--> -->

Cơ hội vươn lên tầm cao mới

Hơn 10 năm triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011), 2 đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống đã được phê duyệt và công bố rộng rãi trong nửa đầu tháng 4 vừa qua chính là những mảnh ghép cuối để Hà Nội hoàn thành việc lập, phê duyệt 100% đồ án quy hoạch phân khu đô thị. Đây là chính là tiền đề cho nhiều cơ hội mới, diện mạo mới để Thủ đô phát triển xứng tầm, đồng thời nâng cao chất lượng sống của người dân.
Giải trình làm rõ trách nhiệm chậm lập quy hoạch đô thị vệ tinh Quy hoạch đô thị phải đáp ứng nhu cầu phát triển

Dấu ấn một chặng đường

Trong những năm qua, công tác quy hoạch và phát triển đô thị luôn được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo, thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách; xây dựng chiến lược, kế hoạch tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch theo thứ tự, tầng bậc, bố trí nguồn vốn đầu tư công để xây dựng hạ tầng khung làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch được thực hiện theo thứ tự, tầng bậc, làm cơ sở cho quản lý phát triển đô thị và hình thành các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; cải thiện về cơ bản điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Kinh tế đô thị từng bước khẳng định được vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, gia tăng giá trị lao động tại mỗi vùng và cả nước trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Cơ hội vươn lên tầm cao mới
Hà Nội đang có cơ hội mới để phát triển xứng tầm.

Theo Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, tính đến hết năm 2021, thành phố Hà Nội đã hoàn thành một khối lượng lớn các quy hoạch. Cụ thể, đã phê duyệt 33/33 đồ án quy hoạch chung; 33/35 đồ án quy hoạch phân khu đô thị; 32/32 đồ án quy hoạch chung xây dựng các huyện. Tỷ lệ diện tích phủ kín của quy hoạch xây dựng đạt 95,05%. Các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, chỉ giới đường đỏ, quy hoạch đặc thù được đồng bộ triển khai. Các quy hoạch lập mới và điều chỉnh từng bước đã giải quyết được các vướng mắc trong quá trình đầu tư, tạo thuận lợi cho cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đô thị, nông thôn.

Đáng chú ý, bước sang năm mới 2022, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, sự hỗ trợ của nhiều bộ, ngành, thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch phân khu sông Đuống đồng thời tổ chức công bố theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, cơ quan thường trực Chương trình số 05-CTr/TU đã triển khai các nhiệm vụ chính trị trọng tâm gồm: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị.

Giờ đây, các đồ án Quy hoạch chung đô thị đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt đảm bảo phủ kín 100%, bao gồm cả giao thông tĩnh, không gian ngầm, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch kiến trúc 4 quận nội đô, quy hoạch các phân khu… những quy hoạch này góp phần không nhỏ tháo gỡ khó khăn cho Thành phố.

Văn minh, hiện đại và phát triển bền vững

Là một trong những địa bàn chịu nhiều tác động của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, hai phường Chương Dương và Phúc Tân có diện tích rộng 173ha, dân số 28.000 người. Đây là hai phường có quỹ đất rộng và đông dân nhất quận nhưng hạ tầng lại đang rất xuống cấp, nhất là các tuyến đường giao thông. Do đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ là cơ sở thuận lợi để quận Hoàn Kiếm tiếp tục nghiên cứu tái thiết bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống cho người dân khu vực ngoài bãi sông Hồng.

Thực tế, theo số liệu thống kê, trong phạm vi quy hoạch hai bên sông Hồng hiện có khoảng 243.670 người (khoảng 66.195 hộ), hai bên sông Đuống có khoảng 14.000 người (khoảng 3.808 hộ). Đây chính là cơ sở pháp lý để thực hiện cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông Hồng. Nội dung này có ý nghĩa hết sức thiết thực để ổn định đời sống nhân dân khu vực ngoài đê, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân nhiều năm nay.

Đặc biệt, cả hai đề án cũng đều nhấn mạnh trọng tâm bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông. Theo đó, với phân khu đô thị sông Hồng, ngoài phát triển 3 không gian chủ đạo, Thành phố định hướng khai thác thềm cảnh quan ở những khu vực xen kẹt bởi đặc điểm của khu vực ngoài bãi sông là có các thềm cảnh quan có thể kết hợp thành công viên hay tiện ích để phục vụ người dân. Đây là quỹ đất tốt có thể khai thác, bổ sung cho chức năng còn hạn chế ở khu vực nội đô lịch sử cũng như khu vực đô thị mở rộng. Với sông Đuống, hiện cơ bản phát triển theo hướng các vùng nông nghiệp sinh thái, là nguồn động lực hỗ trợ cho các khu đô thị mới phát triển ở quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Là người gắn bó với Quy hoạch đô thị nhất là Quy hoạch Thủ đô khi từng đảm nhiệm chức vụ Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hà Nội, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, đây là thời điểm quan trọng khi Thành phố đang thực hiện đồng bộ khối lượng công việc lớn liên quan đến quy hoạch. Do đó trong quá trình lập quy hoạch, các cấp, ngành phải quán triệt phương châm 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình và rõ hiệu quả” từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý./.

Để quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống khi triển khai đạt được hiệu quả, mục tiêu đề ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh đã chỉ đạo chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý chặt chẽ bảo vệ đê điều, kè, bờ sông, đất bãi sông, bãi nổi theo đúng quy định của pháp luật về đê điều, chống lấn chiếm vi phạm, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch. Bên cạnh đó cần có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ theo quy định, không để phát sinh thêm về diện tích đất ở, số hộ dân sinh sống ngoài đê, ngoài quy hoạch. Đồng thời rà soát, xây dựng phương án, lộ trình di dời các hộ dân sinh sống ở khu vực dòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn và các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực bị sạt lở nguy hiểm theo quy định.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

Sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô về tình trạng lấn chiếm hồ Cầu Cốc (phường Tây Mỗ, TP Hà Nội), ngày 17/7/2025, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã có văn bản chỉ đạo UBND phường Tây Mỗ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ thông tin báo nêu, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) theo quy định pháp luật và báo cáo kết quả trước ngày 25/7/2025.
Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc

Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc

Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ, Hà Nội khi nói về các công trình vi phạm lấn khu vực hồ Cầu Cốc, dù trước đó UBND phường đã ra thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm trước ngày 11/7/2025.
TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch

TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch

Di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch là một trong những chương trình trọng điểm về phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay tiến độ thực hiện chương trình nói trên đang gặp nhiều khó khăn và là thách thức vô cùng lớn đối với sự phát triển bền vững của TP.HCM.
Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

Với quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sáng 11/7, phường Kim Liên tổ chức Lễ ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là bước khởi đầu quan trọng, đánh dấu cam kết mạnh mẽ của phường trong việc kiến tạo môi trường sống kỷ cương, văn minh và xanh, sạch, đẹp, chào mừng thành lập phường Kim Liên và Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Kim Liên lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông

6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông

Ngày 10/7, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an thông tin về kết quả 6 tháng đầu năm 2025 của lực lượng CSGT. Đáng chú ý có đến 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 424.077 phương tiện các loại.
Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ

Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ

Trước tình trạng hệ thống ao hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội bị lấn chiếm, san lấp thời gian qua, ngày 20/3/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-UBND về “phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn TP Hà Nội”. Trong số này có hồ Cầu Cốc thuộc phường Tây Mỗ.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò (Nghệ An) vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết

Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết

Vụ hỏa hoạn khiến 8 người chết, hiện các lực lượng chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động