-->

Chuyện người phụ nữ đưa người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng

Nhắc đến Câu lạc bộ Đồng Cảm B93 (CLB B93) phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều người dân ở đây đều tin tưởng ủng hộ, nhất là những gia đình có con em trót sa vào tệ nạn ma túy. Trong đó, phải kể đến bà Nguyễn Thị Hà (Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ 22) với trách nhiệm là thành viên CLB B93, thành viên Tổ tư vấn sau cai nghiện phường Mai Dịch đã từng bước giúp người nghiện tránh xa ma túy, an cư, xây dựng gia đình hạnh phúc, trong suốt hơn 30 năm qua.
Hiệu quả từ mô hình Công an phường kiểu mẫu Hà Nội: Thắp lên hy vọng cho phạm nhân là thanh niên đã từng lầm lỡ

Hành trình hơn 30 năm

Năm 1991, xã Mai Dịch được chuyển thành phường. Thời điểm đó, tệ nạn ma túy ở đây rất phức tạp. Trên địa bàn, có rất nhiều thanh thiếu niên sa vào vòng xoáy của ma tuý, kéo theo nhiều tổ ấm bị đe dọa. Biểu hiện rõ rệt nhất là các cháu hay bỏ nhà đi, mỗi lần phải vài ngày. Trong nhà hay bị mất đồ đạc, chính là các cháu lấy trộm mang đi bán để có tiền mua ma túy hút chích.

Sau một thời gian làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, bà Hà được chính quyền và nhân dân tín nhiệm vào làm tình nguyện viên CLB B93 (tên viết tắt của Mô hình quản lý, giáo dục, tư vấn, giúp đỡ người cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng) và trở thành người “kết nối” những mảnh đời lầm lỡ trở lại đời thường, thành người có ích cho xã hội.

Chuyện người phụ nữ đưa người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng
Bà Nguyễn Thị Hà (thứ 3 từ phải sang) tại buổi tuyên truyền phòng chống ma túy của phường Mai Dịch.

Nhớ lại hành trình hơn 30 năm cảm hóa người nghiện, người được cảm hóa mà bà Hà nhớ nhất lại chính là em chồng của mình. “Khi đó chú ấy cứ bỏ nhà đi suốt. Nhà chồng tôi đã quá mệt mỏi, đành buông xuôi, coi như chẳng cứu vãn được nữa, mặc kệ cho sống thế nào thì sống. Nhưng tôi vẫn còn thương, thương cho cuộc đời chú ấy còn trẻ mà lầm lạc nên tôi tự nhủ, thôi mình thử khuyên xem sao. Còn nước còn tát”, bà Hà nhớ lại.

Thế là mỗi lần em chồng trở về nhà sau mấy ngày trôi dạt, lang thang, người chị dâu lại nấu cơm cho ăn rồi khuyên nhủ. Kiên trì “mưa dầm thấm lâu”, người chị dâu cứ có dịp em chồng về là tỉ tê, tâm sự, mong em làm lại cuộc đời, tránh xa ma túy.

Trong các dịp sinh hoạt CLB B93, bà lại đưa em chồng cùng đến sinh hoạt, lắng nghe tâm sự của các hội viên, nghe các bài giảng tuyên truyền phòng chống tác hại của ma túy. Thật may mắn, cuối cùng, bà đã thuyết phục được em chồng đi cai nghiện. Sau cai trở về địa phương, để em bớt mặc cảm, tự ti, bà đích thân đi tìm bạn gái, sau này là vợ cho em chồng.

“Bây giờ chú ấy có công ăn việc làm ổn định, hai đứa con xinh xắn đáng yêu, gia đình luôn êm ấm. Đặc biệt, chú ấy vẫn rất tôn trọng và yêu quý chị dâu như chị ruột mình”, bà Hà cho biết.

Một trường hợp khác cũng được bà Hà giúp đỡ cai nghiện thành công, vừa lên đường ra nước ngoài xuất khẩu lao động. “Mới ngày nào, cháu đi cai nghiện về, tôi xin cho cháu làm bưng bê ở quán bia. Cứ hôm nào sinh hoạt CLB B93 là tôi lại ra xin chủ quán cho cháu nghỉ làm một buổi để dẫn cháu đi sinh hoạt mà bây giờ đã chững chạc, đi nước ngoài làm ăn rồi”, bà Hà nhớ lại.

