-->

Để thu hút lao động: Đảm bảo việc làm phải gắn liền với tiền lương và phúc lợi

(LĐTĐ) Tính đến 4/3, qua nắm bắt từ cơ sở, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6.026/6026 (đạt 100%) doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đã mở xưởng để sản xuất với 98,13% số công nhân lao động trở lại làm việc. Tình hình tư tưởng công nhân, viên chức, lao động và tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố hiện vẫn ổn định, không có diễn biến phức tạp xảy ra.
Công đoàn đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động Đại hội Công đoàn cấp cơ sở được tổ chức và hoàn hành trước 31/5/2023 Quyết tâm góp phần hoàn thành mục tiêu 1 triệu sáng kiến vượt khó, phát triển

98,13% số công nhân lao động đã trở lại làm việc

Ngày 4/3, thông tin về tình hình lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết: Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2021 nói chung, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Bên cạnh số ít các doanh nghiệp thực hiện được tương đối tốt hai nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh thu sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng hoạt động, thậm chí phá sản. Đời sống người lao động (NLĐ) gặp nhiều khó khăn, phần lớn công nhân lao động có con nhỏ phải gửi về quê do không có điều kiện chăm sóc.

Để thu hút lao động: Đảm bảo việc làm phải gắn liền với tiền lương và phúc lợi
LĐLĐ các tỉnh, thành phố tham gia Hội nghị trực tuyến do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức ngày 4/3 nhằm nắm bắt tình hình lao động và bàn các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động ở các địa phương, ngành.

Trước khó khăn đó, các cấp Công đoàn Thành phố đã tập trung làm tốt công tác nắm bắt tư tưởng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tình hình quan hệ lao động trên địa bàn nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, NLĐ; quan tâm hỗ trợ, động viên, thăm hỏi CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là các hoạt động chăm lo Tết cho CNVCLĐ do các cấp Công đoàn tổ chức, như: Chương trình “Tết Sum vầy”; “Xe đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết… qua đó góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố, không có diễn biến phức tạp xảy ra.

Đặc biệt, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, LĐLĐ Thành phố đã thành lập 6 đoàn kiểm tra do các đồng chí Thường trực LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra việc thực hiện kỷ cương hành chính và nắm tình hình CNVCLĐ sau Tết tại một số Công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở trên địa bàn Thành phố.

Tính đến 4/3, qua nắm bắt từ cơ sở, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6.026/6026 (đạt 100%) doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đã mở xưởng để sản xuất với 98,13% số công nhân lao động trở lại làm việc (tập trung ở các doanh nghiệp thuộc Khu Công nghiệp và Chế xuất, ngành Dệt May, doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn).

Tuy nhiên, theo báo cáo của LĐLĐ Thành phố, trải qua hai năm dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường lao động trên địa bàn Thành phố thiếu ổn định, gia tăng thất nghiệp, gián đoạn việc làm. Không ít NLĐ thất nghiệp, mất việc làm đã phải chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa hoặc phải rời Thành phố về quê do tác động của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội, gây ra sự bất ổn trên thị trường lao động...

Về nhu cầu lao động trên địa bàn Thành phố năm 2022, LĐLĐ Thành phố cho biết, với sự thích ứng linh hoạt vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế nên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng nhà xưởng chế biến, chế tạo tại các khu công nghiệp có xu hướng tăng. Một số ngành, nghề sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng như: Công nghệ thông tin, xây lắp, bảo vệ, dệt may, giầy da; dịch vụ du lịch, ăn uống; kỹ thuật điện, điện tử…

Qua thống kê của các cấp Công đoàn cho thấy, dự kiến nhu cầu nhân lực thời gian tới ở thành phố Hà Nội cần khoảng 26.000 lao động (trong đó ngành Da giày là 5.000 lao động, Dệt May là 7.000 lao động, Lắp ráp linh kiện điện tử là 7.000 lao động, Cơ khí - tự động hóa 4.000 lao động, Dịch vụ là 3.000 lao động).

Cũng theo nắm bắt của LĐLĐ Thành phố, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hiện nay do số công nhân lao động nhiễm bệnh trở thành F0, F1 tăng cao đột biến (khoảng gần 20% tổng số lao động), nên các doanh nghiệp trên địa bàn rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động, phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ thực trạng thiếu lao động trên địa bàn Thành phố nói riêng và cả nước nói chung, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng chỉ ra nguyên nhân: Một số lao động về quê ăn Tết, chưa quay trở lại Thành phố làm việc do e ngại dịch bệnh; bên cạnh đó chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn tăng cao, trong bối cảnh thu nhập hiện tại của NLĐ thấp, không đủ tích lũy, đảm bảo cuộc sống...

Việc này khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay phải khắc phục bằng việc đào tạo nhanh, đào tạo gấp lao động; tăng ca để đáp ứng tiến độ đơn hàng; nhiều doanh nghiệp phải chuyển đơn hàng tới nhà máy Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác - nơi có đủ nguồn lao động để đảm bảo sản xuất.

