--> -->

Đảm bảo hạ tầng ngành Thông tin và Truyền thông phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai

Ngày 14/7, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2022.
Thanh Trì triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 Đông Anh tập huấn phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tạo khung pháp lý chung, nâng cao năng lực về phòng thủ dân sự

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Thông tin và Truyền thông Thành phố cho biết, dự báo năm 2022, dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các loại hình thiên tại như mưa, bão, lũ rừng ngang, ngập ủng, sạt lở... sẽ tiếp tục diễn ra trái với quy luật; nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, thiểu nước cho sản xuất, sinh hoạt ngày càng cao.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô, các sự cố cháy, nổ, sập đổ công trình, tình hình dịch bệnh Covid-19... cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thiệt hại.

Đảm bảo hạ tầng ngành Thông tin và Truyền thông phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ chủ trì hội nghị

Trước thực tế trên, thành phố Hà Nội và Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, trong đó có ngành Thông tin và Truyền thông chủ động phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả; vừa đảm bảo giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra thiên tai, sự cố, vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Thủ đô.

Để đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đề nghị các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Thông tin và Truyền thông Thành phố tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, đặc biệt lưu ý 2 Chỉ thị của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành mới đây.

“Trên cơ sở Kế hoạch 1136/KH-STTTT ngày 13/5/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị doanh nghiệp trong ngành Thông tin và Truyền thông chủ động xây dựng phương án, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của các đơn vị, doanh nghiệp theo phương châm “4 tại chỗ”; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện ứng cứu, khắc phục sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạntrong mọi tình huống”, đồng chí Nguyễn Tiến Sỹ nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng cho biết, thời gian tới, Ban Chỉ huy sẽ tiến hành kiểm tra công tác tổ chức triển khai phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, quản lý hạ tầng dùng chung trên địa bàn Thành phố nhằm bổ sung, khắc phục những thiếu sót, chưa sát thực tế để đảm bảo đúng phương châm “4 tại chỗ”.

Tại Hội nghị, các đơn vị, doanh nghiệp bưu chính - viễn thông như: VNPT Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Viettel Hà Nội, Mobifone, Công ty cổ phần viễn thông FPT… cơ bản thống nhất với các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Thông tin và Truyền thông Thành phố năm 2022.

Đồng thời sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có mưa bão, sự cố thiên tai trên địa bàn Thành phố; phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, triển khai thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, doanh nghiệp sẽ báo cáo, đề xuất với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp để kịp thời chỉ đạo, xử lý.

Linh Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.
Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Việt Nam chính thức được chọn là chủ nhà AFF Cup Nữ 2025

Việt Nam chính thức được chọn là chủ nhà AFF Cup Nữ 2025

Ngày 13/5, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã chính thức công bố Việt Nam là quốc gia đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2025 (AFF Cup nữ 2025). Giải đấu sẽ diễn ra tại hai thành phố lớn của Việt Nam, Việt Trì và Hải Phòng, từ ngày 6 đến 19/8/2025.
Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Cục Thuế (Bộ Tài chính) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa ký kết Quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Công đoàn Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động trong thời kỳ mới

Công đoàn Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động trong thời kỳ mới

Công đoàn Hà Tĩnh luôn khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.

Tin khác

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Việc tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025 cần được triển khai sâu rộng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan; có tính định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn...
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động