Gỡ khó để phát triển nguồn điện theo hình thức IPP
Sớm gia hạn Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc | |
EVNHANOI xây dựng trang tin trên ứng dụng Zalo | |
Đẩy mạnh thực hiện các Dịch vụ công quốc gia |
Tại Hội thảo khoa học “Cơ chế, chính sách cho các nhà đầu tư IPP phát triển nguồn điện tại Việt Nam – Những vấn đề đối với nhà đầu tư”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực – cho biết: hai năm vừa qua đánh dấu sự bùng nổ của các dự án điện mặt trời, điện gió với đại đa số thuộc về các chủ đầu tư tư nhân với tổng công suất lên tới 5.700 MW (chiếm khoảng 10% công suất nguồn điện). Đây là một thông điệp rõ ràng về chủ trương đúng đắn của Nhà nước đi vào cuộc sống trong huy động mọi nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh điện.
Đặc biệt, với Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị đã và đang tháo những nút thắt trong phát triển năng lượng, giải quyết bài toán năng lượng phát triển bền vững cho Việt Nam. Trong đó, Nghị quyết khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại Hội thảo |
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 – 2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW, trong đó các nguồn điện do EVN đầu tư là 7.185 MW (chiếm 33,2%), các nguồn điện do các doanh nghiệp khác đầu tư là 14.465 MW (chiếm 66,8%) trong đó có các dự án đầu tư theo hình thức IPP. Tính đến tháng 8/2020, các dự án điện IPP đã được đầu tư và đưa vào vận hành có tổng công suất khoảng 16.400 MW/57.900 MW công suất đặt của toàn hệ thống, chiếm tỷ lệ khoảng 28,3%.
Tiềm năng là vậy, tuy nhiên, rất nhiều dự án với công suất lớn có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh hoặc đã được bổ sung vào Quy hoạch đang bị chậm tiến độ, một số dự án chưa thể xác định được thời gian vận hành, đã làm ảnh hưởng đến đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống. Sở dĩ việc phát triển các dự án điện theo hình thức IPP vẫn còn chậm tiến độ, chưa được thúc đẩy, theo các nhà đầu tư IPP, do vướng mắc về thu xếp tài chính.
Ông Ngô Quốc Hội – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện An Khánh – Bắc Giang – lý giải, theo quy định hiện hành tại Luật các Tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp bị giới hạn bởi các quy định cho vay đối với một dự án không quá 15% và đối với nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có của cá ngân hàng. Với quy định như vậy, nhu cầu vốn vay của Dự án nhà máy điện nói trên thì vay vốn từ ngân hàng trong nước rất khó khăn và không khả thi. Còn đối với nguồn vốn ngân hàng nước ngoài thì điều kiện tiên quyết phải có bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay, Chính phủ hạn chế bảo lãnh vay vốn đối với các dự án.
Bên cạnh đó, các chính sách hiện không đồng bộ và không công bằng. Bởi thực tế các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức IPP không có chính sách để được đảm bảo các khoản ngoại tệ, không được bao tiêu sản lượng điện phát ra hàng năm.“Chúng tôi đã làm việc với 20 tổ chức tín dụng quốc tế, họ đều đặt câu hỏi, nếu cho nhà máy vay, sau này Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không huy động thì lấy đâu nguồn để trả nợ cho ngân hàng. Nếu EVN mất khả năng thanh toán, thì hợp đồng mua bán điện phải giải quyết như thế nào”- ông Ngô Quốc Hội nói.
Để tháo gỡ khó khăn trong việc thu xếp vốn vay cho các dự án IPP, ông Ngô Quốc Hội đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương điều chỉnh giá điện cho EVN tăng cường năng lực cạnh tranh. Đồng thời, cho phép các dự án trong Quy hoạch điện VII hiện tại và Quy hoạch điện VIII được phép vay vốn tại ngân hàng trong nước vượt trần.
Tại hội thảo, các nhà đầu tư IPP cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ xem xét tính đặc thù của lưới cho huy động nguồn điện sạch để dành thêm nguồn vốn ưu đãi cho loại công trình lưới này, kéo dài thời gian yêu cầu hoàn vốn, tăng thêm phí truyền tải hợp lý.
Ngoài ra, do tác động của dịch Covid-19 tới toàn cầu và Việt Nam, việc huy động vốn đầu tư, đặt hàng, tiếp nhận, vận chuyển thiết bị của dự án điện, nhất là thiết bị điện gió nhập khẩu về Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề (kéo dài thời gian đơn hàng, thiếu chuyên gia giám sát lắp đặt, nghiệm thu…). Vì vậy, các nhà đầu tư IPP kiến nghị, Chính phủ xem xét điều kiện thực tế, cho phép kéo dài thời hạn áp dụng cơ chế FIT (nhất là đối với cơ chế FIT cho điện gió) thêm 1 đến 2 năm…
Trước kiến nghị của trên, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, sẽ tiếp thu các quan ngại, tâm tư, các đóng góp thiết thực của các nhà đầu tư, nhà quản lý và chuyên gia để có các giải pháp tốt nhất, nhanh nhất đáp ứng nhu cầu thực tế, tháo gỡ các khó khăn cho các dự án IPP trong phát triển hạ tầng nguồn điện Việt Nam...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22
Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Thị trường 21/01/2025 10:04
Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm
Thị trường 21/01/2025 10:02