“Đánh thức”... tiềm năng, nâng tầm du lịch
Cú hích để phục hồi du lịch Thủ đô Thiết lập hành lang du lịch an toàn Hà Nội và các địa phương Hà Nội tổ chức hội nghị kết nối du lịch với các địa phương |
Khơi thông các giá trị
Hà Nội những ngày này đã tràn ngập không khí xuân. Nắng dịu nhẹ dường như giúp xua tan bớt cái giá lạnh, làm bừng sáng những khóm hoa ven Hồ Gươm và trải dài tít tắp mãi tận những vườn hoa bên trục đường Quốc lộ 32. Trời se lạnh, nhưng lòng người lại phấn khởi, ấm áp.
Sắc xuân như căng tràn trên mỗi làng quê. Bữa ấy tôi ghé xã Tam Thuấn (huyện Phúc Thọ), các ngõ, xóm đều được trang hoàng lộng lẫy với cổng chào, câu đối Tết. Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Tam Thuấn, hồ hởi bảo, nhờ nghề trồng hoa lâu năm, nhất là trồng hoa ly nên đời sống của bà con nông dân ngày càng được nâng cao. Có những hộ gia đình trồng hoa cho thu lãi lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
Hồ Tiên Sa thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì. |
Hơn hết, điều này cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn xã là hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu của thị trường, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới.
“Kinh nghiệm thực tế cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa trên địa bàn xã là hướng đi phù hợp, qua đó đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp của xã nói riêng và huyện Phúc Thọ nói chung. Thời gian tới, xã sẽ đẩy mạnh phát triển nghề trồng hoa, quy hoạch theo vùng, phát triển trồng hoa theo hướng vừa kinh doanh vừa du lịch”, ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.
Qua tìm hiểu, nghề trồng hoa ly của xã Tam Thuấn nổi tiếng khắp trong vùng và đang cho thu nhập ổn định hơn so với những vùng trồng hoa khác là nhờ người dân có bí quyết riêng trong việc trồng và chăm sóc hoa. Anh Đỗ Huy Nghĩa (thôn Táo 2), một trong những hộ gia đình đầu tiên trong xã lập nghiệp bằng nghề trồng hoa, tay vừa thoăn thoắt cắt tỉa từng cành ly, vừa vui vẻ chia sẻ, hoa ly là cây trồng phụ thuộc nhiều về thời tiết, không chịu được khí hậu khắc nghiệt, cần phải che mát bằng lưới để giữ lượng ánh sáng vừa phải.
Ngày thường, giá hoa ly từ 20.000 đến 25.000 đồng/cành, thời điểm Tết Nguyên đán giá hoa tăng lên 40.000 đến 50.000 đồng/cành. Hiện tại, anh đã dồn đất của gia đình vào một khu và thuê của một số hộ liền kề, đầu tư tập trung mở rộng diện tích trồng hoa ly. Đến nay, tổng diện tích đất trồng hoa của gia đình anh là gần 10 mẫu, trong đó đa số là hoa ly (8 mẫu).
Là một trong những nơi tiêu biểu của Sơn Tây mà người dân biết ứng dụng công nghệ cao để biến đất gò đồi trở thành “mỏ vàng” quý, đem lại giá trị kinh tế cao, ông Lê Văn Long - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Mỹ, cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Thanh Mỹ thay đổi rõ rệt, đời sống sinh hoạt của nhân dân được nâng cao, kinh tế dần được phát triển, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được tăng cường bổ sung xây dựng mới, phát triển đồng bộ.
