--> -->

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường chia sẻ kinh nghiệm ký mới Thỏa ước lao động tập thể đạt gần 400%

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 10 (khóa XII) diễn ra sáng nay (11/1), chia sẻ kinh nghiệm về “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể của tổ chức Công đoàn”, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết: Với giải pháp đúng, trúng, phù hợp; cùng với công tác chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả; hoạt động thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể của các cấp Công đoàn Thủ đô đã có bước tiến vượt bậc: Đạt gần 400% chỉ tiêu được giao, tăng gấp 4 lần so với năm 2020.
Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể để đảm bảo quyền lợi cho người lao động Thỏa ước lao động tập thể tại Tổng Công ty UDIC ngày càng thực chất, hiệu quả Nâng cao vị thế của Công đoàn thông qua đàm phán tiền lương

Hiệu quả từ giải pháp đúng, trúng, phù hợp

Theo đồng chí Nguyễn Phi Thường, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là nhiệm vụ quan trọng, mang tính sống còn của tổ chức Công đoàn; là nội dung thể hiện rõ nét nhất chất lượng hoạt động và uy tín của Công đoàn cơ sở đối với đoàn viên, người lao động (NLĐ). TƯLĐTT cũng là công cụ để Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp; đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng và điều kiện nền kinh tế thị trường, có sự xuất hiện cạnh tranh của các tổ chức đại diện NLĐ khác.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường chia sẻ kinh nghiệm ký mới Thỏa ước lao động tập thể đạt gần 400%
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường chia sẻ kinh nghiệm về “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể của tổ chức Công đoàn” tại Hội nghị.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của thương lượng, ký kết TƯLĐTT đối với hoạt động của tổ chức Công đoàn; bám sát tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị và các chương trình, kế hoạch chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ngay từ đầu năm 2021, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội đã xây dựng chương trình công tác với 10 hoạt động trọng tâm, 10 nhiệm vụ trọng điểm; triển khai thực hiện 4 đề án thí điểm; 2 Nghị quyết chuyên đề; với nhiều giải pháp mang tính đổi mới, sáng tạo, thích ứng linh hoạt, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai, thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm; nhằm khắc phục được những tồn tại, hạn chế mang tính căn cốt của tổ chức Công đoàn.

Các đề án thí điểm qua 1 năm thực hiện đã phát huy hiệu quả tích cực, được ghi nhận, đánh giá cao, nhiều nội dung được nhân rộng, áp dụng. Đặc biệt là Đề án thí điểm: “Nâng cao hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong doanh nghiệp” giai đoạn 2021-2022, cùng với cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các cá nhân là cán bộ Công đoàn cấp trên cơ sở và cán bộ CĐCS trực tiếp tham gia hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT; với mức hỗ trợ (tùy vào thời hạn ký kết): TƯLĐTT đạt Loại A: hỗ trợ từ 6-8,5 triệu đồng; Loại B: hỗ trợ 5-6 triệu đồng; Loại C và D: khuyến khích động viên 500 ngàn đồng -1 triệu đồng/bản; vì vậy, TƯLĐTT trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm qua tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Riêng đối với TƯLĐTT xếp loại A ở các doanh nghiệp có đông công nhân, từ 1.000 lao động trở lên, cán bộ Công đoàn cấp trên cơ sở trực tiếp tham gia hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thực hiện còn được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/bản. Nguồn kinh phí hỗ trợ này được trích từ 2 cấp, cấp LĐLĐ Thành phố chi hỗ trợ cho cán bộ Công đoàn cấp trên cơ sở; Công đoàn cấp trên cơ sở, chi hỗ trợ cho cán bộ CĐCS.

"Đến nay, các cấp Công đoàn Thành phố đã chi hỗ trợ 4 đợt cho hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT với tổng số tiền là 2,9 tỷ đồng (trong đó LĐLĐ Thành phố chi 1,5 tỷ đồng; cấp trên cơ sở chi 1,4 tỷ đồng). Đây thực sự là nguồn cổ vũ, động viên, tiếp thêm động lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn nỗ lực, cố gắng trong hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT; nhiều chủ tịch Công đoàn cấp trên cơ sở đã trực tiếp đến các doanh nghiệp để hỗ trợ CĐCS, gặp gỡ vận động chủ sử dụng lao động ký kết TƯLĐTT, từ đó đã mang lại hiệu ứng rất tích cực; số TƯLĐTT có đơn vị đã tăng gấp 6 lần so với năm 2020", Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Phi Thường thông tin.

