Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 3 trung tâm thương mại, 10 siêu thị, 100 cửa hàng tiện lợi
Hà Nội: Đề xuất hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện Xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa |
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 156/KH-UBND về khắc phục tồn tại, hạn chế về đầu tư phát triển hạ tầng thương mại được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2021.
Theo đó, Thành phố sẽ đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư các loại hình thương mại gồm: Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm phù hợp với quy hoạch. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư các loại hình thương mại gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... |
Toàn thành phố phấn đấu phát triển 3 trung tâm thương mại, 10 siêu thị, 100 cửa hàng tiện lợi, góp phần đưa ngành thương mại trở thành ngành có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội. Để hoàn thành mục tiêu này, Thành phố sẽ đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, quản lý, kinh doanh khai thác các chợ trên địa bàn, giải tỏa và sắp xếp chợ cóc, chợ tạm.
Thành phố cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ để tạo đột phá trong phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng, tương xứng với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của vùng và cả nước; đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng một số trung tâm thương mại tại các quận Tây Hồ, Hoàng Mai… theo quy định pháp luật hiện hành.
Thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo và có các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố nói chung, trong đó có hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Kết quả, năm 2021, trên địa bàn Thành phố đã thực hiện đầu tư đưa vào kinh doanh, khai thác 2 chợ, 2 trung tâm thương mại, 2 siêu thị, 100 cửa hàng tiện lợi.
Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện không hoàn thành mục tiêu đề ra. Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan đến cơ chế, chính sách, quy hoạch, đất đai, nguồn vốn đầu tư, cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư và do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên công tác kêu gọi xã hội hóa đầu tư còn hạn chế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không

Xăng hạ giá, dầu lại "bật tăng" từ 15h ngày 24/7

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Ngăn chặn tình trạng người dân phải thông qua trung gian khi thực hiện thủ tục hành chính

Hà Nội: Nhiều địa phương khám sức khỏe miễn phí, thăm hỏi, tặng quà cho người có công
Tin khác

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”
Chỉ đạo - Điều hành 23/07/2025 08:00

Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 22/07/2025 21:16

Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân
Chỉ đạo - Điều hành 22/07/2025 06:23

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc
Chỉ đạo - Điều hành 21/07/2025 11:42

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử
Chỉ đạo - Điều hành 21/07/2025 09:51

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3
Chỉ đạo - Điều hành 20/07/2025 21:11

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh
Chỉ đạo - Điều hành 20/07/2025 16:23

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai
Chỉ đạo - Điều hành 19/07/2025 22:08

Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh
Chỉ đạo - Điều hành 17/07/2025 16:11

Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7
Chỉ đạo - Điều hành 16/07/2025 23:07