-->

Còn mãi với thời gian

(LĐTĐ) Vào một ngày trời đổi tiết xuân, tôi ngược xe lên phía Tây, lên xứ Đoài. Trong chuyến du khảo, những kiến trúc đình trên đất xứ Đoài mây trắng như đang phô diễn một vẻ đẹp cổ kính. Lạ kỳ hơn, dù đã qua bao biến cố, thăng trầm nhưng quanh những mái đình Đoài cho đến nay vẫn lưu giữ muôn vàn giá trị trân quý. Đó là nét kiến trúc đặc sắc và vô vàn những huyền tích lạ kỳ.
con mai voi thoi gian Dấu ấn thời gian qua linh vật nghê Việt
con mai voi thoi gian Vẻ đẹp thăng trầm qua thời gian

1. Xứ Đoài là vùng đất “sơn kỳ, thủy tú”, với núi Tản Viên, dòng sông Hồng chảy dài, xuyên suốt mấy nghìn năm lịch sử dân tộc, chứa đựng biết bao huyền tích văn hóa từ thuở khai thiên lập địa của cư dân Việt cổ… Chỉ chừng ấy lý do cũng đủ để tôi dong xe, rong ruổi cùng nhà văn Nguyễn Văn Học – một người đam mê kiếm tìm nét cổ ở làng quê Việt ngược tìm những trầm tích xứ Đoài. Anh rỉ rả bảo, nơi đây từ lâu là đề tài hấp dẫn, là nguồn cảm hứng sáng tạo lớn cho các tác phẩm nghệ thuật hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh.

Quả vậy, có đi mới biết, trên vùng đất cổ này đã và đang lưu giữ những di sản đã tồn tại hàng trăm năm. Đó là các ngôi đình cổ với mái ngói cong vút cổ kính như: Làng So, Hương Canh, Vân Canh, Tây Đằng, Chu Quyến, Hạ Hiệp, Đại Phùng, Thụy Phiêu… Nét chung là vậy nhưng ẩn hiện trong mỗi di tích lại có điểm riêng hết sức độc đáo.

con mai voi thoi gian
Nét cổ kính ở đình Yên Bồ như chân cột bằng đá tảng tự nhiên, hoa văn chạm khắc tứ linh… cho đến nay vẫn không thay đổi

Cũng lạ, cho đến nay người Chu Quyến (xã Chu Minh, huyện Ba Vì) vẫn ghi nhớ tên nôm - đình Chàng hơn những danh xưng khác. Xưa cũng thế mà nay vẫn vậy, nơi đình Chàng vẫn luôn là điểm tổ chức hội làng với nhiều nghi lễ truyền thống vào tháng Giêng. Người già trong làng kể rằng, đình Chàng có từ cuối thế kỷ 17, là biểu tượng cho kiến trúc đình gỗ dân gian của Việt Nam thời Lê Trung Hưng.

Như hầu hết các ngôi đình cổ xứ Đoài, đình Chu Quyến đồ sộ và vẹn nguyên với không gian kiến trúc mở. Đình có mái xòe rộng ra bốn phía, các đầu đao đều uốn cong giúp cho phần mái trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và duyên dáng. Đặc biệt, đình được kết cấu khung gỗ kiểu chồng giường với những trang trí tinh xảo, miêu tả cảnh chọi gà, hát múa dân gian, người cưỡi hổ, các họa tiết linh vật… Theo tìm hiểu, ngoài kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc độc đáo, trong đình Chu Quyến hiện còn lưu giữ những thần tích và các di vật cổ có giá trị lịch sử to lớn, đặc biệt là những đạo sắc phong của các triều Lê Trung Hưng, Tây Sơn, triều Nguyễn phong thần cho Nhã Lang Vương.

Giống với đình Chu Quyến, đình Tây Đằng đẹp trong cách bài trí bố cục độc đáo. Đình chỉ có một nếp nhà hình chữ “nhất” như khối hộp hình chữ nhật, không có hậu cung, cũng không có tiền tế. Tuy nhiên, vẻ đẹp của ngôi đình tiềm ẩn bên trong là những giá trị văn hóa nghệ thuật được chạm khắc một cách tài tình của các nghệ nhân dân gian xưa. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định một cách chính xác đình được xây dựng vào năm nào vì không có giấy tờ ghi chép lại. Một số nhà nghiên cứu đã từng đem đình Tây Đằng ra so sánh với đình Lỗ Hạnh thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang để nói lên sự cổ kính của di sản văn hóa này.

con mai voi thoi gian
Nhiều ngôi đình chân cột vẫn được kê bằng đá.

