-->

Đổi mới để hút khách nội địa

Sau một thời gian mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan, bên cạnh việc bảo đảm an toàn phòng dịch cho du khách, các di tích lịch sử trên địa bàn Thủ đô đã triển khai nhiều phương án kích cầu du lịch nội địa, thu hút khách du lịch từ các tỉnh, thành trong cả nước, góp phần phục hồi du lịch Thủ đô sau dịch bệnh Covid-19.
doi moi de hut khach noi dia Xúc động Ngày hội hiến máu “Kết nối dòng máu Việt” tại Tổng Công ty Du lịch Hà Nội
doi moi de hut khach noi dia Lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm nhẹ trong tháng 1
doi moi de hut khach noi dia Du lịch Hà Nội nói không với rác thải nhựa

Áp dụng nhiều ưu đãi với du khách

Ngay trong ngày đầu tiên được phép mở cửa, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã khai mạc trưng bày “Khát vọng tự do”. Đây là hoạt động chuyên môn đầu tiên của đơn vị được thực hiện sau thời gian phải đóng cửa vì dịch Covid-19.

doi moi de hut khach noi dia
Khách du lịch nội địa thăm quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trưng bày đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị, trường học…vì nội dung trưng bày hấp dẫn cùng sự tham dự đông đảo của nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia vào các cuộc vượt ngục và thân nhân của những chiến sĩ cách mạng từng đã tham gia vượt ngục năm xưa.

Bên cạnh công tác chuyên môn, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò còn thực hiện các công việc khác nhằm thu hút khách nội địa đến với di tích như: Áp dụng 7 ưu đãi với khách đoàn, 3 ưu đãi với khách lẻ. Theo đó, với mức phí tham quan 30.000 đồng/người (có các hình thức miễn giảm với từng đối tượng), du khách sẽ được hưởng các dịch vụ miễn phí trong thời gian này như: Miễn phí trông giữ xe, nghe thuyết minh miễn phí qua thiết bị tourguide mới nhất, đặc biệt sẽ được tặng 1 phần quà lưu niệm đặc trưng về Di tích Hỏa Lò.

Ngoài ra, đối với các đoàn khách đến với Di tích sẽ được miễn phí chụp ảnh và dựng clip video gửi tặng đoàn sau chuyến tham quan.Chỉ trong một thời gian ngắn áp dụng, chương trình đã nhận được phản hồi rất tích cực từ phía khách tham quan. Hầu hết các du khách đều cho rằng Di tích Nhà tù Hoả Lò là địa chỉ đỏ về giáo dục cách mạng lịch sử của Thủ đô. Khi đến đây thăm quan, du khách đều cảm thấy rất gần gũi, thân thiện, được đón tiếp chu đáo.

Ông Đặng Văn Biểu - Phó Trưởng ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cho biết: “Những khó khăn trước mắt mà chúng tôi đang đối diện cũng là những khó khăn chung của ngành du lịch. Do vậy, bằng những cố gắng nội lực và sự ủng hộ của cấp trên, trong thời gian tới đơn vị đã xây dựng các đề án trải nghiệm tại di tích. Chắc chắn, những hoạt động mới lạ sẽ đưa đến cho du khách nhiều điều thú vị. Đây sẽ là một trong những bước đi mới mà toàn bộ đơn vị quyết tâm thực hiện”.

Không thụ động chờ khách tham quan tìm đến, bằng nhiều hình thức hoạt động, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đang tìm nhiều hướng đi mới. Nhưng hơn hết cả, mục tiêu chính vẫn luôn là giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay những bài học lịch sử không mang tính giáo điều mà đầy thuyết phục. Đó chính là sự đổi mới mà đơn vị đang hướng đến để thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.Thời gian này, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đang gấp rút hoàn thiện Đề án kích cầu khách du lịch nội địa tại Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò gửi Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, trong đó sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đặc trưng, dự kiến đưa vào thực hiện trong quý 3/2020.

Chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ tại Di tích

Tương tự tại VănMiếu – Quốc Tử Giám, song song với các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn cho du khách và người lao động, Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn chủ động tìm kiếm những hướng đi mới để thu hút khách thăm quan sau dịch bệnh. Theo ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sau khi mở cửa trở lại, Trung tâm luôn chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh nhằm đảm bảo môi trường an toàn, phục vụ khách tham quan và người lao động đồng thời chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ tại Di tích nhằm thu hút khách tham quan.

Chất lượng phục vụ du khách thăm Di tích được chú trọng nâng cao - từ chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ cho đến các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trung tâm tiếp tục phát triển những sản phẩm lưu niệm chuyên biệt gắn với những giá trị đặc trưng của khu di tích. Những họa tiết, hoa văn đặc trưng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng với những hình ảnh gắn với truyền thống học tập và khoa bảng của Việt Nam, được sản xuất tại các làng nghề truyền thống, bằng những chất liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ, vải, bèo… được thiết kế bằng những góc nhìn mới mang tính đương đại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Mỗi sản phẩm lưu niệm đóng vai trò như một “đại sứ thương hiệu” của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Các hoạt động giáo dục di sản theo phương pháp mới tại di tích được đẩy mạnh, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tương tác tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia. Điều này có thể giúp các em học sinh đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiểu hơn về di sản và nhận thức được các giá trị đa dạng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phát triển được nhiều kỹ năng thông qua các hoạt động trải nghiệm chủ động, tích cực, sáng tạo.

Các chủ đề giáo dục di sản trong đó có sự kết hợp các yếu tố dân gian với các phương tiện công nghệ hiện đại tiếp tục được xây dựng, phát huy hiệu quả hoạt động tại Khu trải nghiệm cùng di sản, đem đến nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú và hấp dẫn.Các bài thuyết minh được xây dựng theo chủ đề đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách tham quan. Các trưng bày triển lãm được nâng cao chất lượng, được thực hiện bằng những thủ pháp trưng bày khoa học, hiện đại góp phần nâng cao sức hấp dẫn của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Theo đánh giá ban đầu của Sở Du lịch Hà Nội, trong những ngày đầu tiên mở cửa trở lại, các điểm di tích, bảo tàng, khu du lịch đón lượng khách nội địa đạt khoảng 20% so với thời điểm trước dịch. Hà Nội phấn đấu những tháng cuối năm 2020, sẽ đón lượng khách du lịch nội địa cao hơn so với cùng kỳ năm 2019, ước khoảng 10-11 triệu lượt khách.Để có thể đạt mục tiêu này, Sở Du lịch Hà Nội đã xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường du lịch theo từng giai đoạn. Sở sẽ triển khai hưởng ứng Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động gắn với xây dựng hình ảnh điểm đến “Hà Nội an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn”; hướng dẫn các khu, điểm tham quan du lịch mở cửa hoạt động trở lại để thu hút du khách nhưng vẫn bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch Covid-19.

Thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thu hút khách du lịch tới Hà Nội, như: Lễ hội văn hóa dân gian đương đại tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội và các tỉnh, thành phố của 3 miền Bắc - Trung - Nam và quốc tế; liên hoan du lịch làng nghề - phố nghề Hà Nội 2020... Đồng thời, Sở sẽ liên kết với các địa phương, các hãng hàng không, các cơ sở dịch vụ du lịch xây dựng các sản phẩm kích cầu trọng tâm để thu hút khách trong nước.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức các đoàn khảo sát với thành phần chính là các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam để tìm hiểu lại thị trường, xây dựng các điểm đến, sản phẩm du lịch tại Hà Nội và xây dựng sản phẩm liên kết với các địa phương trọng điểm về du lịch trong cả nước...Sở Du lịch Hà Nội cũng đã đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, người lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn bị thiệt hại do dịch Covid-19.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động