Để nông dân tiếp cận vốn tín dụng an toàn
Hà Nội: Nguồn vốn tín dụng qua Ngân hàng Chính sách sẽ góp phần tạo việc làm ổn định cho 31.000 lao động/năm Đẩy mạnh phân cấp quản lý, tổ chức các Chương trình mục tiêu quốc gia |
Tỷ lệ tín dụng đen giảm mạnh
Tại cuộc đối thoại, bà Trần Thị Thanh Thoan đến từ huyện Duy Tiên, Hà Nam nêu vấn đề, thời gian qua, các ngân hàng đã có nhiều chương trình cho người dân vay vốn phát triển sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân khó tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, khiến nạn tín dụng đen vẫn còn đất để tồn tại. Do vậy, bà Thanh hỏi, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có giải pháp gì mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen ở nông thôn?
Người dân ở nông thôn mong muốn được tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức để phát triển sản xuất, kinh doanh. |
Giải đáp câu hỏi của bà Trần Thị Thanh Thoan, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, từ năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế tín dụng đen. Đơn cử như, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; thường xuyên chỉ đạo tổ chức tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Phát triển mạng lưới nhằm gia tăng tiếp cận đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp của nhân dân.Tạo điều kiện cho vay tiêu dùng phát triển, đồng thời có sự quản lý chặt để tránh hiện tượng biến tướng.
Đồng thời, tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân; giải đáp nhiều kiến nghị; cảnh báo các hệ lụy để người dân phòng, tránh tín dụng đen; chú trọng xây dựng các chương trình truyền hình về giáo dục tài chính giúp người dân có đầy đủ kiến thức cần thiết, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng chính thức.
Đến cuối tháng 4/2022, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng đạt trên 2,26 triệu tỷ đồng, chiếm trên 20% dư nợ nền kinh tế, tăng 8,93% so với cuối năm 2021.
Đặc biệt, Phó Thống đốc cho biết, sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân tại Gia Lai, Ngân hàng Nhà nước giao cho Agribank triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng trị giá 5.000 tỷ. Đến cuối tháng 4/2022 đã cho 682.966 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt 64.378 tỷ đồng.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, về chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân, trước tác động của dịch Covid-19, ngay từ khi có dịch, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 tạo khuôn khổ pháp lý để các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; 2 lần sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp với diễn biến của dịch và hỗ trợ hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp. Đảm bảo dòng vốn không bị đứt đoạn, doanh nghiệp không giải thể. Cùng với nguồn lực của ngành Ngân hàng, Chính phủ tiếp tục ban hành tiếp gói 350.000 tỷ đồng trong đó riêng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ 2% lãi suất, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao chính sách vĩ mô hỗ trợ nông nghiệp nông thôn qua hoạt động của ngành Ngân hàng, chính thức triển khai từ ngày 20/5/2022 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN, cộng hưởng với chính sách tiếp tục của ngành Ngân hàng sẽ được thực hiện về việc giãn hoãn, giảm lãi suất của ngân hàng thương mại, tin chắc rằng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có người nông dân. |
Ngoài nguồn vốn tín dụng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai 23 chương trình tín dụng ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách với dư nợ đến cuối tháng 4/2022 đạt gần đạt gần 263 nghìn tỷ đồng, tăng 6,03% so với cuối năm 2021 với gần 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.
Theo đánh giá sơ bộ Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an, so với năm 2017 tỷ lệ tín dụng đen đã giảm hơn một nửa, những bức xúc và sự việc đau lòng vì tín dụng đen cũng đã giảm đi rất nhiều.Trong thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục mở rộng hơn tín dụng chính thức.
Hỗ trợ thẩm định hồ sơ vay vốn
Liên quan đến vấn đề này, Trung tướng Lê Quốc Hùng -Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an thừa nhận, trong lĩnh vực vay vốn hộ nông dân, một số loại tội phạm đã lợi dụng hình thành đường dây ổ nhóm cho vay nặng lãi, hay còn gọi là tín dụng đen.
Ngay sau khi phát hiện có tình trạng đó ở một số địa phương, Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan tín dụng đen.
Hiện nay, Bộ Công an đang tiếp tục tập trung chỉ đạo Công an địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng, địa phương tăng cường tuyên truyền phòng ngừa nắm tình hình để cập nhật kịp thời các hoạt động tinh vi của tội phạm tín dụng đen; tăng cường tham mưu, xây dựng thể chế nhằm phòng ngừa loại tội phạm mới này.
Bộ Công an cũng đã trình Quốc hội sửa đổi một số điều luật để tăng cường xử lý tội phạm tín dụng đen.
Cũng theo chia sẻ của Trung tướng Lê Quốc Hùng, Bộ đã tăng cường trên 50.000 cán bộ công an, sĩ quan về làm công an xã, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường quản lý tín dụng đen, tội phạm công nghệ cao để ngăn chặn ngay từ đầu. Ngoài ra, Bộ Công an phối hợp ngành Ngân hàng xử lý, kiểm soát nhằm giảm bớt sơ hở, không để các loại tội phạm này tiếp tục lộng hành ở nông thôn.
Làm rõ thêm về vấn đề bà Trần Thị Thanh Thoan nêu ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: Trong chương trình phục hồi và phát triển, chính sách hỗ trợ đã rõ, nhưng trong tổ chức thực hiện, việc tiếp cận vốn tín chấp còn khó khăn.
Thủ tướng đề nghị ngân hàng nghiên cứu thêm về vấn đề này; chính quyền địa phương phối hợp với ngân hàng trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn tín chấp; các hộ nông dân cũng phải có dự án, rõ ràng, khả thi, hiệu quả thì ngân hàng sẽ chia sẻ nhiều hơn.
Thủ tướng cho rằng, việc chống tín dụng đen phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân và cơ quan chức năng. Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hỗ trợ thẩm định hồ sơ vay vốn, đánh giá các thông tin cơ bản của người vay, giúp người dân có thể vay vốn ngân hàng thuận tiện hơn, hạn chế tín dụng đen./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22
Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Thị trường 21/01/2025 10:04
Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm
Thị trường 21/01/2025 10:02