--> -->

Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “vùng đất trăm nghề”, có bề dày văn hóa, lịch sử và cả những làng nghề truyền thống nổi tiếng. Thực tế cho thấy, với những tiềm năng và thế mạnh của mình, nếu được khai thác tốt để phục vụ du lịch, chắc chắn các làng nghề sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội Tạo dấu ấn riêng để phát triển làng nghề

Tinh hoa làng nghề

Những năm qua, bên cạnh các loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Hà Nội như du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái... du lịch làng nghề cũng trở thành một hướng đi triển vọng để thu hút du khách.

Thực tế, Hà Nội có không ít những vùng đất giàu truyền thống, đã và đang tự hào với những tinh hoa làng nghề còn truyền lưu, trong đó có thể kể đến làng nghề điêu khắc Nhân Hiền (xã Hiền Giang, huyện Thường Tín). Đây là một trong những làng chuyên chế tác tượng và đồ thờ nổi tiếng. Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân của làng nghề điêu khắc Nhân Hiền đã tạo nên nhiều sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
Hà Nội nổi tiếng là “vùng đất trăm nghề”.

Ông Nguyễn Văn Trúc (Chủ tịch Hội điêu khắc gỗ thôn Nhân Hiền) cho biết, điêu khắc là nghề “cha truyền, con nối” ở Nhân Hiền. Ở khoảng thế kỷ XVIII, XIX, tay nghề của những người thợ đã vang xa; có nhiều nghệ nhân giỏi được cử vào kinh thành Huế phục vụ việc xây dựng cung đình, lăng tẩm… Một số nghệ nhân được triều đình Huế tấn phong chức “Cửu phẩm”. Ở làng, có nhiều “bàn tay vàng” nức tiếng như cụ Hoàng Văn Thiều, Trần Văn Bình… thế hệ kế tiếp có Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Văn Trúc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Minh Phú, riêng lớp người trẻ nối nghề thì có anh Hoàng Văn Kế… Chính bởi đặc thù nghề điêu khắc theo trường phái cung đình nên người thợ ở Nhân Hiền chú trọng tới các chi tiết tinh xảo, hướng vào thần thái chứ không chỉ tạc tượng đơn thuần như các làng nghề khác. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển, người thợ Nhân Hiền còn linh hoạt chuyển từ điêu khắc mộc truyền thống sang đá và các chất liệu khác.

Hay như xã Quất Động (huyện Thường Tín) có thể xem là “cái nôi” của nghệ thuật thêu tay truyền thống Việt Nam. Theo Nghệ nhân thêu tay Hoàng Thị Khương, người Quất Động rất yêu nghề thêu, những lúc nghỉ ngơi hay nông nhàn đều ngồi thêu. Từng có thời điểm nghề thịnh đến mức gần như nhà nào cũng có khung thêu. Nhiều gia đình có tới dăm, bảy đời làm nghề này.

Thêu tay cũng có nhiều kỹ thuật phức tạp, công phu hơn cả là việc thực hiện thêu các đường lượn, đường viền, thêu nổi gân lá, đài hoa, mắt phượng… Tùy đề tài, chủng loại mà sản phẩm thêu sẽ có ít hay nhiều màu sắc. Họa tiết trong mỗi sản phẩm thường là những cây cỏ, con vật đẹp, quý hiếm như tùng, trúc, cúc, mai, lan, đào, hải đường, mẫu đơn, ong, bướm, rồng phượng, hổ báo, rùa hạc, oanh, yến… cùng cảnh dân dã như đàn gà, vịt, lợn, bò; người làm đồng, cấy cày, sàng sảy, đánh cá, dệt vải; cây đa, bến nước, con thuyền; danh lam thắng cảnh như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, đình Hồng Thái... Mỗi tác phẩm đều mang đậm tính dân gian, nhân văn thể hiện hồn quê, khơi dậy ở người xem tình yêu đối với non sông, đất nước.

Tự hào với nghề song theo nghệ nhân Hoàng Thị Khương, tiềm năng nghề vẫn chưa được khai phá hết. Mức sống của người làm nghề vẫn còn bấp bênh. Để du khách gần xa biết nhiều hơn đến nghề, Nghệ nhân Hoàng Thị Khương luôn ấp ủ sẽ mở phòng triển lãm những bức tranh thêu tay đẹp đẽ và công phu nhất, từ đó thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển.

