-->

Chống dịch ở Thủ đô - Kỳ 2: Những điểm tựa vững chắc

(LĐTĐ) Với mong muốn chung tay cùng Thành phố đẩy lùi dịch Covid-19, nhiều gia đình đã chủ động ký cam kết thực hiện “Gia đình an toàn Covid-19” với quyết tâm tuân thủ nghiêm túc 5K và không ra đường khi không thực sự cần thiết. Qua đó, tạo nên những điểm tựa vững chắc để giúp Thành phố đẩy lùi dịch đại dịch, sớm trở lại trạng thái bình thường.
Chống dịch ở Thủ đô- Kỳ 1: Hà Nội đang giữ vững “trận địa” Vì một Thủ đô "sạch bóng" Covid-19 Đồng loạt tổ chức tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trên địa bàn Thành phố

Nhà nhà chung sức, đồng lòng

Là người dân sống trên địa bàn phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, khi quận vừa triển khai ký cam kết “Gia đình an toàn Covid-19”, ông Nguyễn Xuân Thanh không do dự. Ông Thanh cho biết, việc ký cam kết thực hiện “Gia đình an toàn Covid-19” thiết thực và vô cùng ý nghĩa nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cả cộng đồng.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Tâm, trú tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, cũng vui vẻ ký cam kết thực hiện “Gia đình an toàn Covid-19” ngay khi phường vừa phát động. Bà Tâm chia sẻ, khi đã ký vào bản cam kết, mỗi thành viên đều phải tự giác ở nhà, hạn chế tối đa tiếp xúc với bên ngoài; đồng thời, không đến nhà người khác và không cho người khác vào nhà nếu không có việc thật sự cần thiết. Đây là việc làm rất ý nghĩa nhằm góp phần cùng chính quyền Thành phố đẩy lùi Covid-19.

Chống dịch ở Thủ đô - Kỳ 2: Những điểm tựa vững chắc
Người dân phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, ký cam kết ‘‘Gia đình an toàn Covid-19’’.

Qua tìm hiểu, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong phòng, chống dịch Covid-19 cũng như hạn chế lượng người và phương tiện ra đường trong những ngày giãn cách xã hội, quận Hai Bà Trưng đã vận động người dân ký cam kết thực hiện “Gia đình an toàn Covid-19”. Bản cam kết gồm 3 bên: Tổ trưởng tổ dân phố, lãnh đạo UBND phường và đại diện hộ gia đình. Nội dung ngắn gọn nhưng dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm.

Mục đích của việc ký cam kết là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng, chống dịch. Theo đó, các gia đình thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, đặc biệt, chấp hành nghiêm thông điệp 5K mọi lúc, mọi nơi; các thành viên trong gia đình tự theo dõi sức khỏe hằng ngày.

Người dân cam kết tự giác ở nhà sau giờ làm việc, hạn chế tối đa tiếp xúc với bên ngoài; không đến nhà người khác và không cho người khác vào nhà nếu không có việc thật sự cần thiết; tuyệt đối không tụ tập đông người tại gia đình, bên ngoài cộng đồng, không đi đến vùng có dịch…

Chống dịch ở Thủ đô - Kỳ 2: Những điểm tựa vững chắc
Tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, người dân cũng vui vẻ ký cam kết thực hiện “Gia đình an toàn Covid-19”.

Ông Bùi Công Hoan, Tổ trưởng Tổ dân phố số 7 phường Vĩnh Tuy cho biết sau khi các gia đình đồng loạt ký cam kết thì lượng người và phương tiện ra đường giảm rõ rệt, tình trạng vi phạm còn rất ít...

Qua khảo sát ở một số phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, nếu như trước đây, mỗi ngày phường kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính khoảng 3 trường hợp thì sau khi triển khai ký bản cam kết “Gia đình an toàn Covid-19”, số người bị kiểm tra giảm mạnh, có ngày lực lượng chức năng không xử phạt trường hợp nào.

Tuân thủ nghiêm “ai ở đâu, ở đó”

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, chị Nguyễn Hồng Mai, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thường xuyên làm việc trực tuyến tại nhà thay vì đến cơ quan như trước đây. Sau mỗi giờ làm việc của chị và thời gian tự học của các con, mấy mẹ con cùng nhau quét dọn nhà cửa, chăm sóc cây cối, nấu ăn hoặc cùng đọc sách, chơi trò chơi. Dù không được ra ngoài như mọi khi, trẻ con cũng buồn chán nhưng chị luôn động viên các con ở trong nhà, hạn chế ra ngoài, tiếp xúc với người khác.

Bản thân chị Mai mỗi tuần chỉ đi chợ một lần, mọi công việc không cần thiết chị đều gác lại. Bởi chị ý thức được rằng đã ký cam kết là phải thực hiện nghiêm để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch của phường, quận và cả Thành phố.

