-->

Du lịch Thủ đô “đâm chồi biếc”

Sau thời gian “đóng băng” do dịch bệnh, du lịch Hà Nội đã dần bừng sáng. Nếu như năm 2022 được ví là thời gian “lấy đà” để phục hồi thì năm 2023, du lịch Hà Nội có những bước bứt tốc rực rỡ. Với lượng khách tăng gần 30% so với năm trước, sức tăng trưởng của du lịch Hà Nội đã ngày càng chứng minh được khả năng hiện thực hóa giấc mơ về ngành “công nghiệp không khói”.
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững Quảng bá du lịch Thủ đô với Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2023 Năm rồng du lịch sẽ “bay xa”

Vào những ngày cuối năm, Hà Nội lại càng trở nên sôi động hơn với các tour du lịch sáng tạo. Lượng du khách nước ngoài đến Hà Nội đông hơn, có thể nhận thấy trên từng con phố của Thủ đô nhiều du khách với nhiều “màu da” khác nhau đang tản bộ, khám phá vẻ đẹp của Hà Nội.

Trong chiến lược phát triển của mình, ngành Du lịch Thủ đô lấy văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc làm nền tảng để phát triển du lịch. Chính vì thế, năm qua, Thành phố đã chủ động ban hành kế hoạch, dự án, đề án cụ thể xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, làng nghề bảo đảm các sản phẩm hoàn chỉnh, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên nghiệp cao theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Du lịch Thủ đô “đâm chồi biếc”
Diễu hành xích lô tại Carnaval Thu Hà Nội 2023.

Cụ thể, Thành phố đã tập trung chỉ đạo phát triển các tuyến du lịch thu hút du khách hiệu quả, gồm: Khu di sản Hoàng thành Thăng Long gắn với khu Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là chuỗi sản phẩm du lịch quan trọng của Thủ đô Hà Nội; thực hiện kết nối chuỗi địa điểm trên với các di tích Thăng Long tứ trấn, khu vực hồ Tây, đặc biệt là khu vực Phố cổ, phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Đặc biệt, Hà Nội cũng chú trọng khai thác loại hình du lịch nghệ thuật gắn với di sản (tiêu biểu như sản phẩm: Múa rối nước Đào Thục gắn với di tích Cổ Loa, Đông Anh; khu vực đền thờ Hai Bà Trưng gắn với làng trồng hoa xã Tiền Phong, Mê Linh); phát triển sản phẩm khu vực Ba Vì với hệ thống di tích lịch sử đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền thờ Bác Hồ gắn với khu di tích K9, Đá Chông; cảnh quan thiên nhiên của rừng quốc gia Ba Vì. Hình thành các tuyến du lịch làng nghề gắn với mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay).

Bên cạnh đó, các tuyến phố kinh doanh truyền thống tiếp tục được phát huy, cơ bản đáp ứng được các tiêu chí văn minh thương mại. Chất lượng tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Giấy, Trịnh Công Sơn, Thành cổ Sơn Tây, chợ đêm Đồng Xuân từng bước được nâng lên; các tuyến phố chuyên kinh doanh đông nam dược Lãn Ông, tơ lụa Hàng Gai, kim hoàn Hàng Bạc,… hình thành ngày càng rõ nét, tạo được ấn tượng và sức hút lớn từ du khách.

Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 24 triệu lượt khách, tăng 27% so với năm 2022. Trong đó, gồm 4 triệu lượt khách quốc tế (có 2,82 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 266,7% so với năm 2022 và 20 triệu lượt khách nội địa, tăng 16,3% so với năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022.

Đáng chú ý, Thành phố đã tổ chức Lễ hội Thu Hà Nội, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội, Lễ hội Quà tặng Hà Nội năm 2023… đầy ấn tượng, thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan là người dân Thủ đô, nhân dân cả nước, du khách và bạn bè quốc tế. Hà Nội cũng triển khai nhiều sản phẩm du lịch văn hóa trải nghiệm, sản phẩm văn hóa ứng dụng công nghệ trên cơ sở khai thác các giá trị truyền thống của Thủ đô như: Sản phẩm du lịch đêm với chủ đề “Đêm thiêng liêng” tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò; tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long; sản phẩm du lịch trải nghiệm đêm ứng dụng công nghệ Mapping, 3D, ánh sáng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám…

