-->

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Người dân ủng hộ và kỳ vọng vào sự phát triển, khả năng kết nối liên vùng

Tuyến đường Vành đai 4 có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, tạo ra không gian phát triển mới cho Hà Nội và Vùng Thủ đô, kết nối các đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm. Với ý nghĩa như vậy, người dân Hà Nội bày tỏ kỳ vọng tuyến đường sẽ là động lực phát triển cho Vùng Thủ đô, gia tăng khả năng kết nối liên vùng, tạo sự phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ trong khu vực.
Thống nhất, minh bạch trong bồi thường khi triển khai Dự án đường Vành đai 4 Sớm ban hành quy định mức lương tối thiểu và đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai gồm: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5, kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận.

Riêng Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh và tuyến nối với quốc lộ 18. Trong đó đoạn qua Hà Nội đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, điểm cuối tại Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Bên cạnh đó có 9,7km đường nối từ cuối đường Vành đai 4, từ cao tốc Nội Bài - Hạ Long theo quy hoạch đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhằm khép kín dự án.

Tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn chia sẻ, Thủ đô Hà Nội là hạt nhân của Vùng Thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hoá hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả Bắc Bộ.

Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung, tạo động lực mới để phát triển đô thị trung tâm, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, tạo sức hút giãn mật độ dân cư ra ngoài khu vực trung tâm, từ đó, định hướng và phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có, đảm bảo mối liên kết vùng, tạo thuận lợi lan tỏa, kết nối, phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ trong khu vực.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Người dân ủng hộ và kỳ vọng vào sự phát triển, khả năng kết nối liên vùng
Thiết lập quy hoạch vùng vành đai hết sức có ý nghĩa để đồng bộ hoá hệ thống cao tốc, tạo động lực cho cả Bắc Bộ (ảnh minh họa)

Có thể thấy, đối với Vùng Thủ đô nói chung và Hà Nội nói riêng, việc đầu tư hoàn thành dự án đường Vành đai 4 là hết sức cần thiết và cấp bách, là động lực thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội. Với việc kết nối nhiều cụm công nghiệp, khu đô thị, tỉnh, thành phố, tuyến đường giúp giao thương trong nội bộ Vùng Thủ đô trở nên dễ dàng hơn. Một hành lang kinh tế rộng khắp sẽ mở ra, lấp đầy khoảng trống về địa lý, hình thành chuỗi liên kết kinh tế gắn bó chặt chẽ từ vùng núi đến đồng bằng, tới ven biển Bắc Bộ.

Tại phiên họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án này tại kỳ họp thứ 3 tới đây.

Sau 10 năm ấp ủ, đến nay, Hà Nội và các tỉnh liên quan có cơ hội hiện thực hóa Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, tích cực của Quốc hội, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương liên quan, nhân dân Thủ đô, đặc biệt, người dân ven đô mong mỏi dự án sớm được đầu tư xây dựng.

Là một trong những người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Mê Linh - nơi tuyến đường Vành đai 4 sẽ đi qua, anh Nguyễn Nhân Đại cho biết, anh rất mong dự án Vành đai 4 được triển khai nhanh chóng để giao thông thuận tiện kết nối với nội thành và các tỉnh lân cận.

Anh Đại chia sẻ, người dân Mê Linh chủ yếu là kinh doanh buôn bán hoa, cây cảnh và các loại rau củ. Hiện nay, để tiêu thụ hàng hóa, người dân của huyện liên kết với các đại lý ở nhiều khu vực. Việc phải di chuyển nhiều, trong khi đó với mật độ giao thông đông đúc như hiện nay thì các hộ buôn bán phải gánh chi phí đi lại khá tốn kém. Bởi vậy, tuyến đường Vành đai 4 có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tăng cường trao đổi, liên kết hàng hóa giữa các vùng.