Đó là trường hợp ở nơi khác chuyển về địa bàn do bà quản lý. Mới vừa học hết lớp 12, cháu bị bạn xấu lôi kéo rồi dính vào ma túy lúc nào không hay, khi đã nghiện rồi thì không bỏ được. Khi cháu đi cai về, bà Hà đến gặp bố mẹ cháu trước, rồi tế nhị tìm hiểu hoàn cảnh. Khi đã có được lòng tin của gia đình, bà mới mở lời xin được gặp, nói chuyện với cháu. Rồi biết cháu cũng học khá, bà đã động viên cháu viết bài để phát biểu mỗi dịp sinh hoạt CLB B93. Nhờ chăm chỉ sinh hoạt cùng sự khích lệ của bà Hà, cháu đã bỏ được hẳn ma túy, rồi làm lại cuộc đời.

Cứu giúp nhiều mảnh đời

Để hoàn thành được công việc khó khăn này, bà Hà luôn phải tự tìm cho mình những phương pháp thuyết phục mới, cách tiếp cận riêng biệt bởi nếu cách thức thiếu phù hợp sẽ không thể thay đổi được nhận thức của những con người từng lầm lỡ. Bí quyết của bà là luôn giữ thái độ mềm mỏng, kiên trì đến nhà trò chuyện, coi họ như người thân trong gia đình, thường xuyên đi lại thăm hỏi, không quản thời gian sớm tối. Với sự nhiệt tình, lòng chân thành, tâm huyết tha thiết muốn người sau cai nghiện tham gia sinh hoạt, hòa nhập cùng cộng đồng, bà đã chiếm được lòng tin tưởng, yêu mến của mọi người. Chính điều ấy đã tiếp thêm động lực cho bà trong công việc tình nguyện này.

Ngoài công việc giúp đỡ người nghiện ma túy sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng, bà Hà còn được phân công làm Tổ trưởng Tổ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Với sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của bà, các hộ vay đều có ý thức trả lãi, trả gốc đúng thời gian quy định, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu.

Bên cạnh đó, bà Hà còn là cộng tác viên dân số và trẻ em của phường Mai Dịch, chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên xung phong. Những năm qua, bà được nhận nhiều Giấy khen của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy về thành tích xuất sắc trong các hoạt động, nhiệm vụ được giao. Nhiều vai trò giúp bà nắm bắt tình hình đời sống con em một cách chắc chắn.

Trong đời thường, bà bán nước ở ngay cạnh điểm khai báo tạm trú tạm vắng của Công an phường Mai Dịch - một vị trí “đắc địa” giúp bà tìm hiểu được thêm nhiều thông tin của thanh niên trong phường. “Tình hình ma túy ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhiều loại ma túy núp bóng ngày càng len lỏi vào đời sống các cháu thanh thiếu niên khiến công tác tuyên truyền cũng phải thay đổi sao cho thật đúng và trúng vào tâm lý các cháu”, bà Hà cho biết.

Trong đời thường, bà Hà là một người vợ, người mẹ giáo dục các thành viên trong gia đình biết giữ gìn nền nếp gia phong, kính trên nhường dưới, đoàn kết gắn bó thương yêu lẫn nhau, các con đều đã trưởng thành, hiếu thảo. Gia đình là điểm tựa để bà làm được nhiều điều ý nghĩa cho cộng đồng, mang lại niềm vui và động lực, để bà quên đi mệt mỏi.

Khi được hỏi làm “chỗ dựa” cho những mảnh đời lầm lỡ, bà có thấy mệt, thấy nản không, bà bảo rằng: “Nụ cười tự tin và niềm tin của các cháu, của gia đình các cháu mỗi khi gặp tôi, hay mỗi lần gọi điện báo cáo tình hình cho tôi, với tôi là niềm hạnh phúc”.

Nhớ lại hành trình hơn 30 năm cảm hóa người nghiện, người được cảm hóa mà bà Hà nhớ nhất lại chính là em chồng của mình. “Khi đó chú ấy cứ bỏ nhà đi suốt. Nhà chồng tôi đã quá mệt mỏi, đành buông xuôi, coi như chẳng cứu vãn được nữa, mặc kệ cho sống thế nào thì sống. Nhưng tôi vẫn còn thương, thương cho cuộc đời chú ấy còn trẻ mà lầm lạc nên tôi tự nhủ, thôi mình thử khuyên xem sao. Còn nước còn tát”, bà Hà nhớ lại.

Quỳnh Anh - Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động