Để không chỉ mãi là tiềm năng

Các làng nghề của Hà Nội ngày càng hấp dẫn khách du lịch bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng. Một số địa phương đã khai thác thành công những giá trị văn hóa - kinh tế - xã hội của làng nghề để gắn với phát triển du lịch. Chẳng hạn như làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông). Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp, nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Trải qua trên nghìn năm tuổi, người dân Vạn Phúc vẫn miệt mài với nghề canh cửi. Làng nghề có những nghệ nhân, thợ kỹ thuật giỏi đã sáng tạo ra các mẫu hoa văn mang đậm nét các giá trị văn hoá - lịch sử, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Hiện, nhờ sự khai thác khéo léo tiềm năng du lịch, nơi đây đã nhanh chóng trở thành điểm đến khám phá, trải nghiệm lý tưởng đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Đặc biệt để khẳng định bản sắc riêng, phát triển du lịch bền vững, địa phương quản lý như phường Vạn Phúc và quận Hà Đông đã xây dựng các tuyến phố Lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch như: Khu phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh, trung tâm giao lưu văn hóa đồ cổ, phát triển loại hình lưu trú, mua sắm… Ngoài ra, nơi đây đã thành lập Hợp tác xã Vụn Art, mang lại thu nhập cho người khuyết tật bằng việc sử dụng các vải lụa vụn để ghép tranh lụa xuất khẩu ra nước ngoài.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, dù tự hào về nghề truyền thống nhưng những trường hợp phải loay hoay, tự tìm hướng quảng bá, giới thiệu nghề và làng nghề không phải là hiếm. Không khó để thấy phát triển du lịch làng nghề còn là câu chuyện dài bởi thiếu rất nhiều yếu tố thu hút khách. Những tồn tại như chất lượng nguồn nhân lực thiếu và yếu; tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; mẫu mã sản phẩm không đa dạng, thiếu sức sáng tạo, chưa bắt kịp thị hiếu của người tiêu dùng; cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông còn một khoảng cách khá xa so với nhu cầu phát triển du lịch... nên du lịch làng nghề của Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng…

Để khơi gợi tiềm năng du lịch không thể để làng nghề “tự bơi” theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”. Thay vào đó, chính quyền cơ sở phải phối hợp với các ngành thực hiện bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống, xây dựng các sản phẩm làng nghề mang tính độc đáo; phải nhận thức phát triển du lịch làng nghề là phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống. Chính quyền cơ sở muốn làng nghề phát triển trở thành một sản phẩm du lịch phải kêu gọi đầu tư, vận động các thành phần kinh tế tham gia theo phương châm xã hội hóa sản phẩm du lịch; xây dựng đội ngũ làm công tác du lịch bằng cách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; ban hành, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo hành lang pháp lý cho nhà đầu tư, hỗ trợ họ về các dịch vụ phục vụ du lịch như làm đường, quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường sạch đẹp…

Phạm Thảo

Nên xem

Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức Diễn đàn Lao động sáng tạo năm 2025

Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức Diễn đàn Lao động sáng tạo năm 2025

Ngày 25/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Diễn đàn Lao động sáng tạo năm 2025 với chủ đề “Vững niềm tin – Kiến tạo tương lai”.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm: Quan tâm sức khỏe đoàn viên

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm: Quan tâm sức khỏe đoàn viên

Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, trong các ngày từ 23/5 đến 25/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Quốc Oai: Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động

Quốc Oai: Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động

Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Quốc Oai đã tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho 100 lao động nữ là giáo viên các trường học trên địa bàn huyện và người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH Sunhouse.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương an nghỉ vĩnh hằng tại quê nhà

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương an nghỉ vĩnh hằng tại quê nhà

Đúng 15h00 chiều nay (25/5), Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã diễn ra tại quê nhà (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi). Sau bao nhiêu năm công hiến, đồng chí đã trở lại quê nhà yên giấc ngàn thu.
Việt Nam cam kết xây dựng cộng đồng truyền thông dựa trên công nghệ tiên tiến

Việt Nam cam kết xây dựng cộng đồng truyền thông dựa trên công nghệ tiên tiến

Từ ngày 24-27/5, đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) Phan Tâm dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn Hợp tác Truyền thông ASEAN - Trung Quốc 2025, tổ chức tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sự kiện là dịp để Việt Nam tái khẳng định cam kết xây dựng một cộng đồng truyền thông khu vực dựa trên công nghệ tiên tiến và giá trị đạo đức vững bền.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 25/5, Thủ tướng Chính phủ Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan từ ngày 24 - 28/5.
Nhiều hoạt động khích lệ thanh niên công nhân thi đua sản xuất

Nhiều hoạt động khích lệ thanh niên công nhân thi đua sản xuất

Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ thanh niên công nhân trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động đồng hành nhằm khích lệ thanh niên công nhân hăng hái làm việc, thi đua sản xuất.

Tin khác

Quốc Oai: Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động

Quốc Oai: Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động

Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Quốc Oai đã tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho 100 lao động nữ là giáo viên các trường học trên địa bàn huyện và người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH Sunhouse.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 10 năm qua quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực có sức lan tỏa, sâu rộng trong toàn Đảng bộ quận.
Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Tối 23/5, Liên đoàn Vật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV - năm 2025. Giải vật diễn ra từ ngày 22 đến 25/5.
Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Ngày 23/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1336/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn quận; tập huấn mô hình “Bình dân học vụ số”.
Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Để thực hiện tốt việc thành lập đơn vị hành chính mới, huyện Thường Tín đã đề xuất với thành phố Hà Nội phương án dự kiến đặt trụ sở cơ quan hành chính - chính trị 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở giáo dục, trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”; góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động