-->

Chuyện về một trái tim yêu gốm...

Nhắc đến cái tên gốm Chu Đậu, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những nét tinh hoa độc đáo của một làng nghề phát triển rực rỡ kéo dài suốt từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Các sản phẩm gốm Chu Đậu giờ vẫn vậy, cách tân nhưng vẫn giữ hồn cốt, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Để có được vị thế như hiện tại phải kể đến những người trẻ đã dành trọn tâm huyết cho nghề gốm.  
chuyen ve mot trai tim yeu gom Gặp anh kỹ sư công nghệ thực phẩm với sáng kiến giúp tiết kiệm tiền tỷ
chuyen ve mot trai tim yeu gom Sáng tạo vì một thế giới không rác thải
chuyen ve mot trai tim yeu gom Người kỹ sư trắc địa thời 4.0

Thổi tình yêu vào… đất

Cái tên Nguyễn Thị Mến (SN 1985, nghệ nhân vẽ gốm Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu, thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội) là một điển hình như vậy. Với bàn tay tài hoa, một sức sáng tạo bền bỉ và tấm lòng luôn hướng về cội nguồn, chị đã tạo ra nhiều sản phẩm gốm độc đáo, lưu giữ lại những tinh hoa hồn cốt dân tộc.

Nguyễn Thị Mến vào chuyện rất tự nhiên. Chị bảo, bản thân đã công tác tại Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu từ ngày bắt đầu thành lập, đến bây giờ đã được 15 năm. Do là thành viên tổ vẽ mẫu nên công việc chính của chị là sáng tác những mẫu mã mới để đáp ứng thị hiếu khách hàng cả trong và ngoài nước. Sau khi “giới thiệu” qua một lượt về bản thân như vậy, chị lại cắm cúi, đắm mình vào trong nét vẽ.

Mãi đến khi quá trưa, chị Mến mới ngưng tay. Thế nhưng, cứ mỗi lần câu chuyện giữa chúng tôi được tập trung vào cá nhân là chị lại lái sang một hướng khác. Đó là làng nghề, là văn hóa truyền thống thể hiện qua các sản phẩm gốm. Chị bảo, chị chỉ quan tâm đến điều duy nhất ấy.

Nghe kể, từ nhỏ Nguyễn Thị Mến đã đam mê với những đường nét, họa tiết. Không ít lần người ta bắt gặp Mến ngẩn ngơ nhìn cặp bình Âm, Dương trong các “buổi triển lãm”, trưng bày của những lái buôn đồ gốm trên đường làng. Đam mê rồi học theo, Mến học vẽ lại các họa tiết bằng cách lấy que vạch trên nền đất. Chị thật thà chia sẻ rằng, bản thân chỉ thực sự được sống trọn với đam mê của mình khi được nhận vào làm tại Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu (Thời điểm đó là Xí nghiệp gốm Chu Đậu – PV) thời điểm năm 2002.

chuyen ve mot trai tim yeu gom
Chị Nguyễn Thị Mến đang miệt mài bên những bức tranh vẽ gốm. Ảnh: PV

“Khác với những sản phẩm gốm có sự giao thoa của văn hoá phương Đông và phương Tây, gốm Chu Ðậu là gốm đạo, có họa tiết thuần Việt in đậm dấu ấn trên sản phẩm mang giá trị nhân văn của Phật giáo, Nho giáo. Các sản phẩm đều được vẽ thủ công bằng tay. Ngoài ra, hoa văn trang trí gốm cũng rất phong phú, từ đắp nổi, khắc chìm, vẽ công phu, đến nét bút phóng khoáng và điêu luyện nhưng vẫn tuân thủ nghiêm ngặt về giá trị thẩm mỹ. Hầu hết trên các sản phẩm đều lấy hoa sen làm hoa văn chủ đạo cho các họa tiết trên gốm” – chị Mến chia sẻ.

Ước nguyện phục hồi và tỏa khắp thế giới

Người ta thường nói làm lao động, đến chạng vạng tối là nghỉ ngơi nhưng khi dừng công việc tay chân cũng là lúc chị Mến để trí óc làm việc. Chẳng thế mà, có không ít lần người trong tổ vẽ bắt gặp chị thất thần, chìm đắm trong họa tiết, hoa văn.

