--> -->

Chung cư cũ và nỗi lo khi mùa mưa bão

Một mùa mưa bão nữa lại đến. Những cảnh báo về an toàn kết cấu hạ tầng tại các chung cư cũ, về an toàn tính mạng tài sản của người dân lại được đưa ra... Qua hàng chục lần cảnh báo, tiến độ di dời người dân, cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ vẫn gần như giậm chân tại chỗ, khiến hàng nghìn hộ dân Thủ đô vẫn phải sống trong thấp thỏm, lo lắng.
Xây mới chung cư cũ hài hòa lợi ích các bên Khắc phục tồn tại, hạn chế để đẩy mạnh cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Còn đó nỗi lo

Là cán bộ về hưu, sinh sống tại Khu tập thể cũ C8 Giảng Võ trong nhiều năm, mỗi lần nhắc đến khu nhà của mình, bà Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1955) không dấu nổi sự lo lắng. “Nhiều lần chúng tôi nghe tin nơi này sẽ được tu sửa, thậm chí là xây mới nhưng mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thông tin và chưa có hành động cụ thể nào. Chờ đợi trong nhiều năm dài nên người dân cũng không còn quá quan tâm nữa”, bà Hà cho biết.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thu, cũng ở khu tập thể C8 Giảng Võ, người dân hiện đã đồng thuận đến 86% về việc chấp nhận di dời khỏi nhà tập thể cũ. Tuy nhiên sau nhiều năm chờ đợi chỉ đạo của Thành phố xét quy hoạch tổng thể nhưng đến giờ vẫn chưa có kết quả.

Chung cư cũ và nỗi lo khi mùa mưa bão
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.579 chung cư cũ, xây dựng trong giai đoạn 1960-1990 và hầu hết đều đã có dấu hiệu xuống cấp.

Sau hơn 40 năm sử dụng, nhất là tình trạng người dân tự ý cơi nới, lấn chiếm, nhà C8 khu tập thể Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, được xây dựng bằng phương pháp lắp ghép các tấm bê-tông lớn từ năm 1970-1971, đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng của thành phố đã tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng và xác định mức độ nguy hiểm nhà C8 ở cấp độ C. Tòa nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ, khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường...

Riêng đơn nguyên số 3, được Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội đã kiểm định và đánh giá mức độ nguy hiểm ở cấp độ D, có khả năng sập đổ. Từ đó đến nay, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa mưa bão Sở Xây dựng Hà Nội lại có văn bản “đốc thúc” Ủy ban nhân dân quận Ba Đình lên phương án di dời người dân khu nhà C8 để đảm bảo về tài sản và tính mạng người dân. Nhưng từ đó đến nay, trong hơn 100 hộ gia đình tại khu chung cư C8, mới chỉ có 10 hộ đã di dời, số còn lại vẫn sống trong thấp thỏm. Còn tại đơn nguyên 1, 2 nhà G6A Thành Công, khối nhà đã nghiêng, tách hẳn khỏi khối nhà liền kề với vết nứt nơi rộng nhất lên đến 0,8-1,2m. Ông Nguyễn Văn Chi (phòng 407, đơn nguyên 2 nhà G6A Thành Công) cho rằng, ngay từ khi mới đưa vào sử dụng (năm 1990), khối nhà đã lún nghiêng như vậy và… vẫn giữ ổn định từ đó đến nay…

Không chỉ riêng địa bàn quận Ba Đình, báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố có 1.579 chung cư cũ, xây dựng trong giai đoạn 1960-1990. Từ năm 2006 đến nay, Thành phố đã tiến hành 5 đợt kiểm định, từ đó phân loại theo các cấp độ nguy hiểm tăng dần: Cấp A (chỉ cần sửa chữa nhỏ), cấp B (cần sửa chữa nhỏ nhưng chưa thật cấp bách), cấp C (cần sửa chữa lớn để bảo đảm sử dụng bình thường), cấp D (phải xây dựng mới, ưu tiên làm ngay vì có nguy cơ sụp đổ). Qua các đợt kiểm định (tổng số 377 nhà chung cư cũ), các cơ quan chức năng đã xác định 7 nhà cấp D, gồm: B6 Giảng Võ; C1 Thành Công; đơn nguyên 3 nhà C8 Giảng Võ; đơn nguyên 1 nhà A Ngọc Khánh; đơn nguyên 1, 2 nhà G6A Thành Công; đơn nguyên 1, 3 tập thể Bộ Tư pháp (đều tại quận Ba Đình) và tập thể 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa).

Chung cư cũ và nỗi lo khi mùa mưa bão
Một mùa mưa bão nữa lại đến. Những cảnh báo về an toàn kết cấu hạ tầng tại các chung cư cũ, về an toàn tính mạng tài sản của người dân lại được đưa ra...

