-->

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Phát hiện cửa hàng bán màn hình ô tô, camera hành trình không rõ nguồn gốc Đề xuất chỉ bán thuốc không kê đơn theo phương thức thương mại điện tử

Gian lận trong thương mại điện tử ngày càng tinh vi

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và đại diện Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tình hình vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là vào các thời điểm lễ, Tết, kỳ nghỉ dài ngày. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trở nên sôi động.

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?
Vấn đề gian lận trong thương mại điện tử ngày càng phát triển và hoạt động tinh vi hơn.

Đáng nói, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được đối tượng tập kết tại khu vực biên giới hoặc các kho hàng trung chuyển trên tuyến lưu thông để thẩm lậu vào tiêu thụ nội địa. Vi phạm chủ yếu phát hiện đối với nhóm hàng có nhu cầu cao, như: thời trang, mỹ phẩm, thiết bị điện, thực phẩm. Chuẩn bị cho Tết Trung thu năm nay, một số tổ chức, cá nhân đã tập trung đưa nhiều hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ là các loại thực phẩm, rượu, bia, bánh kẹo, đồ chơi trẻ em, đặc biệt là bánh trung thu ra thị trường tiêu thụ, gây ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng.

Thay vì trước đây các đối tượng tự vận chuyển, thuê người vận chuyển thì nay được trà trộn trong các kiện hàng và gửi qua các đơn vị dịch vụ giao nhận, chuyển phát, sử dụng số điện thoại không chính chủ để giao dịch, mua bán nên rất khó phát hiện.Đề cập vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, thời gian qua, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà sau khi qua biên giới được tập kết tại các kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc nhà riêng, rồi lợi dụng TMĐT để kinh doanh; hàng hóa được chuyển đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

Đa số các thương nhân xây dựng nhiều kho hàng gần cửa khẩu và thiết lập các điểm livestream chốt đơn ở các tỉnh, thành phố, giao hàng thông qua đơn vị chuyển phát. Các tài khoản chào hàng trung gian, địa điểm tiếp nhận đơn và chuyển hàng được bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau.Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ký gửi hàng hoá và sử dụng những người nổi tiếng, nhiều lượt theo dõi trên trang cá nhân để livestream, chốt đơn hàng. Do tốc độ lưu chuyển hàng hoá nhanh nên số lượng, chủng loại hàng hóa tại các kho tương đối lớn và thường xuyên biến động.

Đâu là giải pháp hữu hiệu?

Hàng giả, hàng nhái là vấn đề rất nhức nhối của thị trường nói chung cũng như trong TMĐT nói riêng. Thực tế các sàn TMĐT cố chạy theo mục tiêu mở rộng thu hút được nhiều người bán trên đó. Vì thế, các sàn TMĐT làm chưa chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác minh các loại sản phẩm, hàng hóa. Điều này đã tạo ra tình trạng trong số các sản phẩm hàng hóa đưa lên sàn có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái. Thêm vào đó, có tình trạng mặc dù không phải là hàng giả, hàng nhái nhưng tiêu chuẩn chất lượng một số mặt hàng không đảm bảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng…

Đề cập đến công tác quản lý đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái trong TMĐT, tại buổi đối thoại “Chống hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT”, ông Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, TMĐT là xu hướng không thể né tránh, mang lại những điều rất tích cực, nhưng cũng có nhiều mặt trái. Nhìn ở tấm “huân chương” hai mặt này, chúng ta cần phải kết hợp nguyên tắc đầu tiên là chống đi đôi với xây. Xây ở đây là khía cạnh nâng cao kiến thức của nhà sản xuất, ý thức của người tiêu dùng, năng lực của nhà quản lý, nghĩa là cần có sự phối hợp của các bên liên quan.Ngay bản thân các cơ quan nhà nước không thể né tránh được, phải phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước hay nhiều cơ quan khác như biên phòng, Bộ Y tế…

Đề cập đến giải pháp phòng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng trong không gian mạng, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục QLTT, cho biết, cần phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp… và cả người tiêu dùng. Chúng ta phải xây mới chống được, trước mắt thì chống nhưng về lâu dài phải xây dựng nền tảng TMĐT vững chắc, lựa chọn đơn vị điển hình để đẩy lùi các tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Về giải pháp căn cơ, theo ông Nguyễn Đức Lê, đầu tiên phải xây dựng thể chế, nền tảng cơ sở pháp luật đáp ứng được nhu cầu về quản lý nhà nước trong thời gian tới đối với nền kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng, nghĩa là phải có khung pháp lý bắt kịp hơi thở của thời đại 4.0. Từ xây dựng cơ sở pháp lý đó, các bộ, ngành liên quan mới có căn cứ để vào cuộc. Bên cạnh đó, phải xây dựng lực lượng chức năng chuyên trách, vì vấn đề này đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật rất lớn, không đơn thuần như thương mại truyền thống. Tiếp theo, cần tuyên truyền để không những cơ quan chức năng mà người tiêu dùng, doanh nghiệp biết được vai trò của mình ở đâu, cần phải làm gì, từ đó mới ngăn chặn, đẩy lùi, dần xóa bỏ các hành vi kinh doanh hàng giả, buôn lậu trên không gian mạng.

“Với lực lượng QLTT, chúng tôi đã ban hành kế hoạch với những mục tiêu cụ thể để đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ không những trong thương mại truyền thống mà cả ở không gian TMĐT… Với người tiêu dùng, không chỉ trong TMĐT mà trong quá trình mua hàng hóa nếu gặp các trường hợp hàng giả, hàng kém chất lượng thì hãy phối hợp với các cơ quan chức năng, hoặc gọi điện đến các đường dây nóng để chúng tôi tiếp nhận thông tin xử lý kịp thời, nhằm ngăn chặn các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm”, ông Nguyễn Đức Lê cho hay.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.

Tin khác

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng

Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng

Thời gian qua, việc các doanh nghiệp sử dụng nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng lớn với công chúng (KOLs) để quảng bá sản phẩm, dịch vụ không phải là chuyện quá xa lạ. Tuy nhiên, không ít người vì lợi ích mà bỏ qua giá trị đạo đức, giá trị nghề nghiệp để thổi phồng, quảng cáo sai sự thật công dụng sản phẩm… Đáng nói, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh, nên người trước vừa “xin lỗi”, người sau vi phạm cũng… “xin lỗi”.
Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"

Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"

Ngày 12/3, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Công văn số 44/TTTN-NV, gửi Chi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động