Đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa bão
Rà soát bãi ven sông, nơi làm bãi trung chuyển vật liệu xây dựng Đảm bảo an toàn đê điều trước nguy cơ lũ lớn |
![]() |
Tuyến đê thuộc địa bàn phường Tứ Liên nhìn từ trên cao. |
Hà Nội có hơn 626.000 đê, trong đó có 37,709km đê hữu Hồng, là đê cấp đặc biệt duy nhất của cả nước. Hệ thống đê đã phát huy tốt vai trò phòng, chống lụt bão bảo vệ Thủ đô trước các trận lũ lịch sử.
Tuyến đê Hữu Hồng tại phường Nhật Tân kéo dài khoảng 1,5 km từ km 59+420 đến km 60+118 và km 60+600. Đây là tuyến có vai trò chiến lược trong việc kết nối các khu vực trung tâm với Tây Hồ, đồng thời liên kết hiệu quả với các trục giao thông quan trọng như đường Âu Cơ, Nghi Tàm, cầu Nhật Tân và đường Lạc Long Quân.
![]() |
Một đoạn đê Hữu Hồng thuộc phường Nhật Tân. |
Tuyến đê này đã được nâng cấp và mở rộng giúp giảm thiểu nguy cơ ngập lụt và tạo điều kiện an toàn cho các hoạt động kinh tế, giao thông và sinh hoạt hằng ngày của người dân trên địa bàn phường. Ngoài việc nâng cấp tuyến đê cấp đặc biệt như đê Hữu Hồng, các tuyến đê quai cũng được mở rộng lòng đê và bê tông hóa để cải thiện khả năng thoát nước, giảm thiểu nguy cơ ngập lụt và bảo vệ người dân và khu vực nội đô trong mùa mưa bão…
Theo ông Công Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân: “Phường Nhật Tân có chiều dài 1,5km đê sông Hồng là cấp tuyến đê đặc biệt. Hằng năm phường tổ chức rà soát các trường hợp người dân sinh sống ngoài bãi, chúng tôi tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phường cũng như trên Zalo, Facebook, Fanpage của phường đến tất cả các hộ dân đang sống trong vùng thoát lũ có ý thức về việc phòng, chống thiên tai. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ), lên phương án cụ thể cho những tình huống có thể xảy ra. Đồng thời tổ chức các tuyến xung kích kiểm tra, kiểm soát 24/24 từ ngày 15/6 đến hết mùa mưa lũ”…
![]() |
Một đoạn đê qua phường Tứ Liên. |
Trên cùng tuyến đê huyết mạch Hữu Hồng, đoạn qua phường Tứ Liên, dài khoảng 1km từ ngõ 54 Âu Cơ đến ngõ 200 Âu Cơ, Ủy ban nhân dân phường Tứ Liên đã triển khai nhiều phương án chiến lược nhằm bảo đảm an toàn cho cư dân trong mùa mưa lũ. Cùng với việc phân công lịch trực tại các điểm canh đê, Ủy ban nhân dân phường cũng thường xuyên kiểm tra, rà soát định kỳ, chuẩn bị đầy đủ vật tư và vật liệu cần thiết để chủ động, sẵn sàng đối phó với mưa lũ. Phường cũng tích cực tới từng hộ dân tuyên truyền để người dân canh tác ở khu vực ngoài bãi sông Hồng đảm bảo hành lang thoát lũ, chấp hành đúng quy định trong pháp lệnh đê điều.
Các tuyến đê bối (đê quai) dài 1,5 km tại phường Tứ Liên được cải tạo từ năm 1018 tới năm 2021 được cải tạo lại, hiện đã được bê tông hóa và nâng cao mặt đê nhằm đảm bảo khả năng chống lũ đạt mức báo động số 3 của sông Hồng. Đây cũng là tuyến đê huyết mạch để người dân trên địa bàn Thành phố có thể tham gia giao thông một cách thuận lợi và giao thương với các huyện và tỉnh thành lân cận…
Hệ thống đê điều tại Hà Nội đã khẳng định vai trò thiết yếu không chỉ trong việc bảo vệ Thành phố trước thiên tai mà còn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Việc nâng cấp và bê tông hóa các tuyến đê không chỉ tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc mà còn góp phần cải thiện hạ tầng giao thông, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế. Sự phối hợp giữa chính quyền và người dân trong công tác quản lý và bảo trì hệ thống đê điều sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho Thủ đô trong tương lai.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng gia tăng, chính quyền Thành phố không chỉ tập trung vào các khu vực nội đô mà còn chú trọng đến việc nâng cấp hệ thống đê tại các huyện ngoại thành. Mục tiêu là đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho người dân trong mùa mưa lũ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất
Tin khác

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ
Môi trường 23/07/2025 18:15

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông
Môi trường 23/07/2025 06:52

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão
Môi trường 22/07/2025 20:16

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình
Môi trường 22/07/2025 11:02

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:06

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3
Môi trường 22/07/2025 10:04

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh
Môi trường 22/07/2025 09:21

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha
Đô thị 22/07/2025 08:42

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc
Môi trường 22/07/2025 07:20

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6
Môi trường 22/07/2025 06:30