Có thể nói, việc triển khai các sản phẩm du lịch đêm được coi là “đòn bẩy” phát triển kinh tế đêm của Thủ đô. Trong đó, khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội với nhiều tiềm năng về di sản, là “điểm sáng” để tận dụng tốt cơ hội thu hút khách du lịch trong và ngoài nước về đêm. Với không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu Phố cổ Hà Nội đang tiếp tục được hoàn chỉnh, quận Hoàn Kiếm đang nghiên cứu để mở rộng các không gian đi bộ tại địa bàn như: Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Nhà hát lớn - phố Tràng Tiền, quảng trường phía trước nhà Thờ lớn tiếp tục sẽ là những dự án quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch đêm và kinh tế - xã hội, gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh, quốc phòng của quận Hoàn Kiếm và Thủ đô.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Phạm Hương Giang kỳ vọng, với tiềm năng và lợi thế sẵn có, mục tiêu năm 2024 tạo bước tăng trưởng, phát triển toàn diện du lịch Thủ đô đạt cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo tính bền vững; giữ vững vai trò là trung tâm du lịch lớn của cả nước; tiếp tục xây dựng hình ảnh du lịch Thủ đô Hà Nội là điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn. Theo đó, phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2024 đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với năm 2023, trong đó gồm 5 triệu lượt khách quốc tế và 21,5 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng.

Có thể khẳng định, những giá trị văn hóa truyền thống, lâu đời, đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống là nền tảng vững chắc để tạo nên sự đa dạng, phong phú, sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch cả trong nước và quốc tế đến với Thủ đô Hà Nội.

Phương Bùi

Nên xem

TP.HCM: Khởi công và khánh thành 6 công trình lớn chào mừng Lễ 30/4

TP.HCM: Khởi công và khánh thành 6 công trình lớn chào mừng Lễ 30/4

Trong ngày 19/4, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ khởi công, khánh thành 6 công trình lớn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 150, hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Tên gọi dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, hợp nhất

Tên gọi dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, hợp nhất

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Đây là dự án luật quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế.
Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư

Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thu phí 5 cao tốc gồm Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Tin khác

Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025

Du lịch Tây Ninh: Hút khách ngay từ đầu năm và kỳ vọng lớn với Vesak 2025

Với 2 triệu lượt khách đến núi Bà Đen trong 2 tháng đầu năm, Tây Ninh tiếp tục hứa hẹn trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong ngành Du lịch tại khu vực Nam Bộ.
Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Hàng trăm món quà đậm đà bản sắc văn hóa Thủ đô đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong ba ngày từ 11-13/4, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) trở thành nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đây là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá chiều sâu di sản văn hóa Hà Nội.
Khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025

Khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025

Tối ngày 11/4, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 đã khai mạc tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vinh danh 69 cá nhân và 155 tổ chức tiêu biểu ngành Du lịch

Vinh danh 69 cá nhân và 155 tổ chức tiêu biểu ngành Du lịch

Chiều 10/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức Lễ vinh danh và trao Giải thưởng VITA AWARDS năm 2025.
Doanh nghiệp du lịch Hà Nội mang đến VITM 2025 hàng trăm ưu đãi "khủng"

Doanh nghiệp du lịch Hà Nội mang đến VITM 2025 hàng trăm ưu đãi "khủng"

Ngày đầu tiên của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2025 đã diễn ra sôi động tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE với sự tham gia của hàng trăm đơn vị du lịch trong và ngoài nước. Gian hàng của Sở Du lịch thành phố Hà Nội nổi bật với thiết kế mô hình không gian mở và biểu tượng Khuê Văn Các đã thu hút đông đảo khách tham quan ngay từ những giờ đầu khai mạc.
Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Loạt sự kiện quy mô chưa từng có nhằm hướng về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được tổ chức tại Nam bộ. Sau Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tây Ninh là điểm đến không thể bỏ lỡ trong dịp 30/4 năm nay.
Cải tiến thủ tục xét duyệt thị thực cho khách du lịch vào Việt Nam

Cải tiến thủ tục xét duyệt thị thực cho khách du lịch vào Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025

Sáng 10/4, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E (Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô).
Sôi nổi các hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang gấp rút chuẩn bị tốt nhất các nội dung công việc phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hà Nội: Trình diễn ánh sáng laser kết hợp âm nhạc dân gian tại Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025

Hà Nội: Trình diễn ánh sáng laser kết hợp âm nhạc dân gian tại Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 11 - 13/4 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận, quận Hai Bà Trưng. Đây là hoạt động thường niên nhằm kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh Thủ đô là điểm đến "An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn" với thông điệp "Hà Nội - Đến để yêu".
Xem thêm
Phiên bản di động