--> -->

Hà Nội ngày đầu thực hiện Công điện 15: Đường phố khá vắng vẻ, nhu cầu mua sắm ổn định

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra là điều kiện để bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Sự đồng tình ủng hộ của người dân trong chấp hành các quy định về phòng, chống dịch sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp để Hà Nội cùng cả nước từng bước sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Hà Nội dừng tất cả các dịch vụ không thiết yếu từ 0h ngày 19/7, người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết Đảm bảo giao thương tự do trong an toàn phòng dịch

Thực phẩm đầy ắp các siêu thị, người dân bình tĩnh mua sắm

Bắt đầu từ ngày 19/7, Hà Nội thực hiện các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch Covid-19 theo Công điện số 15/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; đồng thời dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu... Trước những quy định mới, nhiều người đã bày tỏ sự lo lắng về nguồn cung hàng hóa và các mặt hàng thiết yếu tại các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ dân sinh.

Tuy nhiên theo thực tế ghi nhận của phóng viên tại các hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội trong sáng ngày 19/7 như BigC, Vinmart, Hapromart… cho thấy lượng hàng hóa rất dồi dào, lấp kín các gian hàng. Một số mặt hàng có mức tiêu thụ nhanh như thịt, cá, trứng, rau củ quả…. được bổ sung liên tục.

Đặc biệt tại siêu thị BigC Thăng Long, hiện tượng khách hàng đổ xô đến mua hàng tích trữ không xảy ra trong buổi sáng đầu tiên thực hiện Công điện số 15/CĐ-UBND. Lượng người dân kéo đến siêu thị giảm rõ rệt, chỉ tương đương ngày bình thường. Ai nấy đều tuân thủ việc giãn cách, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn…

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Các hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội trong sáng ngày 19/7 như BigC, Vinmart, HaproMart… lượng hàng hóa rất dồi dào, lấp kín các gian hàng.

Đại diện của hệ thống siêu thị BigC cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tại khu vực Hà Nội, nhằm đáp ứng đầy đủ hàng hóa, giúp người dân yên tâm chống dịch, hệ thống siêu thị BigC đã tăng cường nguồn cung hàng hóa, đa dạng các kênh bán hàng, kéo dài thời hoạt động từ 8h sáng đến 22h đêm (nếu sắp tới cần thiết sẽ kéo dài thêm để phục vụ khách hàng mua sắm) và tạo điều kiện mua sắm giãn cách. Đồng thời siêu thị cũng đẩy mạnh bán hàng online và qua kênh thương mại điện tử nhằm tạo thuận lợi cho việc mua sắm của người dân.

Về nguồn cung hàng hoá, hệ thống siêu thị BigC đã tiến hành làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung, nâng cao trữ lượng hàng hóa gồm nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn để sẵn sàng phục vụ khách hàng. Theo đó, thực phẩm tươi sống tăng gần 100%, thực phẩm khô tăng 30% so với ngày thường để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Giá cả các mặt hàng bình ổn, không tăng so với những ngày trước.

“Đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Công Thương và thành phố Hà Nội trong công tác bình ổn giá cả hàng hóa thiết yếu, cũng như thể hiện trách nhiệm với cộng đồng khi dịch Covid-19 khiến đời sống người dân gặp không ít khó khăn, tại Hà Nội, hệ thống BigC sẽ nỗ lực bình ổn giá, không tăng giá bán hàng hóa thiết yếu, giúp người dân yên tâm chống dịch”, đại diện hệ thống siêu thị BigC khẳng định.

Mua hàng tại siêu thị, chị Nguyễn Thanh Thủy (quận Cầu Giấy) bày tỏ: “Nhận thông tin về Công điện mới tôi cũng không quá lo lắng, thay vào đó sẽ bình tĩnh và sẽ chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thành phố. Không lo thiếu thực phẩm thiết yếu nên tôi sẽ thực hiện 2 ngày đi siêu thị một lần để đảm bảo hạn chế ra ngoài và được dùng thực phẩm tươi ngon. Có thể nhu cầu của các gia đình cao hơn nhưng thôi thấy giá cả các mặt hàng hôm nay không tăng so với những ngày trước”.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Hiện tượng khách hàng đổ xô đến mua hàng tích trữ không xảy ra trong ngày đầu tiên thực hiện Công điện số 15/CĐ-UBND.

Dù trong bất kì tình huống nào, Thành phố luôn ưu tiên thực hiện các giải pháp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng. Trước đó, ngày 18/7, Sở Công thương Hà Nội đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu, sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19.

Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa... phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Dù trong bất kỳ tình huống nào, Thành phố luôn ưu tiên thực hiện các giải pháp không để xảy ra thiếu hàng.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn (nguồn nhân lực, vận chuyển hàng hóa qua địa phận các tỉnh, một số mặt hàng thiết yếu đang phải cung cấp cho các tỉnh phía Nam...) song hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hàng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online... để hạn chế tập trung đông người tại hệ thống phân phối.

Trên cơ sở đó, Sở Công thương Hà Nội khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Người dân ủng hộ việc tăng cường thực hiện biện pháp phòng, chống dịch

Thực hiện nghiêm Công điện mới, ngày đầu tiên thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, đường phố Hà Nội trở nên vắng lặng hơn. Ghi nhận của phóng viên trên các tuyến đường, ở khung giờ cao điểm, mật độ người đi lại trên đường phố có đông đúc nhưng đã giảm so ngày thường do nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chủ động xây dựng phương án làm việc trực tuyến.

Sau giờ cao điểm, các tuyến phố thông thoáng và lưu lượng phương tiện di chuyển ít. Người dân ra đường nghiêm chỉnh chấp hành việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tốt nhất có thể. Đặc biệt, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), lực lượng công an và dân phòng luôn túc trực để nhắc nhở người dân không tập thể dục và đạp xe, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Sau giờ cao điểm, các tuyến phố thông thoáng và lưu lượng phương tiện di chuyển ít.

Ông Nguyễn Văn Hải (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Tôi đồng tình với quy định đóng cửa vườn hoa, công viên, không đạp xe quanh khu vực hồ vì điều này sẽ hạn chế người dân tụ tập, trò chuyện và để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch. Khi công viên dừng hoạt động, tôi vẫn duy trì việc tập luyện thể dục thể thao tại nhà để nâng cao sức khỏe. Tuy có phần hạn chế về không gian nhỏ hẹp, nhưng với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì ở nhà vẫn an toàn hơn ra ngoài”.

Bước vào giai đoạn chống dịch mới, các hộ kinh doanh dù gặp nhiều khó khăn song vẫn luôn tuân thủ đầy đủ các quy định phòng dịch đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp giãn cách mong chờ ngày được mở cửa trở lại. Đặc biệt trên các tuyến phố từng được coi là “kinh đô thời trang” của Thủ đô như: Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng), Cầu Giấy (quận Cầy Giấy); Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)… các cửa hàng đóng cửa tạm dừng kinh doanh. Chỉ còn một số quán ăn, đồ uống treo biển “chỉ bán mang về”.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Các cửa hàng kinh doanh không thiết yếu đã đóng cửa.

Chị Phạm Thu Trang (quận Cầu Giấy), chủ một cửa hàng cắt tóc, cho biết, mỗi khi Thành phố yêu cầu đóng cửa một số loại hình kinh doanh không thiết yếu, trong đó có dịch vụ cắt tóc, gội đầu, chị đều nghiêm chỉnh chấp hành cho dù thu nhập bị giảm đáng kể.

"Lần này dịch lây lan nhanh, số ca mắc tại Hà Nội chưa xác định được nguồn lây nên Thành phố quyết định dừng một số hoạt động là hoàn toàn chính xác. Mặc dù phải đóng cửa chưa biết đến bao giờ để phòng, chống dịch nhưng tôi vẫn nhất trí với cách làm này. Mỗi người hi sinh một chút thì xã hội sẽ bình yên", chị Phạm Thu Trang chia sẻ.

Có cùng suy nghĩ, anh Nguyễn Hữu Thuận, chủ quán cơm bình dân trên đường Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) cho rằng: "Trong bối cảnh hiện nay, việc Thành phố vẫn cho mở cửa bán hàng mang về là quá tốt rồi. Tuy thu nhập không được như trước, nhưng với những người sinh kế phụ thuộc phần lớn vào việc bán hàng theo ngày như chúng tôi thì đây là một biện pháp thiết thực".

Mặc dù Công điện số 15/CĐ-UBND của thành phố Hà Nội yêu cầu dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, nhưng đã quy định cụ thể từng loại hình, lĩnh vực, cách thức hoạt động bảo đảm an toàn nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, bảo đảm sinh kế cho dân. Đây cũng là điểm riêng thể hiện sự chủ động, linh hoạt của Thành phố trong vận dụng một số biện pháp theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh
Bước vào giai đoạn chống dịch mới, các hộ kinh doanh dù gặp nhiều khó khăn song vẫn luôn tuân thủ đầy đủ các quy định phòng dịch.

Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ chủ chốt toàn thành phố phải nắm bắt ngay yêu cầu mới, bám sát địa bàn phụ trách, triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả đến từng người dân. Đặc biệt, phải làm thật tốt công tác tuyên truyền để khơi dậy phong trào toàn dân, toàn diện phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền để người dân bình tĩnh, không chủ quan, lơ là chống dịch, nhưng cũng không hoang mang, lo sợ thái quá.

Bên cạnh đó, theo Công điện 15/CĐ-UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh cũng đề nghị nhân dân Thủ đô tiếp tục ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch của Thành phố; mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng để tiếp tục kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.

Có thể thấy, trước diễn biễn phức tạp của dịch bệnh, thì việc chấp hành quy định về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 là điều kiện để bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Trong đó, sự đồng tình ủng hộ của người dân trong chấp hành các quy định về phòng, chống dịch sẽ sớm khống chế đà lây lan của dịch bệnh, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp để Hà Nội cùng cả nước từng bước sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Phương Ngân - Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Bộ Nội vụ đã có thông tin phản hồi ý kiến của người lao động liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương của công chức, viên chức.
Công đoàn Trường THCS Hợp Thanh: Gắn kết, cống hiến và lan tỏa yêu thương

Công đoàn Trường THCS Hợp Thanh: Gắn kết, cống hiến và lan tỏa yêu thương

Với tinh thần đoàn kết, đổi mới và trách nhiệm, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã và đang phát huy vai trò là điểm tựa tin cậy cho đội ngũ nhà giáo, là lực lượng đồng hành bền bỉ trong sự nghiệp “trồng người”. Năm học 2024 - 2025 khép lại bằng những dấu ấn đáng tự hào - minh chứng cho một tập thể đầy nhiệt huyết, tận tụy và nhân văn.
“Cha tôi người ở lại” tập 38: An thẳng thắn từ chối Nguyên, không muốn mối quan hệ của họ bị hiểu lầm

“Cha tôi người ở lại” tập 38: An thẳng thắn từ chối Nguyên, không muốn mối quan hệ của họ bị hiểu lầm

Trong tập 38 “Cha tôi người ở lại”, An (Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền) đã mạnh mẽ từ chối mối quan hệ tình cảm với Nguyên (Trần Nghĩa), đề nghị anh giữ nguyên tình bạn trong sáng để không bị hiểu lầm. Cùng lúc, Huấn (Minh Tiệp) và bố (NSND Công Lý) có một cuộc trò chuyện đầy xúc động, giải tỏa những hiểu lầm trong suốt nhiều năm qua. Tập phim mang đến những khoảnh khắc cảm động và căng thẳng giữa các nhân vật.
Giá vàng thế giới "lao dốc" sau thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận về thuế quan

Giá vàng thế giới "lao dốc" sau thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận về thuế quan

Giá vàng thế giới hôm nay rơi thẳng đứng sau thông tin Mỹ - Trung đồng ý giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới.
Sáng tạo Hội thi "Môi trường xanh - Bàn tay sạch"

Sáng tạo Hội thi "Môi trường xanh - Bàn tay sạch"

Hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và LĐLĐ quận Long Biên phát động, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tổ chức thành công Hội thi “Môi trường xanh - Bàn tay sạch” đầy sáng tạo và ý nghĩa.
Tỷ giá USD hôm nay (13/5): Thế giới và thị trường tự do cùng tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (13/5): Thế giới và thị trường tự do cùng tăng mạnh

Hôm nay 13/5, tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.945 VND/USD, giảm 9 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,78 điểm, tăng 1,44%.
Giá xăng dầu hôm nay (13/5): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (13/5): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh

Hôm nay (13/5), giá dầu thế giới bật tăng mạnh, sau khi Mỹ và Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm bớt một số biện pháp thuế quan, làm dấy lên hy vọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,37 USD/thùng, tăng 2,28%, giá dầu WTI ở mốc 62,49 USD/thùng, tăng 2,39%.

Tin khác

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín có chiều dài khoảng 1,6km với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa công bố kết quả thực hiện công tác 4 tháng đầu năm 2025, ghi nhận những kết quả tích cực trong việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Ngày 9/5, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí đối với 30 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và tương đương thuộc các đơn vị.
Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Ngày 9/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam; trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025.
Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Ngày 9/5, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 cho 340 đảng viên lão thành.
Xem thêm
Phiên bản di động