-->

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Ngày 29/12, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Mê Linh (Hà Nội) tổ chức Hội thảo “Thanh niên khởi nghiệp từ chương trình OCOP”.
Nhiều sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền được kết nối với người dân Hà Nội Thành công với sản phẩm OCOP

Tham dự hội thảo có Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Lý Duy Xuân; Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm; Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mê Linh Hoàng Văn Tân; Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết, hội thảo được tổ chức với mong muốn đồng hành cùng các bạn thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về vai trò và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trang bị kiến thức, kỹ năng để các bạn trẻ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới
Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng trao tặng học bổng đến đại diện thanh thiếu nhi huyện Mê Linh. (Ảnh: Thành Trung)

Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm cho hay, Mê Linh là vựa rau, hoa của Thành phố. Trên địa bàn huyện Mê Linh đã hình thành các vùng chuyên canh như: Vùng trồng củ cải trắng ở xã Tráng Việt, vùng su hào ở xã Tiền Phong, vùng rau gia vị ở xã Tiến Thắng, vùng hành tây ở xã Văn Khê, vùng hoa ở các xã: Mê Linh, Đại Thịnh, Văn Khê...

Huyện cũng đã sớm xây dựng được các nhãn hiệu tập thể và chuỗi liên kết sản xuất, trong đó có 15 sản phẩm đạt OCOP 4 sao; 40 sản phẩm đoạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Các sản phẩm nông nghiệp của huyện đã khẳng định được thương hiệu tại thị trường trong nước, một số sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

Thông qua hội thảo, ông Liêm mong muốn đoàn viên, thanh niên tăng cường tuyên truyền để người dân tích cực sử dụng sản phẩm của huyện. Đặc biệt, qua chia sẻ của các nhà khoa học và đoàn viên, thanh niên sẽ có nhiều ý tưởng quảng bá các sản phẩm nông nghiệp cũng như lan tỏa khát vọng khởi nghiệp, làm giàu cho quê hương.

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới
Các đại biểu tham dự hội thảo. (Ảnh: Thành Trung)

Tại hội thảo, Tiến sĩ Quyền Đình Hà, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trao đổi về ý nghĩa chương trình OCOP, được triển khai tại Việt Nam từ năm 2018. Theo Tiến sĩ Hà, các bạn trẻ muốn tham gia chương trình OCOP thì thủ tục rất đơn giản. “OCOP là chương trình quốc gia nên các bạn được hỗ trợ rất nhiều. Lợi tức đầu tiên các bạn hưởng là được quảng cáo miễn phí, được vinh danh. Đặt biệt khi được cấp sao OCOP thì từ sản phẩm vùng thành sản phẩm quốc gia và quốc tế. Cơ hội kết nối tiêu thụ rất rộng mở”, ông Hà cho biết.

Còn theo Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Lý Duy Xuân, ngoài hưởng lợi từ chương trình OCOP, các bạn trẻ muốn khởi nghiệp còn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ từ tổ chức Đoàn. Hiện, tổ chức Đoàn có nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP của thanh niên; hỗ trợ thanh niên vay vốn khởi nghiệp thông qua Ngân hàng chính sách xã hội và nguồn giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn.

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới
Đoàn viên thanh niên trao đổi tại hội thảo. (Ảnh: Thành Trung)

Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô chia sẻ, huyện có nhiều chính sách hỗ trợ cho thanh niên muốn tham gia đánh giá sản phẩm OCOP. Đầu tiên, các bạn được tập huấn, đào tạo về chương trình OCOP, có chuyên gia hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm và hỗ trợ hoàn thiện toàn bộ hồ sơ.

Khi sản phẩm đạt sao OCOP, huyện tiếp tục hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác. Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP được tham gia hội chợ do Thành phố hay huyện và các tỉnh, thành khác tổ chức để kết nối tiêu thụ sản phẩm. Ông Đô cũng cho hay, vốn để sản xuất nông nghiệp không cần quá nhiều và nhiều thanh niên đã thành công từ nguồn vốn nhỏ và ý chí, quyết tâm.

Là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Thành phố, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng cho biết, Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ là cầu nối, người bạn đồng hành với cơ sở Đoàn và đoàn viên, thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp. Hiện, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đang phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Thành phố tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến đoàn viên, thanh niên, nhất là chương trình OCOP.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tin khác

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động