Chung tay xử lý nạn đổ, đốt rác bừa bãi
Cần bỏ thói quen đốt rác bừa bãi |
Đốt rác tự phát vẫn diễn ra ở nhiều nơi
Qua khảo sát thực tế của phóng viên báo Lao động Thủ đô tình trạng đổ rác không đúng nơi quy định và đốt rác tự phát vẫn đã và đang diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Rác thải được đổ thành đống lớn ngay ven đường, cạnh khu vực đèn tín hiệu giao thông. Ảnh: Nguyễn Hoa |
Thời điểm cuối năm, thời tiết hanh khô tình trạng đốt rác diễn ra dường như ngày càng nhiều hơn. Theo ghi nhận của phóng viên, ở những khu vực các bãi đất trống, đất dự án, đất nông nghiệp để hoang, dọc bờ đê… là những nơi thường xuyên xảy ra việc đốt rác bừa bãi. Rác thải được đốt gồm đủ loại từ rác sinh hoạt, may mặc, phế liệu xây dựng...
Thực tế tại khu vực chân cầu vượt đường sắt, gần tòa nhà khu chung cư Xuân Mai (quận Hà Đông) là nơi tập kết rác thải vào mỗi buổi sáng hoặc chiều, đáng nói chính tại nơi này, rác thải thường xuyên bị xử lý bằng hình thức đốt cháy. Có những buổi chiều rác thải chất đống cao, bốc cháy nghi ngút gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông khi đi qua khu vực, đồng thời gây ô nhiễm môi trường cho cả khu dân cư sinh sống ngay đó.
Tại các vùng nông thôn, mỗi xã thường có khu tập kết rác thải tập trung, thường được đặt ở những khu vực đất trống, do khối lượng rác được tập kết quá nhiều nên một số người tiện tay xử lý bằng cách châm lửa đốt cháy, cứ vậy bãi rác bốc cháy suốt ngày đêm...
Ngay tại chính khu vực nội thành, theo quy trình thu gom, vận chuyển rác thải, các đơn vị tiến hành thu gom rác thải vào những khung giờ nhất định. Trong khung giờ quy định đó, người dân ở các tổ dân phố đựng rác vào túi kín mang ra đổ khi xe thu gom đi qua. Đối với các hộ ở sâu trong ngõ, khu tập thể thì họ chủ động mang ra thùng tập kết đặt tại các đầu ngõ. Cách làm đó nhằm hạn chế tình trạng tồn đọng rác thải tại các vỉa hè, khu phố. Tuy nhiên ở nhiều nơi, một số hộ dân vẫn đổ rác không đúng nơi, đúng giờ quy định hoặc nhân viên thu gom, đi thu rác không đúng giờ cố định khiến người dân gặp khó trong việc đổ rác thải.
Cùng với đó, tại một số tuyến đường rác thải được vứt thành đống lớn, lưu cữu nhiều ngày khiến khu vực trở nên nhếch nhác. Tiêu biểu như đoạn vỉa hè trước cổng Khu đô thị Goldsilk City (phường La Khê, quận Hà Đông) xuất hiện bãi rác tự phát tồn tại từ vài tháng nay. Bãi rác trên gồm đủ các loại phế thải xây dựng, đồ cũ hỏng bỏ đi, rác sinh hoạt... Điều đáng nói, trước đây khu vực này cũng đã tồn tại bãi rác sau đó được dọn dẹp sạch sẽ nhưng sau khoảng thời gian ngắn tình trạng đổ trộm rác tại đây lại tái diễn.
Việc xử phạt còn nhiều khó khăn
Tựu chung có thể thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đổ rác không đúng nơi quy định, đốt rác tự phát là do người dân chưa thực sự nhận thức được tác hại của việc đốt rác, thiếu chế tài xử phạt và cơ chế giám sát... Từ những ảnh hưởng đó, không ít ý kiến cho rằng để quản lý, giám sát tốt hơn hành vi đốt rác tự phát, đổ trộm rác không đúng nơi quy định của người dân, bên cạnh việc đẩy mạnh quán triệt, phổ biến quy định pháp luật, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý cần thực hiện hoạt động giám sát cộng đồng, để người dân giám sát lẫn nhau và phản ánh những vi phạm tới cơ quan chức năng thông qua đường dây nóng hay fanpage và có thể thực hiện xử phạt nguội dựa trên hình ảnh người dân cung cấp. Cạnh đó để đạt được nhiều kết quả cần sự vào cuộc chung tay của cả cộng đồng cùng với đó là sự thay đổi ý thức của mỗi người dân đối với công tác bảo vệ môi trường chung.
Chia sẻ rõ hơn về vấn đề này ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho biết một số người dân, đơn vị thu gom rác tại chỗ chọn giải pháp đốt là vi phạm quy định trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Theo ông Thái, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số đơn vị chưa đủ để thu gom chuyển về đơn vị tập trung, do mức xử phạt hiện nay đối với cá nhân và công ty thu gom rác chưa đủ sức răn đe.
Cụ thể mức thấp nhất là phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1.000kg và cao nhất là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 100.000 kg trở lên. Tuy nhiên, mức phạt đó chưa giải quyết triệt để được tình trạng trên. Trong thời gian tới, chính những nội dung này Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu và chỉnh sửa, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các sở, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố để đưa ra những chính sách thiết thực, có hiệu lực, hiệu quả hơn, đặc biệt phải nâng cao ý thức của người dân.
Thực tế, trong khi chế tài xử phạt còn hạn chế, ở cấp cơ sở, nhiều giải pháp đã được vận dụng. Tiêu biểu, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Đông đã phối hợp với cán bộ từng tổ dân phố đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, người dân đăng ký thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn sinh sống, nổi bật nhất là mô hình “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Hội đã in, phát trên 35.000 tờ phiếu đăng ký thực hiện mô hình “3 sạch” đến hội viên; phát động các đợt ra quân bảo vệ môi trường với 100% hội viên xuống đường tổng vệ sinh, thu gom rác thải vào sáng thứ bảy hàng tuần; thực hiện chương trình “đổi phế liệu giữ màu xanh”. Đồng thời Hội Liên hiệp Phụ nữ quận phối hợp với Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hà Đông rà soát, bố trí đặt 19 thùng rác tại tuyến đường Quang Trung - Trần Phú, xóa bỏ nhiều điểm tập kết rác tại khu dân cư; duy trì hoạt động của 292 đoạn đường phụ nữ tự quản.../.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57