2. Cũng trên địa phận huyện Ba Vì, khi ghé thăm đình Yên Bồ ở xã Vật Lại tôi được ông Đỗ Văn Lễ - Chi hội trưởng Hội người cao tuổi thôn Yên Bồ khai mở không ít gút mắc. Theo lời ông Lễ, trong lịch sử kiến trúc nghệ thuật Việt Nam, nếu như đền, chùa thường chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai khá mạnh mẽ, thì đình làng vẫn luôn là “sản phẩm” khá thuần Việt.

Có thể nói, đình làng không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, là sợi dây gắn bó cộng đồng, biểu tượng quyền lực làng xã xưa mà còn là một nét đẹp độc đáo trong văn hóa xứ Đoài. Cũng dễ hiểu vì sao trong tâm thức của người Việt nói chung, người dân xứ Đoài nói riêng, hình ảnh “cây đa - bến nước - sân đình” luôn là biểu tượng gần gũi, thân thuộc của quê hương.

Ngay như đình Yên Bồ, dù được xây dựng từ khoảng thế kỷ 17, thời Lê Trung Hưng, thờ Tam vị Đức thánh Tản Viên, đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 2001, là nơi lưu giữ 11 sắc phong của các triều vua Lê, Nguyễn… đã qua bao biến thiên của thời cuộc nhưng những đặc trưng kiến trúc nguyên bản như: Chân cột bằng đá tảng tự nhiên, hoa văn chạm khắc tứ linh… cho đến nay vẫn không thay đổi. Đặc biệt hơn cả, chính vì mang chức năng là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã nên đình làng chỉ có cổng tam quan chứ không có tường rào vây quanh. Tất cả mọi người dân trong làng đều bình đẳng như nhau trong việc sử dụng không gian sân đình.

Những chia sẻ của ông Nguyễn Như Chương – Trưởng ban Khánh tiết thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cũng có chung quan điểm như vậy. Dẫn tôi thăm ngôi đình đầy nét cổ kính, rêu phong, ông Nguyễn Như Chương bảo, đình Tiền Lệ đã có từ thời Lê Trung Hưng, vào khoảng thế kỷ 17. Đình được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2011”. Một nét riêng khác, bất biến ở ngôi đình này là kiến trúc đặc trưng giai đoạn Lê – Nguyễn. Cụ thể, đình được thiết kế theo kiểu chữ “đinh” gồm 2 gian chính là đại bái và hậu cung. Đặc biệt, với dạng nhà sàn, hệ thống cột được giằng níu với nhau bằng nhiều lỗ mộng và ván ghép khiến không gian của đình mở ra rộng hơn.

Dạo qua các ngôi đình trên xứ Đoài, ngoài nét đặc sắc là tổng thể kiến trúc thì tôi thấy giá trị của những di sản này còn ẩn hiện ngay trong chính hoa văn chạm trổ. Chẳng hạn, ở đình Tây Đằng, trên các cột xà xung quanh mái đình cho đến nay vẫn còn lưu giữ những chạm khắc mô tả sống động một quy trình khép kín của cuộc sống người Việt cổ.

Với đề tài là các hoạt động của con người từ thời khai thiên lập quốc cho đến thế kỉ 16, các nghệ nhân thuở lập đình đã khéo léo xây dựng các hình ảnh như săn bắn, hái lượm, chiến đấu, bơi thuyền, gánh con, đốn củi, múa hát... vào trong những kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủ uyển chuyển, nhịp nhàng, mềm mại. Và tài tình hơn, toàn bộ hơn 1.000 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề bị trùng lặp.

Hoặc tại các đình khác, dễ thấy hơn cả là các đầu đao, xà, đấu, kèo, cốn của đình đều uốn cong có gắn long, ly, quy, phượng hay các con giống bằng đất nung màu gan trâu. Trong đó, nổi bật nhất là các hình chạm khắc rồng theo phong cách rồng thời Trần và các họa tiết chim phượng theo lối múa xòe cả hai cánh. Trong khoảng thời gian 10 năm lại đây, không ít đình làng đã xuống cấp và được trùng tu.

Thế nhưng, theo đó cũng xuất hiện những ngôi đình trùng tu không đạt yêu cầu, đánh mất đi những nét cổ kính trân quý. Dù vậy, mừng vui hơn cả, hiện ứng xử của người dân với đình cho đến nay vẫn không thay đổi. Tình cảm người dân dành cho đình vẫn trọn vẹn như bao thế hệ người Việt vẫn một lòng “Qua đình ngả nón trông đình”. Và ngày xuân, khi mọi vật đâm chồi, khoe sắc, đình vẫn là nơi tụ họp, là điểm để người làng tìm về.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động