-->

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống

Cử tri các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm vui mừng khi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Cử tri cũng mong chờ Luật sớm triển khai thực hiện, mang tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô, để Thủ đô vươn tầm phát triển, xứng đáng là đô thị đặc biệt, có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của cả nước.
Triển khai các nhiệm vụ để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả Luật Thủ đô (sửa đổi): Phân cấp, ủy quyền hàng loạt nhiệm vụ cho HĐND, UBND

Cải cách tiền lương cần đi kèm với chính sách để hạn chế tăng giá

Sáng 10/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng với đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu chính quận Thanh Xuân.

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống
Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại Hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu Quốc hội đã báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Trong đó, nhấn mạnh, Quốc hội đã xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Quốc hội cũng đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”; xem xét báo cáo về tổng hợp kiến nghị của cử tri và nhân dân, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đáng chú ý, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng, trong đó, đã quyết nghị: Thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW (gồm điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6% áp dụng từ ngày 1/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025)…Theo đó, điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024; điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng từ ngày 1/7/2024…

Phát biểu tại hội nghị, cử tri 3 quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm đã bày tỏ vui mừng với các kết quả đã đạt được trong kỳ họp, trong đó tâm đắc với phiên truyền hình trực tiếp về chất vấn và trả lời chất vấn, tranh luận; qua đó khẳng định rõ năng lực, trình độ khả năng nắm bắt vụ việc và sâu sát, chất lượng của người hỏi và người trả lời.

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống
Cử tri phát biểu tại Hội nghị.

Đặc biệt, cử tri vui mừng khi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thuận lợi phân cấp, phân quyền nhiều cho Thủ đô phát triển tốt nhất. Cử tri mong chờ Luật sớm triển khai thực hiện sẽ mang tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô, để Thủ đô vươn tầm phát triển, xứng đáng là đô thị đặc biệt, có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của cả nước.

Qua đây, cử tri cũng kiến nghị với Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện lời hứa về các giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại trong vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải, nguồn nước, các sông, ngòi, ao hồ; nạn khai thác cát trái phép gây sạt lở nghiêm trọng và vệ sinh an toàn thực phẩm...

Bày tỏ vui mừng với chính sách cải cách tiền lương, trong đó nâng mức lương cơ sở từ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%), cử tri 3 quận cho biết, nhân dân mong đợi cải cách tiền lương cần đi kèm với chính sách để hạn chế tăng giá; đồng thời, cần làm rõ cơ sở khoa học về mức chênh lệch tăng 15% với người hưởng lương hưu và có hình thức tuyên truyền phù hợp để người dân nắm được.

Xử lý nghiêm hơn nữa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Kiến nghị cụ thể một số vấn đề quan tâm, cử tri phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) đề nghị Quốc hội quyết liệt hơn nữa trong việc giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý để xử lý triệt để hơn nữa trong việc thực hiện nghiêm những quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, căn cứ vào thực tiễn mang tính đặc thù của đời sống, kinh tế - xã hội Thủ đô, thành phố Hà Nội cần có cơ chế đặc thù trong chủ trương tăng cường biên chế về con người, cơ sở vật chất và tiền lương thu nhập cho đội ngũ cán bộ cấp xã, phường để đảm bảo luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống
Cư tri mong chờ Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống.

Cử tri phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) đề nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung một số quy định trong Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, trong đó đề nghị cần có quy định về chế độ phụ cấp cho Trưởng, Phó Ban Thanh tra nhân dân; có quy định cụ thể việc bố trí kinh phí hoạt động cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng khi xây dựng dự toán kinh phí cho các chương trình, dự án.

