thắt cảm xúc, những quyết định quan trọng và một loạt cú ngoặt bất ngờ, khiến khán giả không khỏi xúc động lẫn tò mò.
Tỷ giá USD hôm nay (28/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (28/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tại thị trường “chợ đen”, đồng USD giảm 1 VND ở cả 2 chiều mua và bán, hiện giao dịch quanh mốc 26.380 - 26.460 VND/USD.
Giá vàng hôm nay (28/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (28/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (28/7): Giá vàng miếng trong nước giao dịch ổn định ở mức 121,1 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng thế giới giảm nhẹ, niêm yết quanh ngưỡng 3.336,30 USD/ounce.
Giá xăng dầu hôm nay (28/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (28/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh

Hôm nay (28/7), Giá xăng dầu thế giới lao dốc, chạm đáy ba tuần do lo ngại kinh tế. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Không Messi, Inter Miami bất lực trước Cincinnati trên sân nhà

Không Messi, Inter Miami bất lực trước Cincinnati trên sân nhà

Trong trận đấu thuộc khuôn khổ Giải Nhà nghề Mỹ (MLS), Inter Miami đã không thể giành trọn 3 điểm trước đối thủ khó chịu FC Cincinnati, khi thiếu vắng nhạc trưởng Lionel Messi. Dù được thi đấu trên sân nhà và kiểm soát bóng vượt trội, Inter Miami đành chấp nhận kết quả hòa 0-0 trước sự tổ chức kỷ luật của đội khách.
Lội ngược dòng ngoạn mục, cầu mây nữ Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng lịch sử

Lội ngược dòng ngoạn mục, cầu mây nữ Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng lịch sử

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã tạo nên kỳ tích khi đánh bại chủ nhà Thái Lan với tỷ số 2-1 trong trận chung kết nội dung 4 người tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (King’s Cup). Chiến thắng không chỉ giúp các cô gái áo đỏ đòi lại “món nợ” thua ở chung kết nội dung đồng đội một ngày trước, mà còn khẳng định vị thế hàng đầu thế giới của Việt Nam ở nội dung thi đấu này.

Tin khác

Lũ lụt kinh hoàng tại Texas (Mỹ): Hơn 100 người thiệt mạng

Lũ lụt kinh hoàng tại Texas (Mỹ): Hơn 100 người thiệt mạng

Trận lũ lịch sử quét qua khu vực miền trung bang Texas (Mỹ) đã khiến ít nhất 104 người thiệt mạng, trong đó có 27 học sinh đang tham gia trại hè dọc theo sông Guadalupe - một trong những thảm họa thiên tai nghiêm trọng nhất từng xảy ra tại bang này trong gần hai thập kỷ qua.
Texas (Mỹ): Số thiệt mạng trong lũ tăng lên ít nhất 69 người, trong đó có 21 trẻ em

Texas (Mỹ): Số thiệt mạng trong lũ tăng lên ít nhất 69 người, trong đó có 21 trẻ em

Đến sáng 7/7 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong trận lũ nghiêm trọng tại bang Texas đã tăng lên ít nhất 69 người, trong đó có 21 trẻ em, theo thông báo của giới chức địa phương. Đây được xem là một trong những thảm họa thiên tai tồi tệ nhất tại bang này trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Máy bay của Air India rơi trúng ký túc xá trường y ở Ahmedabad: Ít nhất 133 người thiệt mạng

Máy bay của Air India rơi trúng ký túc xá trường y ở Ahmedabad: Ít nhất 133 người thiệt mạng

Một chiếc máy bay Boeing 787-8 Dreamliner của hãng hàng không Air India đã gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay Ahmedabad, rơi trúng ký túc xá của Trường Cao đẳng Y khoa B. J., khiến ít nhất 133 người thiệt mạng, bao gồm 20 sinh viên y khoa.
Hàn Quốc có tân Tổng thống

Hàn Quốc có tân Tổng thống

Ứng viên đảng Dân chủ Lee Jae-myung đắc cử Tổng thống Hàn Quốc với 49,42% phiếu bầu, lập tức nhậm chức mà không cần giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn thi hành thuế đối ứng trong 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ "không trả đũa", thuế. Đồng thời, giảm thuế đối ứng xuống mức 10%. Riêng Trung Quốc bị tăng thuế tổng cộng lên 125%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế.
Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ngày 22/2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23/2, theo đó Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel ngày 23/2 tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine cho đến khi nhóm chiến binh Hamas đáp ứng các điều kiện. Động thái này một lần nữa cho thấy sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Ngày 16/2, Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã xây dựng tại quốc gia này trong vòng 2 năm.
Xem thêm
Phiên bản di động