Cách đây hơn một thập niên, sau khi chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô và Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội đi vào cuộc sống, cùng với sự phát triển về kinh tế là nhu cầu bức thiết về hạ tầng giao thông và nhà ở đô thị. Khu vực phía Tây Bắc của Thủ đô nhanh chóng trở thành điểm hút dòng tiền đầu tư. Các địa phương khu vực này nhanh chóng khoác lên mình “tấm áo” mới năng động, hiện đại. Đi cùng với sự thay đổi về hạ tầng, các khu đô thị dọc trục đường lớn cũng dần hiện diện. Nếu như trước đây khu vực ven trung tâm thường phát triển dự án trung cấp thì gần đây xu hướng lan tỏa của đô thị kéo theo sự xuất hiện của các dự án cao cấp và đại đô thị quy mô được quy hoạch bài bản, tiện ích hoàn chỉnh. |
Thanh Mỹ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 và được thị xã lựa chọn xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2022. Điểm nhấn đáng chú ý, xã Thanh Mỹ vốn được mệnh danh là vùng đồi gò của Hà Nội, diện tích đất tại đây vốn chỉ chuyên trồng cây sắn, thế nhưng nay mọi sự đã khác.
Hiện cánh đồng rộng 5ha ở xã Thanh Mỹ được phủ kín màu xanh của lá, sắc hồng cam của hoa sâm Bố Chính. Điểm nhấn đáng chú ý, hiện mô hình được sản xuất theo quy trình hữu cơ; có ứng dụng công nghệ cao ở một số khâu như: Hệ thống tưới nước tự động và ươm giống. Ước tính cả thu hoa, lá, cành và củ, mỗi héc ta trồng sâm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm…
Tiếp tục ngược lên một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Ba Vì,tôi đến thủ phủ mai trắng Tản Lĩnh. Ông Phạm Đình Hùng - Chủ tịch UBND xã, chia sẻ, ở Tản Lĩnh, bên cạnh đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được nâng cao thì tỷ lệ hộ nghèo tại đây cũng được giảm dần qua các năm.
Cụ thể, năm 2018, Tản Lĩnh có 218 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 4,95%; năm 2019, có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,3%; năm 2020, còn 73 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,83%. Riêng trong năm 2021, xã Tản Lĩnh còn 34 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,83%. Đáng chú ý, bình quân, các hộ trồng mai trắng nơi đây có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ doanh thu từ hơn 1 tỷ đến 2 tỷ đồng/năm.
Ở các mô hình thuộc xã Tam Thuấn (huyện Phúc Thọ), Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây) hay mạn xa xôi mãi tận chân núi Tản là Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) dù cách thức thực hiện, phát triển kinh tế ít nhiều khác nhau song đều có điểm chung là có những người nông dân chân chất, cần cù đang từng ngày học tập, làm chủ khoa học, kỹ thuật, cải tạo giá trị đất đai, nỗ lực vươn lên làm giàu cả về vật chất và tinh thần, để những vùng quê thay da đổi thịt, để đất quê chuyển mình.
Tạo sức bật để phát triển
Phải khẳng định, ở Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây hay huyện Ba Vì, mỗi vùng đều có những tiềm năng và lợi thế phát triển rất riêng. Tại buổi Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì và Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cũng chỉ ra, Ba Vì có diện tích lớn, chiếm trên 15% diện tích toàn Thành phố. Huyện có nhiều tiềm năng nổi trội, đặc biệt là du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, tâm linh... Ngoài ra, huyện cũng có tiềm năng để phát triển nông nghiệp xanh.
Hiện quanh vùng này đã có một số sân golf như Đồng Mô… Nếu quy hoạch bài bản, kêu gọi các nhà đầu tư tầm cỡ trong và ngoài nước, tương lai thành trung tâm du lịch của Vùng Thủ đô sẽ không xa. |
Đây là những tiềm năng, lợi thế để định hướng phát triển cho huyện sau này. Với những tiềm năng nội tại, giá trị sản xuất năm 2021 ước đạt 26.080 tỷ đồng, bằng 85% so với năm 2020. Thu ngân sách đạt gần 303 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch Thành phố giao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực; tổng diện tích gieo trồng 3 vụ đạt 101% kế hoạch; trong năm, Ba Vì có thêm 16 doanh nghiệp và 125 hộ kinh doanh đăng ký mới; 17 làng nghề trong huyện tiếp tục được khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất…
Huyện cũng đã chỉ đạo đánh giá, phân hạng 54 sản phẩm OCOP năm 2021 đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, nâng tổng số lên 101 sản phẩm. Việc triển khai Quy hoạch xây dựng vùng huyện đến nay đã cơ bản hoàn thành. Trên địa bàn đã có 27/31 xã, thị trấn được cấp nước sạch, tỷ lệ hộ dân đạt 91%. Công tác đầu tư xây dựng được chỉ đạo triển khai quyết liệt. Công tác văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội cũng được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Tương tự, tại thị xã Sơn Tây, theo ghi nhận, Sơn Tây là đô thị lâu đời, trung tâm của văn hóa xứ Đoài, có bề dày truyền thống lịch sử, có vị trí chiến lược về quân sự, quốc phòng, có lợi thế là đầu mối giao thông. Thị xã còn có lợi thế gắn với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội... Tiềm năng phát triển của thị xã không nhỏ. Với những tiềm năng này, về phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất tại Sơn Tây đạt 9,9% (đạt 100% so với kế hoạch).
