-->

Hà Nội: Nâng tầm đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận trong tình hình mới

Thu hút đông đảo cán bộ Mặt trận cơ sở tham gia, Hội thi Trưởng ban công tác Mặt giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được kỳ vọng là cơ sở để Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đánh giá đúng tình hình, chất lượng công tác Mặt trận và đội ngũ cán bộ Mặt trận một cách khách quan. Qua đó, kịp thời đề ra giải pháp để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác Mặt trận trong tình hình mới.
Hà Nội: Phản biện xã hội đối với một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Sôi nổi Chung khảo Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn

Sôi nổi, cuốn hút từ cấp cơ sở

Sau 10 năm kể từ Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi được tổ chức lần đầu tiên năm 2013, nhằm tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo; nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ; động viên, khích lệ, tạo sân chơi giao lưu, học tập kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ Mặt trận, đặc biệt là đội ngũ Trưởng ban công tác Mặt trận, từ cuối năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã quyết định tổ chức Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi năm 2023.

Hà Nội: Nâng tầm đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận trong tình hình mới
Hội thi diễn ra sôi nổi tại các quận, huyện, thu hút đông đảo cán bộ Mặt trận tham gia.

Hội thi là dịp để tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, về MTTQ Việt Nam; việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2019 - 2024; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, nhất là Trưởng ban công tác Mặt trận cấp cơ sở; tạo điều kiện để cán bộ Mặt trận cơ sở giao lưu, học tập kinh nghiệm về những sáng kiến, mô hình hay, cách làm mới trong việc đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo đó, Hội thi đã được tổ chức ở 3 cấp: Cấp xã, cấp huyện, cấp Cụm thi đua của MTTQ Việt Nam Thành phố. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền các cấp nên ngay từ đầu tháng 3/2023, Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi cấp xã đã đồng loạt được tổ chức trên toàn Thành phố. Đến đầu tháng 4/2023, Hội thi đã hoàn thành tổ chức ở cả 579 xã, phường, thị trấn theo đúng tiến độ với tổng số 4.843 thí sinh/4.875 Ban công tác Mặt trận tham dự thi, trong đó có gần 100% thí sinh là Trưởng ban công tác Mặt trận. Tiếp nối thành công Hội thi cấp xã, Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi cấp huyện đã diễn ra sôi nổi tại 30 quận, huyện, thị xã trong tháng 4/2023 và kết thúc vào đầu tháng 5/2023 với 30 thí sinh đạt giải Nhất.

Hà Nội: Nâng tầm đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận trong tình hình mới
Vượt qua Hội thi cấp huyện, bà Nguyễn Thị Thoa - Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội (thứ hai từ trái qua) đã xuất sắc lọt vào vòng thi Chung khảo và giành giải Nhất Hội thi cấp Thành phố.

Chia sẻ về hoạt động tại hưởng ứng Hội thi tại cơ sở, bà Hồ Thị Thanh Hà - Chủ tịch Ủy ban MTTQ thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm cho biết: Trâu Quỳ có 11 Trưởng ban công tác Mặt trận, người cao tuổi nhất trên 70 tuổi, người trẻ tuổi nhất trên 60 tuổi. Mới đầu triển khai, mọi người còn e ngại, tuy nhiên sau nhiều lần tuyên truyền, vận động, 11 cán bộ đều tham gia Hội thi. Trong quá trình triển khai, các tổ chức thành viên rất tích cực tham gia ủng hộ tạo không khí phấn chấn.

Tại quận Tây Hồ, không chỉ dừng lại ở Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã thống nhất mở rộng nâng tầm thành Hội thi Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi. Sự sáng tạo của quận Tây Hồ xuất phát từ thực tế 95 trong tổng số 108 Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư là Bí thư Chi bộ theo Đề án 21 của Thành ủy về sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố. Do đó việc đổi mới nội dung, phương thức Hội thi sẽ tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức công tác Đảng, công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ "hai trong một".

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ cho biết: Khi Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chỉ đạo về Hội thi, chúng tôi thấy rằng, đồng chí Bí thư Chi bộ và đồng chí Trưởng ban công tác Mặt trận đều phải giỏi cả hai mặt. Thông qua Hội thi này, các cán bộ có thể thấy được trách nhiệm của mình trong việc công tác, đồng thời Hội thi cũng giúp các đơn vị cũng học tập lẫn nhau, để 108/108 tổ dân phố triển khai công tác ở tổ đạt được hiệu quả cao nhất.

Tham gia Hội thi, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận Khu dân cư số 2 phường Bưởi, quận Tây Hồ cho biết: Các đồng chí Bí thư đều tham gia cuộc thi một cách phấn chấn, hứng khởi với mong muốn học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng. Cũng theo ông Hùng, muốn làm tốt được nhiệm vụ được giao thì bản thân người Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận, ngoài tâm huyết, nhiệt tình, cần có tác phong gần dân, sát dân, vì dân.