Trên cơ sở kết quả kiểm định này, từ năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có các quyết định di dời khẩn cấp người, tài sản tại các nhà chung cư cấp độ D để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, đại diện phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội), đến nay mới có 2/7 chung cư cũ nguy hiểm cấp D hoàn thành di dời các hộ dân, thực hiện cải tạo, xây dựng mới; đó là nhà B6 Giảng Võ; C1 Thành Công; 5/7 chung cư cũ cấp D chưa hoàn tất việc này.

Chờ giải pháp phù hợp

Trước những bất cập về chính sách trong cải tạo, xây dựng chung cư cũ thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định số 101/2015/NĐ-CP (ngày 2/10/2015) về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Nghị định 69/2021/NĐ-CP tạo ra sự đột phá mới trong chính sách cải tạo chung cư cũ. Bởi nghị định này đã quy định cụ thể cơ chế như đất đai, huy động vốn, các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; việc bố trí nhà ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng chung cư cũng đã được quy định chi tiết. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng, của Ủy ban nhân dân các địa phương, người dân, của chủ đầu tư… đều đã được đề cập cụ thể.

Có thể nói, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Do đó, trong nhiều năm qua thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách đặc thù, song tiến độ vẫn không có chuyển biến đáng kể. Việc cải tạo chung cư cũ vẫn khó và rối, ngay cả với các chung cư nguy hiểm cấp D, do đó chính quyền có trách nhiệm phải di dời, thậm chí cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn cho người dân.

Ngoài ra, Nghị định số 69/2021/NĐ-CP căn cứ từ “thực tế” đã có nhiều cơ chế, chính sách đột phá, đồng bộ, khả thi, như: Quy định điều kiện phá dỡ và lựa chọn chủ đầu tư chỉ cần tối thiểu 70% chủ sở hữu/sử dụng đồng ý. Giải pháp quy gom một số chung cư cùng địa bàn cấp xã, cấp huyện để tái định cư các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, vừa hợp lòng dân, vừa sát thực tế. Các nguyên tắc xây dựng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời phù hợp với tâm tư, nguyện vọng... “Đáng chú ý, thông qua Nghị định 69, Chính phủ tái khẳng định, việc cải tạo chung cư cũ phải tuân thủ quy hoạch, trên cơ sở những quy hoạch cấp trên, Nhà nước sẽ đứng ra lập quy hoạch chi tiết”, ông Nghiêm cho hay.

Được biết, trên cơ sở Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, các cơ quan, đơn vị liên quan của Hà Nội đang khẩn trương hoàn chỉnh “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố” để báo cáo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, thống nhất, phê duyệt để triển khai thực hiện. Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã tập trung tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ theo các đối tượng, phân loại được quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP; xây dựng và ban hành Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ giai đoạn 2021-2025 đối với các chung cư cũ đã có kết quả kiểm định để tổ chức lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư.

Tin tưởng, với Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố” sẽ mang tính tổng thể hơn, không chỉ đề xuất cơ chế chính sách mà sẽ đưa ra được giải pháp phù hợp để sớm triển khai thực hiện, đảm bảo an toàn cho đời sống người dân./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa phối hợp với Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện một cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng không rõ nguồn gốc trên địa bàn phường Hoàng Mai.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với 15 tổ chức Đảng trực thuộc

Chiều ngày 22/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức Đảng trực thuộc.
Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, vì nhân dân phục vụ

Quyết tâm xây dựng lực lượng Công an vững mạnh, vì nhân dân phục vụ

Ngày 22/7, Đại hội Đảng bộ Công an phường Ba Đình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và lực lượng Công an cơ sở. Đây là kỳ Đại hội đầu tiên của Đảng bộ Công an phường kể từ khi bộ máy chính quyền 2 cấp chính thức được kiện toàn, thể hiện tinh thần đoàn kết, đổi mới và quyết tâm xây dựng lực lượng Công an chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vì bình yên của nhân dân.
Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình

Với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng, thời gian qua, những đồng vốn nghĩa tình từ Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô.

Tin khác

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Lực lượng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời khống chế hoàn toàn đám cháy bùng phát tại một căn nhà trên đường Giải Phóng chiều 22/7, may mắn không ghi nhận thiệt hại về người.
Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi đã chính thức mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 22/7, khôi phục hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu bay.
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra vào sáng 22/7 tại xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên), khi cầu treo Pa Thơm bất ngờ đứt cáp, khiến một ô tô bán tải chở cán bộ xã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão cùng một xe máy rơi xuống sông Nậm Núa.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động