-->

Hà Nội: Phấn đấu thu nhập của nông dân đạt 80 triệu đồng/người/năm

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, trong nhiệm kỳ này, Hà Nội phấn đấu 100% các huyện, các xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70%. Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm.
Hà Nội: Lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo thực hiện 6 nội dung trọng tâm Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai 10 chương trình công tác toàn khóa

Xây dựng Nông thôn mới gắn với đô thị hóa

Tiếp tục chương trình Hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền 10 Chương trình công tác của Thành ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 22/4, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã quán triệt tới các đại biểu Chương trình số 10-CTr/TU "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025" và Chương trình số 04-CTr/TU "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến quán triệt nội dung các Chương trình công tác của Thành ủy
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến quán triệt nội dung các Chương trình công tác của Thành ủy

Về Chương trình số 04-CTr/TU, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, mục tiêu bao trùm là xây dựng Nông thôn mới cần thực hiện thực chất hơn, thiết thực hơn, hiệu quả và bền vững hơn gắn liền với quá trình đô thị hóa, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc; Nông thôn mới phồn vinh, văn minh và hiện đại; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, phù hợp theo tiêu chí đô thị; Kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ và bền vững, trình độ sản xuất tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao…

Đề cập đến các chỉ tiêu cụ thể, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho biết, trong nhiệm kỳ này, Hà Nội phấn đấu 100% các huyện, các xã đạt chuẩn Nông thôn mới; trong đó 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 40% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm từ 2,5-3,0%. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70%. Trên 2.000 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng. Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch... Ngoài ra, thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi sâu phân tích 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong xây dựng Nông thôn mới; 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, cùng với 5 nhiệm vụ, giải pháp trong nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Hà Nội: Phấn đấu thu nhập của nông dân đạt 80 triệu đồng/người/năm
Hình ảnh tại điểm cầu huyện Thanh Oai tham gia hội nghị trực tuyến

Trong đó, Thành phố sẽ tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng phát triển đô thị; tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, với tổng nguồn vốn dự kiến đầu tư khoảng 92.680 tỷ đồng.

Đặc biệt, Thành phố sẽ đột phá cải thiện về môi trường kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến sâu…

Chủ động phát hiện và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng

Quán triệt nội dung Chương trình số 10-CTr/TU, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Chương trình được xây dựng và kế thừa những kết quả của Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy khóa XVI về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020".

Theo đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, trong nhiệm kỳ vừa qua, Chương trình số 07-CTr/TU đã được Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản và đạt được kết quả quan trọng, toàn diện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã trực tiếp chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật được chú trọng bằng nhiều hình thức.

Hà Nội: Phấn đấu thu nhập của nông dân đạt 80 triệu đồng/người/năm
Hình ảnh tại điểm cầu quận Đống Đa tham gia hội nghị trực tuyến

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các tố cáo liên quan đến tham nhũng, tiêu cực đã được thành phố tập trung chỉ đạo, giải quyết, đạt được kết quả tích cực. Thành phố cũng đã kiên trì thực hiện mục tiêu "kiềm chế, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí", góp phần quan trọng giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội…

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong triển khai thực hiện. Từ đó, nêu rõ những mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 được nêu tại Chương trình số 10-CTr/TU.

Theo đó, mục tiêu của Chương trình là phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò, xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thực hiện tốt quan điểm "không thể", "không dám", "không muốn" và "không cần" tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội…

Hà Nội: Phấn đấu thu nhập của nông dân đạt 80 triệu đồng/người/năm
Hình ảnh tại điểm cầu phường Thanh Xuân Bắc tham gia hội nghị trực tuyến

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài; Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, không ngừng, không nghỉ ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài và phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa ở tất cả các lĩnh vực; Chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng quán triệt rõ 3 nhóm chỉ tiêu (về phòng ngừa, về phát hiện, xử lý và về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí) cùng với 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gồm: Vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu; Công tác tuyên truyền, giáo dục; Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ các quy định theo thẩm quyền thành phố; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; Phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc, vụ án tham nhũng; Đẩy mạnh cải cách hành chính; Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan phòng chống tham nhũng; Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Xem thêm
Phiên bản di động