-->

Đừng để tre thành quá khứ

(LĐTĐ) “Tre xanh/ Xanh tự bao giờ?/ Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh” (Nguyễn Duy, Tre Việt Nam). Từ bao đời nay, bên cạnh cây đa, giếng nước, sân đình, làng quê Việt Nam còn luôn được bao bọc bởi lũy tre xanh. Cây tre đối với người Việt Nam không chỉ đơn thuần là một người bạn, mà còn tượng trưng cho nét đẹp văn hóa làng quê thanh bình và sâu lắng.
Ngắm cuộc sống bình yên qua con đường bích họa tại xã Tự Lập Cổng làng, biểu tượng văn hóa làng quê

Những bụi tre làng đã gắn bó với người Việt qua hàng nghìn năm lịch sử với biết bao thăng trầm. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre đánh đuổi giặc Ân đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.

Đừng để tre thành quá khứ
Ảnh minh họa.

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành những “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Tre trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến - Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc… Tre tham gia vào trận chiến Chi Lăng, Xương Giang đời Lê, vào chiến công thần tốc mùa xuân năm Kỷ Dậu của người anh hùng áo vải Quang Trung,… Tre tầm vông dựng lên thành đồng Tổ quốc, góp phần lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để đất nước giành độc lập, tự do. “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín...”

Tre xuất hiện trên khắp đất Việt, dù là đồng bằng hay miền núi. Tre góp mặt trong những làn điệu dân ca và điệu múa sạp, đồng thời cũng là một trong những chất liệu quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: Đàn t’rưng, sáo, kèn,…Trong đời sống hàng ngày của người Việt, tre cũng có rất nhiều công dụng. Tre non làm thức ăn. Tre khô làm củi. Tre còn được dùng trong lao động sản xuất như làm mái lợp nhà, làm vật dụng quen thuộc như đũa tre, bàn ghế, giường chõng,… từ cái đòn gánh đến cái khung cửi, cái rổ, cái gáo múc nước,...Với những đưa trẻ con ở miền thôn quê, tre thành nôi êm ru giấc ngủ trưa hè, trở thành nguồn vui với những trò chơi thú vị, bổ ích như đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre. Không chỉ vậy, tre còn bắc cầu cho tình duyên đôi lứa: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng được chưa”.

Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm. Như nhà văn Thép Mới đã viết trong tác phẩm Cây tre Việt Nam: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người nông dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.

Tre trở thành biểu tượng cho người dân Việt Nam không chỉ bởi nó gắn liền với đời sống của người dân, mà còn vì sức sống mãnh liệt và những đặc tính của tre rất giống với bản tính bản sắc của con người Việt Nam: Bình dị, chất phác, ôn hòa, nhu thuận, bền bỉ, gan góc, kiên cường,… Vì thế, “tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” và con người Việt Nam “như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”. Liệu có loài cây nào có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Ban đầu, tre chỉ là một mầm măng nhỏ, yếu ớt rồi trưởng thành theo thời gian, trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai. Loài cây “thân gầy guộc, lá mong manh” ấy cũng không kén chọn đất đai, thời tiết. Trên dải đất hình chữ S thân thuộc, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Một đặc điểm của tre luôn được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng trong những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm đó là rễ tre. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất, để giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ. Lũy tre và cổng làng như một thành lũy kiên cố, cũng như con người Việt Nam vẫn luôn đứng vững trước muôn vàn hiểm nguy.

Và nhắc đến tre, không thể không nhắc đến chiếc cầu tre thân thương. Hình ảnh “Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi” từ lâu đã in sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, trở thành một nét văn hóa độc đáo rất “riêng” của miền quê sông nước. Chiếc cầu tre bình dị, mộc mạc không chỉ nối liền hai bờ kênh rạch, mà còn nối những niềm vui giữa những người dân chất phác thật thà lại với nhau. Dẫu ngày nay, chiếc cầu tre dần dần cũng đã được thay thế bởi những chiếc cầu mới khang trang, hiện đại hơn, nhưng hình ảnh chiếc cầu tre vẫn mãi là hình ảnh thân thương nhất, một biểu tượng cho con người Việt Nam mộc mạc, nghĩa tình. Không những thế, tre còn là nguyên liệu làm các sản phẩm, dụng cụ phục vụ đời sống như rổ, rá…

Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa, bê tông hóa, ở các làng quê hiện nay tre cũng ít đi dần. Biết đâu đấy, đến một ngày không xa, nói về tre thế hệ sau chỉ còn biết đến câu chuyện Thánh Gióng. Và do đó, để giữ hồn Việt, hơn lúc nào hết phải có chính sách bảo vệ di sản những lũy tre làng.

P.Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.

Tin khác

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động