Độc đáo Lễ đầu năm của thầy cúng người H'Mông ở SaPa
Mộc mạc Tết cổ truyền của đồng bào H’Mông ở Hòa Bình Phiên chợ Bắc Hà vẫn tấp nập dù trời mưa lạnh |
Lễ cúng thần của người thầy cúng còn được gọi là cúng đón Tổ sư, được thực hiện vào thời điểm đầu năm mới, trong không khí Xuân tươi vui, với ước mong cho một năm hanh thông, nhiều may mắn, thuận lợi. Trong thần thoại của người H'Mông, Tổ sư là người dạy nghề cho các thầy cúng.
![]() |
Lễ cúng đầu năm còn gọi là cúng Tổ sư, vị thần dạy nghề cho các thầy cúng. |
Ngoài hình thức “cha truyền con nối” thì đó còn là sự “lựa chọn” của thần linh nên thầy cúng không nhất thiết phải là con, cháu trong dòng họ. Ai được thần linh “chọn” thì người đó ắt có những khả năng khác người và được cộng đồng tin tưởng, lựa chọn.
Người làm nghề thầy cúng quan niệm, nếu không làm lễ cúng Tổ sư đầu năm, trong năm đó thầy cúng làm lễ cho các gia đình khác sẽ không được linh thiêng, do không được Tổ sư chỉ bảo, dẫn lối…
Để thực hiện lễ cúng thần, các thầy cúng phải chọn ngày đẹp trong tháng Giêng để làm lễ cúng, ngày đẹp phải là ngày đầu tháng Giêng và phải hợp với tuổi của thầy. Lễ vật cúng của mỗi thầy có thể khác nhau, nhưng không thể thiếu con gà trống (có ý nghĩa gọi mặt trời lên, biểu tượng của ngày mới, của sự sống…). Ngoài ra, nếu làm lễ to thì có thêm con lợn mổ sẵn, là vật hiến tế Tổ sư.
Bàn thờ ngày cúng được người H'Mông trang trí rất sặc sỡ bằng những hình cắt giấy, thể hiện 3 thế giới (Thế giới trên trời, thế giới dưới đất và thế giới dưới nước). Dải băng đen nối từ cửa vào ban thờ chính là cầu nối để Tổ sư về ngự trên ban thờ.
Những người chứng lễ là các bậc cao niên trong làng, có thể có sự tham gia của những người học trò của thầy cúng, ngoài ra còn có những người đã được thầy làm lễ trong năm trước đó.
Bà Má Thị Vu, 66 tuổi, ở thôn Lao Chải San (xã Lao Chải, Phường Hoàng Liên, Thị xã Sa Pa) đã làm nghề thầy cúng được đã được 25 năm. Bà cho biết, tùy theo điều kiện của gia đình mà mỗi thầy cúng có thể làm lễ to hoặc nhỏ, một lễ cúng to thường có 2 con gà trống, 1 con lợn, rượu trắng tự nấu, hương, giấy cúng và sừng trâu (để xin âm dương).
Đồ nghề của thầy cúng ngoài bộ lễ phục còn có dụng cụ khác như: trống, mấy cặp sừng trâu cưa đôi được dùng như đồng tiền gieo quẻ sấp ngửa của người Kinh… Ứng với từng nghi lễ mà thầy cúng có các bài cúng riêng, phù hợp. Tuy nhiên, dù thực hành nghi lễ nào thì nội dung các bài cúng đều giàu tính nhân văn, phù hợp với cuộc sống, hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.
![]() |
Trong đồ lễ, không thể thiếu dải băng đen để làm cầu nối cho Tổ sư về ngự trên ban thờ. |
![]() |
Ban thờ được dán vàng mã và các hình cắt giấy, biểu tượng của ba thế giới (trên trời, mặt đất và dưới nước). |
![]() |
Những cặp sừng trâu dùng đề thầy xin âm dương trong lúc làm lễ. |
![]() |
![]() |
Tùy theo lễ cúng của từng thầy, nếu lễ cúng to thường có con lợn mổ sẵn làm vật tế. |
![]() |
Đôi gà trống là đồ lễ bắt buộc trong lễ cúng của thầy, gà trống có ý nghĩa gọi mặt trời lên, biểu tượng của ngày mới, năm mới... |
![]() |
Mỗi năm bà Má Thị Vu được mời làm lễ cho hàng chục gia đình trong thôn Lao Chải San và các thôn lân cận. |
![]() |
Trong văn hóa của người H'Mông, nhà thầy cúng là nơi linh thiêng, nhiều điềm lành, hội tụ được các thần linh về ngự. Nhiều người cao niên được mời chứng kiến lễ cúng của thầy. Ngoài ra còn có những người đã được thầy làm lễ trong thời gian trước đó, họ mang lễ vật đến để thể hiện lòng biết ơn với thầy cúng, với các thần linh đã phù hộ cho mình trong năm qua. Đồ lễ thường là một chai rượu, một thẻ hương và một ít gạo. |
![]() |
Trong thời gian diễn ra lễ cúng, những thanh niên là đệ tử của thầy sẽ làm động tác "nhảy chiêng". Theo quan niệm, họ sẽ được Tổ sư phù trợ, giúp đỡ. |
![]() |
Kết thúc lễ cúng, mọi người cầm một dây giấy cúng đặt vào giữa nhà thầy, sau đó bốc muối và gạo cho vào đống giấy, kèm một thẻ hương để đốt (cầu mong sức khỏe cho thầy cúng trong năm mới). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý
Tin khác

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục 16/04/2025 20:53

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu
Giáo dục 16/04/2025 20:52

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới
Cộng đồng 16/04/2025 20:49

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Giáo dục 16/04/2025 19:25

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp
Cộng đồng 16/04/2025 18:00

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22