Đánh giá tác động của các chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Tạo điều kiện tối đa hỗ trợ các trường mầm non ngoài công lập Huyện Thanh Trì: Sẵn sàng đón trẻ mầm non đến trường |
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thành phố đã báo cáo Bộ Chính trị về việc tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020, xây dựng và đề xuất Bộ Chính trị (khóa XIII) ban hành Nghị quyết (mới) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng thời nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Trên cơ sở đó, Thành phố xây dựng báo cáo đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), dự kiến trình Bộ Tư pháp vào cuối tháng 4/2022. Kèm theo hồ sơ sửa đổi Luật là đánh giá tác động, những chính sách mới, đột phá, làm cơ sở cho Chính phủ, các bộ ngành xem xét, Quốc hội thảo luận và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố nhấn mạnh, hai chính sách được đưa ra tại tọa đàm có tính chất quan trọng đối với Luật Thủ đô (sửa đổi). Thành phố cần có tổ chức bộ máy chính quyền đủ năng lực để thực hiện Nghị quyết (mới) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Luật Thủ đô (sửa đổi) đề ra. Từ yêu cầu tổ chức bộ máy chính quyền, cần có đội ngũ cán bộ chất lượng cao nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.
![]() |
Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự tọa đàm do UBND thành phố Hà Nội tổ chức. |
Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá những nội dung Luật Thủ đô (sửa đổi) được Thành phố xây dựng là cần thiết và phù hợp với thực tiễn. Các chuyên gia cũng làm rõ nội dung, giải pháp chính sách cần đánh giá tác động đưa vào hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Đồng thời, phân tích, dự báo tác động của từng chính sách đối với các đối tượng: Người dân, doanh nghiệp, tổ chức, Nhà nước… chịu tác động của chính sách; tác động về kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và đối với hệ thống pháp luật.
Đề xuất chính sách tổ chức chính quyền Thủ đô, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng chỉ nên tổ chức chính quyền đầy đủ (Hội đồng nhân dân - UBND) ở cấp Thành phố; đồng thời phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho chính quyền cấp Thành phố. Đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn chỉ nên tổ chức cơ quan hành chính (UBND) để bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ngoài ra, một số chuyên gia gợi mở, trong tương lai, nếu Hà Nội có mô hình “thành phố trong thành phố”, cần mạnh dạn phân cấp phân quyền cho chính quyền vận hành theo mô hình này.
Xác định nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng để phát triển Thủ đô, các nhà khoa học nhấn mạnh, bộ máy dù đã tinh gọn nhưng có hiệu lực, hiệu quả hay không lại phụ thuộc chính vào đội ngũ cán bộ vận hành bộ máy. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần giao quyền tự chủ cho các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, kể cả công chức lãnh đạo quản lý một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, để thu hút nhân lực thật sự chất lượng cao, các đại biểu đề xuất một số cơ chế, chính sách đãi ngộ nhân tài không chỉ trong nước mà trên khắp thế giới về làm việc không chỉ cho các cơ quan nhà nước, mà còn cho các doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết UBND Thành phố sẽ tiếp thu đầy đủ các quan điểm, gợi ý cách làm của các chuyên gia, nhà khoa học. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố sẽ xây dựng thành các luận cứ trong báo cáo đánh giá tác động của các chính sách trên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 13:08

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 13:02

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường
Chỉ đạo - Điều hành 18/04/2025 18:32

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 18/04/2025 11:26

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí
Chỉ đạo - Điều hành 17/04/2025 18:04

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 17/04/2025 06:45

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”
Chỉ đạo - Điều hành 16/04/2025 17:42

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 16/04/2025 05:57

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6
Chỉ đạo - Điều hành 14/04/2025 22:02