Thu ngân sách Nhà nước đến ngày 15/11/2021 thực hiện được 341,2 tỷ đồng (bằng 98% kế hoạch Thành phố giao và bằng 74,8% kế hoạch thị xã đề ra). Trong xây dựng nông thôn mới, thị xã Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới và xã Kim Sơn hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2020. Phấn đấu năm 2022, xã Thanh Mỹ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hiện Sơn Tây đang tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP.
Còn ở huyện Phúc Thọ, do nằm trong quy hoạch phát triển nông nghiệp và vành đai xanh của Thủ đô, lại mang trong mình nét trầm tích của lịch sử, nơi giao thoa của nhiều sắc màu văn hóa ven sông Hồng... huyện Phúc Thọ đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch - đặc biệt mới lạ là du lịch nông nghiệp sinh thái. Hiện Phúc Thọ đã có những định hướng phát triển nhất định cho những sản phẩm nông nghiệp như rau muống tiến Vua, bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam… Huyện còn khuyến khích người dân xây dựng nhà kiểu truyền thống, với mật độ thấp để bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa xưa cũ.
Ảnh minh họa. |
Sẽ thật thiếu nếu không đề cập tới sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông khu vực cùng với xu hướng sống nghỉ dưỡng ven đô khiến cho phía Tây Bắc Thủ đô trở thành một điểm sáng mới giàu tiềm năng. Theo tìm hiểu, yếu tố đầu tiên khiến cho phía Tây Bắc Hà Nội có được sức bật mạnh mẽ chính là cú hích từ hạ tầng giao thông. Đây là khu vực tập trung nhiều tuyến đường huyết mạch, nối trung tâm Thủ đô như đường Vành đai 4, Tây Thăng Long, Quốc lộ 32…
Theo thiết kế, đường Vành đai 4 là tuyến đường hiện đại với 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị, mặt đường rộng. Tuyến sẽ đóng vai trò là nơi kết nối khu vực Tây Bắc Hà Nội với Thủ đô. Không chỉ vậy, tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ kết nối với khu vực phía Bắc cầu Thăng Long với khu đô thị Sơn Tây, tạo thành một trục di chuyển cực kỳ dễ dàng, thuận tiện…
Ngoài ra, theo quy hoạch chung của Thành phố, tầm nhìn 2030, Hà Nội sẽ phát triển các chùm đô thị hướng tâm trong đó Sơn Tây là 1 mũi phát triển. Cùng với chính sách mở cửa của chính quyền địa phương dành cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư… tương lai Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm của Quốc gia, là điểm nghỉ dưỡng khu vực phía Tây Bắc Hà Nội.
Trong khí thế tươi vui bên thềm xuân mới, cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, các địa phương khu vực phía Tây Bắc của Thủ đô đã và đang ngày một sạch, đẹp, văn minh, hiện đại hơn. Hơi ấm mùa xuân đã len lỏi đến từng ngôi nhà, từng thôn xóm, làng quê, đọng niềm vui trên gương mặt mỗi người. Xuân mới đang về cũng mang theo những dự định mới, kỳ vọng mới về công cuộc đổi mới nơi ngoại thành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57