“Với bản thân tôi, tuyến đường Vành đai 4 đặc biệt mong chờ. Khi tuyến đường hình thành, việc đi lại từ vùng ven Hà Nội vào khu vực trung tâm hay các tỉnh lân cận không có gì là trở ngại. Đây sẽ là cơ hội để quê hương tôi phát triển kinh tế, đẩy mạnh nghề trồng hoa và phát huy thế mạnh về du lịch lịch sử vốn có”, anh Đại chia sẻ.

Tương tự, ông Phạm Xuân Hội (huyện Sóc Sơn) cũng bày tỏ suy nghĩ, dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của các huyện ngoại thành. “Điểm đầu của tuyến đường Vành đai 4 là tại xã Thanh Xuân của huyện Sóc Sơn. Người dân trong huyện rất vui mừng khi nghe tin Vành đai 4 sắp được đưa ra Quốc hội xem xét để triển khai, bởi đây là cơ hội giúp cho vùng quê thu hẹp khoảng cách với vùng đô thị trung tâm. Khi có hạ tầng, doanh nghiệp sẽ dần tìm đến xây dựng nhà máy, xí nghiệp, sản xuất, kinh doanh thương mại. Qua đó, tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng sống người dân vùng ven”, ông Hội nói.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Người dân ủng hộ và kỳ vọng vào sự phát triển, khả năng kết nối liên vùng
Tuyến đường Vành đai 4 kỳ vọng sẽ giải tỏa áp lực cho tuyến đường Vành đai 3.

“Hà Nội hiện đang có tuyến đường Vành đai 3, không chỉ bản thân tôi mà các loại xe chở người, hàng hóa qua địa bàn Thủ đô hầu như đều đi qua tuyến đường này dẫn đến tình trạng thường xuyên ùn tắc, quá tải ở khung giờ cao điểm. Đặc biệt dịp nghỉ lễ mọi người đổ dồn về đây, có khi đi 2 - 3km mất đến cả tiếng đồng hồ. Tôi mong mỏi vô cùng tuyến Vành đai 4 sẽ triển khai suôn sẻ, các cấp chức năng có kế hoạch rõ ràng, dứt khoát, làm nhanh vì lợi ích của người dân”, anh Đặng Văn Vạn, một tài xế xe khách cho hay.

Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế. Muốn nền kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng nói chung, giao thông phải đi trước một bước. Đặc thù của tuyến đường Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại, có thể coi là “Vành đai kết nối mọi vành đai”, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Các chuyên gia cũng cho rằng, tuyến đường Vành đai 4 chính là lối thoát chiến lược đối với những tình huống khó khăn đột biến, đồng thời là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng kết nối tới toàn vùng Bắc Bộ. Thực tế tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra tại các tuyến đường cửa ngõ và trung tâm Thủ đô, việc đầu tư thêm các tuyến đường vành đai, trong đó có Vành đai 4 là giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài để đáp ứng được lưu lượng phương tiện ngày càng gia tăng của Hà Nội, mở hướng tránh các luồng lưu thông quá cảnh đi qua khu vực trung tâm, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

P.Ngân - L.Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Văn Tuấn và Li Xi để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, một đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại khu vực núi Chàng Rể - Vườn quốc gia Ba Vì. Vị trí cháy thuộc địa bàn xã Minh Quang.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định bóng đá trận Dortmund vs M'Gladbach diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 30 Bundesliga 2024/25. Với phong độ khởi sắc cùng hàng công đang thăng hoa, Dortmund có cơ hội lớn để giành trọn 3 điểm và vượt qua chính M’Gladbach trên bảng xếp hạng.
Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định bóng đá trận Milan vs Atalanta diễn ra vào lúc 01h45 ngày 21/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Khi mà hai đội đều đang phải vật lộn để duy trì vị trí trong top 7, ba điểm tại San Siro sẽ mang tính sống còn.
Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Trận đấu giữa Real Madrid vs Bilbao trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 21/4. Dù Real Madrid vẫn được đánh giá nhỉnh hơn nhờ đẳng cấp và lợi thế sân nhà, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, họ sẽ phải rất nỗ lực mới có thể vượt qua được Bilbao.
Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Sau đợt tăng giá “khủng” vừa qua, giới chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh trước khi tăng giá trở lại.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động