Khi ấy, Mến say sưa suy nghĩ miên man về cách phục chế men cổ, tạo đường nét tinh xảo cho các sản phẩm. Chưa làm hết ngày hôm nay chị đã nghĩ đến những công việc sẽ làm trong ngày mai. Rồi những dịp đi du lịch, đi công tác chị chưa bao giờ quên tìm hiểu về các họa tiết. Hễ bắt gặp họa tiết nào độc đáo là chị lại cố ghi lại, chị tìm tòi từ nó những điểm độc đáo để từ đó thể hiện, thử nghiệm vào các sản phẩm.

Và như một sự tưởng thưởng cho một người nặng lòng với gốm, những sản phẩm của chị đã được đặt ở những vị trí trang trọng. Sản phẩm của chị là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống với phong cách hiện đại, luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.

Nhắc đến chị Nguyễn Thị Mến, ông Hoàng Tuấn Anh – Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu tỏ ra khá vui mừng. Ông vui mừng cũng đúng bởi ông thấy từ Mến, từ những nghệ nhân trẻ của làng nghề ngọn lửa nhiệt huyết. Hay nói đúng hơn, ngọn lửa nghề đã cháy trở lại sau trăm năm lụi tàn nhờ công những người trẻ. Ông Hoàng Tuấn Anh hồ hởi: “Nguyễn Thị Mến là một trong những cá nhân tiêu biểu trong công ty. Nhắc đến Mến, tôi nghĩ ngay đến một người trẻ luôn tích cực tham gia vào các phong trào đoàn thể mà công ty phát động.

Năm 2016, Nguyễn Thị Mến được nhận danh hiệu “Người tốt việc tốt” của công ty và nhận được 2 giải của sở VH&DL TP Hải Dương cùng nhiều giải thưởng khác. Ngoài ra, Mến còn nhận được bằng khen của UBND TP Hà Nội, 4 năm liền đoạt giải nhất cuộc thi Công nhân giỏi của công ty. Sản phẩm của Mến là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống với phong cách hiện đại, luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất, góp phần đưa gốm Chu Đậu ngày một vươn xa”.

Bên lề câu chuyện nghề, chị Mến bảo, bản thân chị tin vào nhân duyên cuộc đời này. Nhờ cái duyên ấy, chị được nỗ lực, được sống trọn vẹn với đam mê. Thế nên, chị chẳng có mong muốn gì hơn ngoài việc cố gắng hết mình để thổi tình yêu của mình vào đất, cho ra đời những sản phẩm tinh xảo, cuốn hút. Chị tin sẽ có một ngày gốm Chu Đậu sẽ lan tỏa ra khắp thế giới.

Nguyễn Thị Mến là một trong số 100 “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2017” được Liên đoàn Lao động TP Hà Nội lựa chọn tuyên dương từ hơn 33.000 công nhân giỏi ở các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Chị là điển hình xuất sắc, tích cực lao động sản xuất, không ngừng sáng tạo, đóng góp vào sự nghiệp phát triển Thủ đô và đất nước.
Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Chiều 7/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung dự kiến sửa đổi.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.
"Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp đồng bằng Bắc Bộ

"Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp đồng bằng Bắc Bộ

Tiếp nối thành công của các tác phẩm "Tình ta Hà Tĩnh" và "Biển trời quê hương", nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh vừa cho ra mắt ca khúc mới mang tên "Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp của đồng bằng Bắc Bộ, nơi hội tụ những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời cùng những tiềm năng kinh tế to lớn.
Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Liên quan đến sự việc vữa trên trần lớp học rơi xuống khiến một học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm) bị rạn mắt cá chân, chiều 7/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã có thông tin chính thức.
Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg

Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg

Video lan truyền trên Internet ghi cảnh chủ quán ăn khoe bộ “lòng se điếu” dài đến hơn 40m đang gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Trên nhiều hội nhóm, một kg lòng se điếu được “hét” giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg. Đằng sau món ăn đang "gây sốt" này là những câu hỏi lớn về nguồn gốc và mức độ an toàn thực phẩm khiến người tiêu dùng không thể làm ngơ.
Tàu điện lớn nhất thế giới hạ thủy: Bước ngoặt xanh cho ngành vận tải biển

Tàu điện lớn nhất thế giới hạ thủy: Bước ngoặt xanh cho ngành vận tải biển

Mới đây, tàu hai thân chạy điện lớn nhất thế giới Hull 096 với tên gọi China Zorrilla chính thức hạ thủy tại Hobart, Tasmania, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực điện khí hóa ngành vận tải biển. Với bộ pin nặng hơn 250 tấn và sức chứa ấn tượng, con tàu đại diện cho một bước tiến mới hướng đến vận tải phát thải thấp.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động