Cử tri phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) đề nghị Bộ Công Thương và UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí Hà Nội khẩn trương bàn giao các diện tích cơ sở nhà đất sau sắp xếp doanh nghiệp khu 129A Thượng Đình hiện đang cho thuê kiốt; bàn giao diện tích sân bóng (sân vận động Thượng Đình) về cho phường để phục vụ nhu cầu vui chơi thể thao cho con em cán bộ công nhân viên Nhà máy trước đây và nhân dân trong phường; bàn giao diện tích Trường đào tạo nghề Cơ khí tại 131 Nguyễn Trãi về cho phường để xây dựng trường tiểu học, THCS vì phường chưa có trường học. Hiện diện tích này đơn vị sử dụng không đúng mục đích, đang cho thuê, vi phạm luật đất đai.

Triển khai hiệu quả các quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thay mặt các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn hoan nghênh lãnh đạo 3 quận, 29 phường tham dự đầy đủ tại các điểm cầu. Việc tiếp xúc cử tri thể hiện kỷ cương trách nhiệm, đề nghị lãnh đạo các đơn vị tiếp thu các nội dung theo thẩm quyền và triển khai công việc đạt hiệu quả.

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống
Cư tri nêu kiến nghị tại Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá cao ý kiến của cử tri rất sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm, cho thấy cử tri theo dõi sát, đánh giá kỹ công việc, phương thức tổ chức kỳ họp của Quốc hội và có những đóng góp cụ thể đối với từng nội dung theo thẩm quyền của Quốc hội, các bộ, ngành, các cơ quan thuộc Thành phố. Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ tổng hợp, theo dõi tiến độ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri để thông tin tới cử tri.

Nhấn mạnh kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 Quy hoạch Thủ đô, trong đó Luật Thủ đô có nhiều cơ chế chính sách phân cấp, phân quyền cho Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố phát triển, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, với 9 nhóm cơ chế, chính sách chính thức Luật hóa mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội; tăng thẩm quyền cho HĐND, UBND; tăng số lượng đại biểu HĐND, đại biểu chuyên trách...

“Quan điểm của lãnh đạo Thành phố là tất cả những nội dung liên quan đến Luật Thủ đô sẽ được cụ thể hóa để đi vào cuộc sống. Trong số các nhóm cơ chế chính sách có một số nhóm có hiệu lực từ 1/1/2025 và một số nhóm có hiệu lực từ 1/7/2025, Thành phố sẽ có phân công, phân nhiệm để triển khai có hiệu quả các quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi)”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh thêm.

Thông tin tới cử tri tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đáng lưu ý, thời gian qua Thành phố đã triển khai thực hiện tốt việc đầu tư cơ sở vật chất cho 3 lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục... đề nghị UBND, các sở, ngành tiếp tục cố gắng làm ra “sản phẩm” cụ thể tương ứng với sự quan tâm đầu tư, để cử tri, nhân dân theo dõi, giám sát.

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống
Toàn cảnh Hội nghị.

Ghi nhận ý kiến của cử tri trong việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thời gian qua, Thành phố đã có nhiều giải pháp xử lý và thời gian tới tiếp tục chỉ đạo để giải quyết. Với vấn đề phòng cháy, chữa cháy, sắp tới Quốc hội thông qua dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Về vấn đề này, Thành ủy ban hành chỉ thị, HĐND cũng thông qua đề án phòng cháy, chữa cháy, trong đó yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị phải vào cuộc. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị cử tri, nhân dân cùng tham gia để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản; đề nghị các cơ quan tiếp tục tuyên truyền về kỹ năng thoát hiểm cho người dân.

Khẳng định việc di dời trụ sở các cơ quan ra khỏi nội đô thời gian tới tiếp tục thực hiện, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị 3 quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm quan tâm thực hiện Chương trình 03 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, cải tạo xây dựng công viên, vườn hoa, lan tỏa đến các phường, cử tri nhân dân; tận dụng các khoảng không để trồng hoa, tạo cảnh quan cây xanh. Quận Cầu Giấy cần làm tốt ở công viên Nam Trung Yên, công viên Mai Dịch...

Các vấn đề khác, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ tiếp thu và tổng hợp đầy đủ để gửi đến các bộ, ngành, cơ quan chức năng xem xét giải quyết, trả lời cử tri theo đúng quy định.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động