Đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người
Bộ Công an lấy ý kiến dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) Bé gái 14 tuổi bị lừa bán sang Trung Quốc, ép mang thai hộ |
Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Tờ trình của Bộ Công an cho biết, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người đã bộc lộ bất cập, một số quy định không còn phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó, Luật chưa có quy định về chi phí phiên dịch cho nạn nhân là người nước ngoài, nạn nhân là người dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp nhận nạn nhân lấy lời khai hoặc hỗ trợ nạn nhân lưu trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội. Đồng thời, một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản....
Việc xác định nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành để họ hưởng các chế độ chưa phù hợp với thực tiễn, vì nhiều người bị hại không thể nhớ chính xác được đối tượng thực hiện hành vi mua bán, cơ quan có thẩm quyền không thể chứng minh được nạn nhân trong các vụ mua bán.
Trong khi đó, các đối tượng trong thời gian chờ xác định là nạn nhân cũng cần được hưởng đầy đủ chế độ như nạn nhân và thực tế các cơ quan chức năng phải tổ chức hỗ trợ như nạn nhân...
![]() |
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên thẩm định. Ảnh: Anh Thư |
Chế độ hỗ trợ nạn nhân cũng chưa phù hợp vì chỉ quy định nạn nhân được hỗ trợ về tâm lý trong thời gian cư trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, trong khi nhiều nạn nhân thường trở về với những sang chấn tâm lý, hoảng loạn, lo lắng bị trả thù sau khi cung cấp lời khai... cũng rất cần được hỗ trợ tâm lý; mức chi hỗ trợ khó khăn ban đầu còn thấp, chỉ 1 triệu đồng/người....
Luật hiện hành cũng chưa có quy định về chi phí phiên dịch khi nạn nhân là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp nhận nạn nhân lấy lời khai hoặc hỗ trợ nạn nhân lưu trú...
Theo cơ quan soạn thảo, dự báo thời gian tới, tình hình mua bán người diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh như: Mua bán người để lấy bộ phận cơ thể người, tình trạng đưa người di cư trái phép, thiếu lao động phổ thông và mất cân bằng giới tính của một số quốc gia có chung đường biên giới; tình trạng thiếu việc làm, đói nghèo, nhẹ dạ mất cảnh giác của người dân...
Vì vậy, cần xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) để khắc phục những bất cập trên, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh với nạn mua bán người cũng như công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân.
Trong Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất điều chỉnh 5 nội dung: Phòng ngừa mua bán người; phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân; hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Tại phiên họp, một số ý kiến nhất trí cần quy định cụ thể tiêu chí xác định nạn nhân, tuy nhiên cần rà soát kỹ các tiêu chí xác định nạn nhân dựa trên các hành vi, phương thức, mục đích mua bán người đã được quy định tại Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, lồng ghép các chính sách theo hướng “nâng cao chế độ hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và người đang trong quá trình xác định là nạn nhân”; giao nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân cho các cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm công tác xã hội tiếp nhận, hỗ trợ...
Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị Ban soạn thảo làm rõ sự cần thiết phải ban hành Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) tại Tờ trình; cập nhật dữ liệu mới, hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật. Đồng thời, đánh giá chi tiết tác động của các đề xuất sửa đổi, bổ sung...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47