Hà Nội: Nâng tầm đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận trong tình hình mới
Thông qua hình thức sân khấu hóa tại Hội thi, nhiều kinh nghiệm, cách làm hay của cán bộ Mặt trận được chia sẻ, lan tỏa.

Cơ hội để cán bộ Mặt trận nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ

Qua 6 tháng triển khai Hội thi, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền, sự nỗ lực của 4.843 đồng chí Trưởng ban công tác Mặt trận, sự vào cuộc của các Ban công tác Mặt trận, các hội, đoàn thể tại khu dân cư, Hội thi đã diễn ra sôi nổi tại 30 quận, huyện, thị xã; 579 xã, phường, thị trấn trên toàn Thành phố, đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra, tạo không khí phấn khởi với cả phần thi lẫn phần hội, nhận được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Đáng chú ý, với sự tham gia của đông đảo các thành viên trong công tác Mặt trận từ cơ sở đến Thành phố đã khắc họa sinh động và làm phong phú thêm thực tiễn hoạt động của Mặt trận như: Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp đất đai, hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, tụ tập đông người liên quan giải phóng mặt bằng, chống hàng giả, hàng nhái, tuyên truyền, vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...

Hà Nội: Nâng tầm đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận trong tình hình mới
Sự tâm huyết, tình cảm, trách nhiệm của người cán bộ Mặt trận được thể hiện sinh động thông qua Hội thi.

Chia sẻ về mục đích, ý nghĩa của Hội thi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết: Hội thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là cầu nối, là con đường ngắn nhất nhưng hiệu quả nhất trong việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, về MTTQ Việt Nam; cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; là dịp để đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp Thành phố gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, góp phần nâng cao nhận thức, đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của Mặt trận ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Bà Chu Thị Tuyết Lan - Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Phú An, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì cho biết: “Tôi học hỏi được rất nhiều từ những kinh nghiệm và những kỹ năng trong công tác và vai trò của Ban công tác Mặt trận, nhất là việc giám sát, đầu tư của cộng đồng ở cơ sở địa phương; tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở rộng làm đường, thúc đẩy cho tinh thần của nhân dân trong toàn xã cùng chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Hà Nội: Nâng tầm đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận trong tình hình mới
Ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả của cán bộ Mặt trận các cấp, Thành ủy Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho 10 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc lọt vào Chung khảo Hội thi Trưởng ban công tác Mặt giỏi thành phố Hà Nội năm 2023.

Đánh giá về Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi từ cấp cơ sở đến cấp Thành phố, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng: “Hội thi thực sự là ngày hội của nhân dân, nhân dân đã hỗ trợ cho các thí sinh trong quá trình tập luyện, cho đến ngày dự thi một cách hồ hởi, phấn khởi. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy rất mừng vì sự hưởng ứng sôi nổi, chủ động, tích cực của đội ngũ cán bộ Mặt trận đã vượt qua hết những e ngại về tuổi tác, đến với Hội thi một cách tự nguyện,vui vẻ, phấn khởi và rất nhiệt tình. Điều này được chứng minh qua những lời ca, tiếng hát mà các bác, các thí sinh đã mang tới hội thi. Đây thực sự là tâm huyết, tình cảm, trách nhiệm của người cán bộ Mặt trận.

Chúng tôi tin tưởng rằng những hiệu ứng tích cực, sự lan tỏa kinh nghiệm trong công tác Mặt trận sẽ giúp cán bộ Mặt trận Thủ đô ngày càng trưởng thành, vững vàng hơn. Đây cũng là dịp chúng tôi thấy cần thiết để giới thiệu, để tuyên dương và tôn vinh những tấm gương cán bộ Mặt trận cơ sở, thật sự là những người chăm dân, vì dân, của nhân dân và được nhân dân tin yêu”.

Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong hệ thống Mặt trận, góp phần bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Mặt trận, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay; gắn với đổi mới phương thức hoạt động, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống MTTQ các cấp tiến tới Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Hội thi Trưởng ban công tác Mặt trận giỏi được tổ chức với 3 phần thi:

- Phần 1: “Thi giới thiệu”: Khái quát về bản thân, kết quả nổi bật công tác Mặt trận tại địa bàn dân cư.

- Phần 2: “Thi nghiệp vụ công tác Mặt trận”: Trả lời bộ câu hỏi trắc nhiệm kiến thức tổng hợp về truyền thống MTTQ Việt Nam, Luật MTTQ Việt Nam, Điều lệ MTTQ Việt Nam và các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam.

- Phần 3: “Thi xử lý tình huống thực tiễn công tác Mặt trận cơ sở”.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động