--> -->

Để rác thải đô thị không còn là nỗi lo của tương lai

Vụ việc người dân thuộc 2 xã Hồng Kỳ và Nam Sơn đã cản trở không cho xe chở rác vào khu Liên hợp xử lý chất thải đêm ngày 13/7 vừa qua đã dẫn đến tình trạng rác thải bị ùn ứ khắp nơi, từ nội đô đến ngoại thành. Sự cố này sẽ được giải quyết, nhưng từ sự vụ này nhìn về tương lai gần sẽ còn “lo lắng” hơn khi hai bãi chôn lấp rác lớn nhất Thành phố dự báo đến cuối năm 2020 sẽ hết chỗ. Vấn đề cần làm ngay lúc này là các cấp, ngành cần nhanh chóng có các phương án triển khai các dự án mới hoặc mở rộng các dự án chôn lấp, xử lý rác thải cũ để nâng công suất nhằm tránh tình trạng cung sẽ vượt cầu trong thời gian tới.
Để rác thải đô thị không còn là nỗi lo của tương lai Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dân vùng ảnh hưởng tại Khu xử lý chất thải Sóc Sơn
Để rác thải đô thị không còn là nỗi lo của tương lai Quận Ba Đình: Xử lý nghiêm nạn đổ trộm phế thải
Để rác thải đô thị không còn là nỗi lo của tương lai Thu phí rác thải theo khối lượng cần công bằng, hợp lý

Phân luồng xử lý rác thải

Theo lãnh đạo huyện Sóc Sơn, việc người dân tiến hành ngăn xe chở rác là do từ ngày 5/6 - 8/7, Trạm xử lý của Liên danh Phú Điền – SFC dừng vận hành xử lý nước rỉ rác, dẫn đến ứ đọng nước rỉ rác chưa xử lý, gây phát tán mùi ra môi trường xung quanh. Hiện nay, Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn đang thực hiện đào hố chứa nước rác trên ô chôn lấp, để bơm nước rỉ rác chưa xử lý lên, làm phát tán mùi rác ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, tiến độ giải phóng mặt bằng dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường của Khu Liên hợp xử lý chất thải (vùng bán kính 0 - 500m) còn chậm. Thành phố chưa có chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với các trường hợp được cấp đất ở lớn hơn 400m2, nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng các dự án thuộc Khu Liên hợp xử lý chất thải nên mới dẫn đến vụ việc trên.

4436 img 5924
Rác ùn ứ trên nhiều tuyến đường phố của Thủ đô sau khi người dân huyện Sóc Sơn tiến hành cản trở xe đổ rác vào khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn.

Trước mắt, để xử lý tình trạng ùn ứ rác thải, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch điều chỉnh phân luồng vận chuyển rác tạm thời. Theo kế hoạch, đối với khối lượng rác thải trên địa bàn quận Thanh Xuân và huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng sẽ phân luồng tiếp nhận về xử lý tại nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây của hợp tác xã Thành Công.

Đối với 4 quận nội thành Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, thực hiện phương án phân luồng, tập kết rác tạm thời tại điểm trung chuyển Cầu Diễn. Các quận Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông thực hiện phân luồng, trung chuyển theo khung giờ cố định về khu xử lý chất thải Xuân Sơn nhằm tránh tình trạng ùn tắc.

Các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh với tổng khối lượng rác thải 848 tấn/ ngày đêm thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường lưu trú tại điểm tập kết của địa phương. Thời gian thực hiện từ ngày 15/7 cho đến khi khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn có thể tiếp nhận rác trở lại.

UBND các quận, huyện chỉ đạo đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn lập kế hoạch lưu chứa vận chuyển, tăng cường công tác phun hóa chất khử mùi trên địa bàn, có các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong điều kiện gần khu dân cư. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, nhân lực để giải tỏa nhanh các điểm tập kết khi khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn thông bãi.

Sức ép từ 8.500 tấn rác thải/ngày-đêm

Năm 2014, Thủ tướng có Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn (8 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và 9 khu đầu tư mới). Vùng I, bao gồm khu vực nội đô lịch sử, các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một phần huyện Thanh Trì; các huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, có 5 khu xử lý chất thải rắn.

Vùng II, gồm một phần huyện Thanh Trì, một phần quận Hà Đông, các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, có 6 khu xử lý chất thải rắn. Vùng III, gồm một phần quận Hà Đông, các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ, thị xã Sơn Tây, có sáu khu xử lý chất thải rắn. Hiện, vì nhiều nguyên nhân nên thành phố mới chỉ tập trung đầu tư các khu xử lý tại vùng I và vùng III.

Quy hoạch là vậy, nhưng trên thực tế trong khi nhiều dự án mới chỉ ở trên giấy, hoặc đang chậm tiến độ, thì một số khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh đã đầy và đóng cửa như Đông Lỗ, Vân Đình, Yến Vĩ, Cao Dương, Kiêu Kỵ. Tình trạng này dẫn đến việc rác thải sinh hoạt được phân luồng tập trung chủ yếu về 02 khu xử lý chính của Thành phố là Nam Sơn, (4.500-4.900 tấn/ngày đêm) và Xuân Sơn (1.400 tấn/ngày đêm).

Và nỗi lo trong tương lai gần!

Đáng lo hơn, theo ông Nguyễn Hữu Tiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội - đơn vị được giao quản lý, vận hành 2 khu xử lý rác lớn nhất thành phố, dự tính với lượng tiếp nhận như hiện nay, đến hết năm 2020, cả hai khu là Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) sẽ không còn khả năng tiếp nhận thêm rác và phải đóng bãi.

Thời gian đã cận kề nhưng việc rác thải sẽ “đi đâu, về đâu” vẫn còn là ẩn số, đó còn chưa tính tổng khối lượng rác thải sẽ tiếp tục phát sinh thêm 2.500 tấn/ ngày đêm, nâng tổng khối lượng rác thải của Hà Nội lên 8.500 tấn/ ngày đêm ngay trong năm 2020. Do vậy, nhìn một cách công bằng, sự khủng hoảng cản trở xe chở rác vào khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn chỉ là một vấn đề nhỏ trong câu chuyện rác thải của Hà Nội. Nói một cách khác, nỗi lo rác thải đô thị đã không còn là câu chuyện của tương lai.

Việc phải hoạt động quá tải trong thời gian dài, khiến số lượng rác tồn đọng trong các nhà máy xử lý lên đến hàng chục, thậm chí có nơi hàng trăm nghìn tấn rác thải chưa xử lý, chất đống tại các bãi hở, không có mái che, không có chống thấm nền, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn, không có biện pháp xử lý mùi hôi. Đây đang là những nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trước sức ép về rác thải cũng như quỹ đất ngày càng eo hẹp, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, xử lý rác thải, với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng phương pháp chôn lấp, ngay từ năm 2017, thành phố đã chỉ đạo tập trung kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại, đốt, hoặc khí hóa, có thu hồi năng lượng để phát điện. Đã có 5 dự án được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, 2 dự án tại Khu xử lý chất thải Đồng Ké (huyện Chương Mỹ) và Phù Đổng (huyện Gia Lâm), mới đang thực hiện các bước lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Ba dự án khác là dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn; dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn và dự án Khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng, đến nay việc triển khai đã có nhiều tiến triển, song vẫn chậm so với yêu cầu.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động