Tiền lương và phúc lợi: Yếu tố quan trọng thu hút và giữ chân lao động

Tại Hội nghị trực tuyến về tình hình lao động và đề xuất giải pháp của Công đoàn tham gia khôi phục thị trường lao động diễn ra ngày 4/3, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho rằng, để có chính sách thu hút, giữ chân NLĐ, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, NLĐ.

Bên cạnh đó, cần phối hợp với các ban, ngành tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho NLĐ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho công nhân lao động; tích cực hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho NLĐ và thực hiện tốt phúc lợi xã hội...

Để thu hút lao động: Đảm bảo việc làm phải gắn liền với tiền lương và phúc lợi
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng (thứ nhất từ trái qua) nắm bắt tình hình việc làm, đời sống của NLĐ tại doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho rằng, từ thực tế thị trường lao động hiện nay cũng cho thấy tín hiệu đáng mừng đó là NLĐ có quyền lựa chọn công việc tốt hơn cho mình, vị thế của NLĐ được nâng lên, do đó, để thu hút được nguồn lao động ổn định, chắc chắn các doanh nghiệp phải có giải pháp, chính sách giữ chân NLĐ bằng các chế độ tiền lương, chế độ phúc lợi khác. Theo ông Hùng, đây cũng là cơ hội để tổ chức Công đoàn tại cơ sở thể hiện năng lực, vị thế của mình trong đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp, đảm bảo các chế độ, chính sách cho đoàn viên, NLĐ, bảo vệ NLĐ bằng chính sách dài hơi và bền vững.

Nhấn mạnh năm 2022 chủ đề công tác năm được Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện là chăm lo việc làm và đời sống cho NLĐ, Phó Chủ tich LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho rằng, Công đoàn cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống NLĐ, nhất là trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như hiện nay.

“Sau 2 năm không thực hiện tăng lương tối thiểu vùng, nhiều doanh nghiệp đã “lấy cớ” Chính phủ không tăng lương để không tăng lương cho NLĐ, đồng thời giảm bớt một số chế độ, khiến đời sống NLĐ càng khó khăn, đã dẫn đến một số cuộc ngừng việc tập thể phản ứng. Tuy nhiên, sau khi Chủ tịch Công đoàn đàm phán, thương thuyết, chủ doanh nghiệp đã đồng ý tăng lương cho NLĐ. Do vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần khuyến nghị với Hội đồng Tiền lương Quốc gia sớm xem xét tăng lương tối thiểu cho NLĐ; đồng thời chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp về thực hiện chính sách tiền lương với NLĐ.”, ông Lê Đình Hùng đề xuất.

Nhấn mạnh vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành với chính quyền chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết: Vào tháng 5 tới, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức cuộc đối thoại giữa công nhân lao động với lãnh đạo Thành phố để bàn các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn liên quan đến đời sống, việc làm NLĐ; cũng như bàn các giải pháp, chính sách dài hơi để chăm lo việc làm, đời sống, phúc lợi cho NLĐ tại Thành phố. Có như vậy mới tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong các giải pháp để thu hút, giữ chân NLĐ để họ yên tâm đóng góp, cống hiến cho Thành phố.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 2/2, (mùng 5 Tết), 400 công nhân lao động của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã quay trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe ô tô miễn phí do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

(LĐTĐ) Trong năm 2024, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tập trung triển khai hiệu quả công tác nữ công; chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động và con công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động

(LĐTĐ) Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng; chăm lo đời sống vật chất tinh thần; đồng thời phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, là những nhiệm vụ cốt lõi đã và đang được các cấp Công đoàn quận Đống Đa triển khai thực hiện hiệu quả.
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về công việc, thu nhập và đời sống song trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này, đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dệt - May Hà Nội vẫn cảm thấy ấm lòng và được đón một cái Tết đủ đầy bởi có sự chăm lo chu đáo của tổ chức Công đoàn.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Với việc phát động 2 đợt thi đua trong năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng; phấn đấu vượt qua mọi khó khăn trong lao động, sản xuất, học tập, công tác; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở

Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành của tổ chức Công đoàn và sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động luôn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở. Nếu như ví tổ chức Công đoàn là một công trình, thì đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở chính là những viên gạch góp phần tạo nên sự bề thế, vững chãi của công trình đó.
Khẳng định là điểm tựa vững chắc của người lao động

Khẳng định là điểm tựa vững chắc của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn, trong năm 2024, LĐLĐ huyện Thanh Oai đã triển khai thực hiện bài bản, khoa học các nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả tích cực, tiếp tục khẳng định là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Mê Linh: Khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo trong đoàn viên, người lao động

Mê Linh: Khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo trong đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mê Linh phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động huyện theo 2 đợt, nhằm khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Thiết thực các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Thiết thực các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động được các cấp Công đoàn quận Tây Hồ đặc biệt quan tâm. Thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã tạo động lực để người lao động tích cực, hăng hái thi đua lao động, sáng tạo và tiên phong trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của quận.
Xem thêm
Phiên bản di động