Cơm, bún, phở... tăng theo giá gạo
Gió đảo chiều, giá gạo xuất khẩu Việt Nam lại vượt Thái Lan Việt Nam có thể xuất khẩu gạo trên 7,5 triệu tấn trong năm 2023 |
Giá lúa gạo tại thị trường nội địa liên tục tăng, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, các tiểu thương tại các chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ, làm tăng giá các loại bột gạo và món ăn truyền thống như cơm, bún, phở, bánh cuốn,...
Tình hình tăng giá gạo cũng đã tác động trực tiếp lên các cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội, khiến việc điều chỉnh giá của các sản phẩm liên quan trở thành điều khó tránh.
Theo ghi nhận tại một số quán ăn, chợ truyền thống ở Hà Nội, các mặt hàng cơm, bún, phở, bánh cuốn… đã tăng so với một tuần trước đây.
Anh Đoàn Vĩnh Hà (trú tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mới đây khi anh đến ăn trưa tại quán cơm gà Tuyết Nhung trên phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy, Hà Nội), được nhân viên thông báo hiện tại mỗi đĩa cơm sẽ tăng thêm 2.000 đồng. “Nhân viên của quán nói rằng mặc dù chưa thay bảng giá mới nhưng mỗi suất cơm sẽ thu thêm 2.000 đồng. Tôi thấy hầu hết khách hàng cũng vui vẻ trả thêm tiền chứ không ý kiến gì vì gần đây giá gạo tăng đột biến vậy mà”, anh Hà nói.
Giá gạo tăng khiến các cơ sở ăn uống buộc phải tăng giá bán. |
Bà Lê Thị Nguyệt - chủ cửa hàng bún ở chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, hàng ngày bà nhập hàng với lượng lớn từ một cơ sở sản xuất ở huyện Hoài Đức. Tuy nhiên, gần đây, chủ cơ sở này thông báo tăng giá bún thêm 2.000 đồng/kg.
“Trước đây, 1kg bún có giá 10.000 đồng, do tôi mua số lượng lớn. Nhưng gần đây, giá đã tăng lên 12.000 đồng/kg, tức là tăng thêm 2.000 đồng sau khoảng 1 tuần. Nguyên nhân chủ yếu là do giá gạo 504 sử dụng để sản xuất bún và phở đã tăng cao”, bà Nguyệt nói.
Với khách mua số lượng lớn, bà Nguyệt chỉ nâng giá nhẹ, nhưng đối với khách mua ít, bà tăng khoảng 1.000 - 2.000 đồng để có lãi.
Bà Nguyệt thông tin thêm, gạo 504 có đặc điểm hạt gạo dài, trắng ngà, ít tấm. Nếu dùng để làm bánh, bột hoặc bún phải là loại gạo được chà từ lúa trữ 1 năm trở lên. Còn gạo 504 mới xay có đặc tính nở xốp và mềm cơm hơn nên không phù hợp để sản xuất, nhưng hiện tại nguồn cung loại gạo này đang hạn chế.
Theo khảo sát, không chỉ bún mà các loại bột gạo, bánh phở, bánh cuốn cũng đồng loạt tăng giá từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Giá bún tươi sử dụng cho món bún riêu và bún bò đã tăng từ 10.000 đồng/kg lên 12.000 đồng/kg. Giá bánh cuốn cũng đã tăng từ 20.000 đồng/kg lên 23.000 đồng/kg. Giá bún khô đã tăng thêm 3.000 đồng/kg, lên 33.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá các loại bột gạo dùng để làm bánh cũng đã tăng. Chị Ngọc Mai, tiểu thương tại chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) cho hay, các loại bột gạo thương hiệu Minh Đức đã tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/bịch, tùy theo loại 400g hay 800g.
Tại các chợ truyền thống, những mặt hàng như bún, phở, bánh đa,... tăng theo giá gạo. |
Các loại bột gạo tẻ Thái Lan cũng đã tăng thêm 2.000 đồng/túi 400g, lên mức 20.000 đồng/túi, với một số cửa hàng thậm chí tăng thêm 4.000 đồng/túi 400g, tương đương 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, giá các loại bún tươi, bánh phở và bún khô vẫn duy trì ở mức giá cũ.
Bà Ngô Nguyệt Ánh - Công ty cổ phần Thực phẩm An Đông cho hay, loại gạo dùng để sản xuất bún, phở, bánh cuốn,… trước đây có giá 13.000 đồng/kg, nay tăng lên 17.000 đồng, mức tăng tương đương 20%. Dù vậy, công ty vẫn chưa tăng giá sản phẩm bán ra.
Theo bà Ánh, các sản phẩm của công ty đều nằm trong chương trình bình ổn thị trường, công ty có nguồn gạo dự trữ để sản xuất trong 1 - 3 tháng nên vẫn ưu tiên việc ổn định giá bán. Nhưng nếu trong vòng 2 tháng tới, giá gạo tiếp tục tăng thì công ty buộc phải tăng giá bán.
“Gạo Ấn Độ ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo thế giới. Việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo khiến giá gạo thế giới tăng. Khi gạo tăng giá thì nhiều sản phẩm khác cũng tăng giá theo”, bà Ánh giải thích.
Ông Đỗ Duy Anh, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Đỗ Anh cho biết, giá gạo mà doanh nghiệp dùng để sản xuất bún sạch cứ tăng dần. Từ mức giá 9.800 - 10.000 đồng/kg, hiện giá gạo này đã tăng lên 15.500 - 16.000 đồng/kg. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của doanh nghiệp nói riêng, của ngành sản xuất thực phẩm bún, phở… nói chung.
“Chúng tôi xác định được xu thế giá nguyên vật liệu tăng nên cũng trữ được một ít gạo để sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay giá nguyên liệu tăng mà chúng tôi chưa thể tăng được giá bún và có thể sang đến tháng 9 mới tăng giá được, rất khó khăn”, ông Anh nói.
“Hiện nay, giá gạo và giá xăng, dầu đều tăng, nhưng khi chúng tôi thông báo tăng giá thêm khoảng 3.000 đồng/kg bún thì khách hàng không chịu. Trong tình hình này nếu Nhà nước không điều tiết được thì chúng tôi chắc chỉ cầm cự hỗ trợ được khách hàng trong 1 tháng nữa thôi”, ông Anh nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22