Các bản TƯLĐTT ký kết đều được chấm điểm, đánh giá xếp loại chặt chẽ theo Hướng dẫn số 1580/HD-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam ở cả 3 cấp; cấp cơ sở, cấp trên cơ sở và cấp Thành phố, sau đó được Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động tổng hợp trình Hội đồng thẩm định của LĐLĐ Thành phố xem xét thông qua và ban hành quyết định cấp hỗ trợ kinh phí.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường chia sẻ kinh nghiệm ký mới Thỏa ước lao động tập thể đạt gần 400%
Đại biểu dự Hội nghị.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Phi Thường, xác định công tác cán bộ công đoàn vẫn là khâu yếu trong thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Vì vậy, cùng với cơ chế hỗ trợ kinh phí, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã tiếp tục triển khai, thực hiện Đề án thí điểm “Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch CĐCS khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước” giai đoạn 2021-2022. Tập trung vào công tác đào tạo nâng cao trình độ, bản lĩnh, kỹ năng thương lượng tập thể và đối thoại cho đội ngũ các Chủ tịch CĐCS khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp Khu công nghiệp và chế xuất có đông công nhân; với nội dung phù hợp, phương pháp đào tạo tích cực, cầm tay chỉ việc; qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS nói chung và thương lượng, ký kết TƯLĐTT nói riêng.

Để phục vụ công tác tập huấn, hướng dẫn CĐCS, LĐLĐ Thành phố cũng đã xây dựng, phát hành “Bộ tài liệu hướng dẫn hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp” gồm các biểu mẫu, hướng dẫn theo quy trình rút gọn từ 7 bước xuống còn 3 bước; dễ hiểu, dễ thực hiện, kèm theo đó là ngân hàng các nội dung đề xuất thương lượng, để các CĐCS tham khảo, khi đề xuất với chủ sử dụng lao động.

Quán triệt nội dung Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới mạnh mẽ, thực chất, toàn diện hoạt động của tổ chức Công đoàn. LĐLĐ thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa bằng các chương trình hành động, hướng vào thực hiện những nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn như: Thương lượng, ký kết TƯLĐTT; phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; tài chính Công đoàn... Kèm theo đó là ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại hoạt động Công đoàn cấp trên cơ sở” với những nội dung, tiêu chí chấm điểm cụ thể, mang tính định lượng cao. Kết quả đánh giá, xếp loại hoạt động công đoàn cấp trên cơ sở hàng năm được gửi tới các đồng chí Bí thư và Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy; qua đó đã có những tác động tích cực về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ Công đoàn, đặc biệt là người đứng đầu.

Về công tác chỉ đạo, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố đã duy trì chế độ giao ban định kỳ 1 Quý/1lần về công tác TƯLĐTT đối với các Chủ tịch Công đoàn cấp trên cơ sở để rà soát, đánh giá kết quả thực hiện; công khai kết quả thương lượng, ký kết TƯLĐTT và danh sách những Bản TƯLĐTT sắp hết hạn từng đơn vị trên trang Web LĐLĐ Thành phố hằng tháng, để các cấp Công đoàn kịp thời nắm bắt thông tin, chủ động lên kế hoạch thương lượng, ký kết lại. LĐLĐ Thành phố cũng đã thành lập “Tổ tư vấn, hỗ trợ thương lượng ký kết TƯLĐTT” gồm 15 đồng chí, do đồng chí Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động làm tổ trưởng, để hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS về quy trình, cách thức tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp.

“Có thể nói với giải pháp đúng, trúng, phù hợp; cùng với công tác chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả; hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT của các cấp Công đoàn Thủ đô đã có bước tiến vượt bậc. Năm 2021, tuy doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, song đã có 1.200 bản TƯLĐTT được ký mới, cao nhất từ trước đến nay; đạt gần 400% chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao, tăng gấp 4 lần so với năm 2020. Đặc biệt chất lượng TƯLĐTT đã tăng lên rõ rệt, số TƯLĐTT xếp loại A, B đạt 43% (năm 2020 là 31%)”, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Nguyễn Phi Thường cho biết.

Cần sớm quy định thương lượng tập thể là hoạt động bắt buộc

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT của tổ chức Công đoàn, tại Hội nghị, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đã đề xuất 5 giải pháp cụ thể.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường chia sẻ kinh nghiệm ký mới Thỏa ước lao động tập thể đạt gần 400%
Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên đại diện NLĐ thương lượng với chủ sử dụng lao động tại doanh nghiệp các điều khoản có lợi hơn cho NLĐ.

Một là, khi năng lực, vị thế của đội ngũ cán bộ CĐCS còn hạn chế thì hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT rất cần sự kết nối, tham gia, hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên từ Công đoàn cấp trên cơ sở. Sự xuất hiện, tham gia của lãnh đạo Công đoàn cấp trên tại doanh nghiệp, đặc biệt là Chủ tịch Công đoàn cấp trên là tín hiệu thuận lợi giúp cho hoạt động thương lượng của CĐCS được tốt hơn.

Hai là, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ, động viên bằng vật chất phù hợp, để tạo động lực, động viên đội ngũ cán bộ Công đoàn tích cực tham gia vào thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp.

Ba là, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan công đoàn các cấp với kết quả trong hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại đơn vị; thông qua công tác đánh giá, bố trí cán bộ, thi đua khen thưởng, phê bình, kỷ luật…

Bốn là, khi nguồn lực của tổ chức Công đoàn có giới hạn và dự báo sẽ khó khăn, rất cần có giải pháp căn cơ đó là: Dần dịch chuyển hình thức chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên trực tiếp từ nguồn ngân sách Công đoàn, do Công đoàn cấp trên tổ chức; thay bằng chăm lo, hỗ trợ NLĐ thông qua việc đẩy mạnh hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT để tạo thu nhập, đời sống, điều kiện phúc lợi tốt hơn cho công nhân.

Năm là, Nhà nước cũng cần sớm ban hành quy định thương lượng tập thể là hoạt động bắt buộc hàng năm tại doanh nghiệp; cùng với quy định các hoạt động thương lượng tại doanh nghiệp phải có sự tham dự của cán bộ Công đoàn cấp trên (thay vì thương lượng chỉ tiến hành khi có đề xuất từ CĐCS như hiện nay); vì TƯLĐTT là kết quả của thương lượng thành công; không có thương lượng sẽ không có TƯLĐTT.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã và đang phát huy vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, góp phần gìn giữ, bồi đắp đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tri ân người có công, gia đình chính sách tại Hà Nội

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tri ân người có công, gia đình chính sách tại Hà Nội

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến cùng đoàn công tác đã tới dâng hương, thăm, tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giám sát hoạt động ủy thác cho vay trên địa bàn Hà Nội

Giám sát hoạt động ủy thác cho vay trên địa bàn Hà Nội

Chiều 21/7, Đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã giám sát hoạt động ủy thác cho vay; nắm tình hình hoạt động công tác hội, phong trào phụ nữ thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Sáng 20/7, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, hưởng ứng phong trào “Ngày cuối tuần xanh” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phát động. Điểm nhấn của đợt ra quân là hoạt động dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang cảnh quan tại các nghĩa trang liệt sĩ, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
Công bố quyết định thành lập và ra mắt các tổ chức chính trị - xã hội phường Phúc Lợi

Công bố quyết định thành lập và ra mắt các tổ chức chính trị - xã hội phường Phúc Lợi

Sáng nay (17/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Phúc Lợi tổ chức Hội nghị công bố các quyết định thành lập, ra mắt 3 tổ chức chính trị - xã hội phường Phúc Lợi.
Công bố quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh phường Việt Hưng

Công bố quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh phường Việt Hưng

Ngày 16/7, Hội Cựu chiến binh phường Việt Hưng tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập, chỉ định ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Kiểm tra và các chức danh chủ chốt Hội Cựu chiến binh phường.
Triển khai hiệu quả các chiến dịch tình nguyện, phát huy tinh thần xung kích của thanh niên

Triển khai hiệu quả các chiến dịch tình nguyện, phát huy tinh thần xung kích của thanh niên

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, giai đoạn 2025 - 2027.
Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Chiều ngày 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố (mở rộng) để cùng trao đổi, nắm thông tin, những khó khăn, vướng mắc và thống nhất những giải pháp cho công tác Mặt trận trong giai đoạn tới.
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên chú trọng các phong trào thi đua trong viên chức, người lao động

Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên chú trọng các phong trào thi đua trong viên chức, người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã chú trọng vào các phong trào thi đua trong lao động giỏi, lao động sáng tạo và các mô hình thi đua mang tính đặc thù của đơn vị. Qua đó góp phần đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động