Chị Mai chia sẻ, mỗi ngày, nhìn số người lây nhiễm tại các tỉnh, thành phía Nam liên tục tăng, ngay tại Hà Nội vẫn xuất hiện các ca bệnh tại cộng đồng và dịch chưa biết khi nào mới kết thúc, khiến chị rất lo lắng. Điều cần thiết nhất hiện nay là mỗi người, mỗi gia đình phải tự ý thức bảo vệ mình mới tránh được dịch bệnh lây lan.

Bài 2: Điểm tựa vững chắc trong phòng, chống đại dịch Covid-19
Mỗi gia đình chính là điểm tựa quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Không chỉ những người dân thuộc “vùng đỏ” như chị Mai, bà Tâm hay ông Thanh mới nghiêm túc thực hiện việc phòng, chống dịch mà ở các “vùng xanh” ngoại thành, người dân cũng một lòng cùng Thành phố đẩy lùi dịch bệnh.

Ông Trần Minh Nhương, trú tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, cho biết, ông đã nghỉ hưu, có tham gia một số hội và câu lạc bộ, tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội, ông chỉ ở nhà không đi đâu.

“Gia đình tôi đã ký cam kết “Gia đình an toàn Covid-19”, không chỉ cá nhân tôi mà tất cả các thành viên khác trong gia đình cũng đều thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch, tuân thủ những khuyến cáo của ngành y tế. Những ngày qua, gia đình tôi tận dụng các loại thực phẩm nhà có, hạn chế đi chợ, hạn chế tiếp xúc với người ngoài”, ông Nhương cho biết.

Nói về việc người dân đồng lòng chống dịch, ông Phạm Văn Bắc, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Phương Đình, cho biết: “Chúng tôi xác định trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng như hiện nay cần phải triển khai các công việc chống dịch khẩn trương, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao; việc đông đảo người dân ký cam kết thực hiện “Gia đình an toàn Covid-19”, không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết, “ai ở đâu, ở đó”... đã giúp địa phương phần nào kiểm soát được dịch bệnh và đang tận dụng được "thời gian vàng” trong những ngày giãn cách xã hội.

Chống dịch ở Thủ đô - Kỳ 2: Những điểm tựa vững chắc
Khi các gia đình chấp hành nghiêm việc “ai ở đâu, ở đó” sẽ giúp Thành phố sớm kiểm soát dịch bệnh.

Bà Vương Thị Liên, một người dân khác ở xã Phương Đình, cho biết gia đình bà có 10 thành viên. Trong thời gian giãn cách, các gia đình nhỏ cũng ở yên trong phòng, hạn chế việc tiếp xúc giữa các thành viên với nhau.

Khi thấy thôn tổ chức ký cam kết “Gia đình an toàn Covid-19”, gia đình bà thấy đây là một việc làm ý nghĩa nên thực hiện ngay. “Vợ chồng tôi thường xuyên nhắc nhở các con phải chấp hành nghiêm, tuyệt đối không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết; không giao lưu với hàng xóm trong thời gian giãn cách”, bà Liên chia sẻ...

Hiện nay, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị luôn xác định “chống dịch như chống giặc”; mỗi người dân là một “chiến sĩ”, mỗi ngôi nhà, thôn bản, xóm làng, khu phố là một “pháo đài” chống dịch; do vậy mỗi gia đình chính là điểm tựa quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Khi ở nhà chống dịch, hạn chế ra đường, nhiều gia đình có bữa cơm đầy đủ các thành viên, vừa ăn vừa theo dõi thời sự, xem tin tức diễn biến của dịch bệnh, mọi người cùng trò chuyện, quan tâm đầy yêu thương và thấu hiểu.

Cả nhà cũng có thể tổ chức các hoạt động chung như cùng nhau xem một bộ phim, đọc sách, cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau vui đùa với con, chăm sóc cây cối… Mỗi hành động yêu thương sẽ góp phần gắn kết các thành viên trong gia đình, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường lành mạnh nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội, nhất là cùng nhau vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.

Hà Phong

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân vừa phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Hà Nội 1 tổ chức trao tặng 150 suất quà, trị giá 200 triệu đồng đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành Đỗ Mạnh Dung (Chi bộ Cự Lộc 2, Đảng bộ phường Thượng Đình) tại nhà riêng.
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025.
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?

Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?

(LĐTĐ) Mặc dù Tết ông Công, ông Táo đã tới, nhưng số gian hàng bán đồ cúng ông Công, ông Táo trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không nhiều. Giá cả các mặt hàng đồ cúng năm nay được đánh giá là bình ổn, không tăng nhiều so với năm ngoái.
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực

Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực

(LĐTĐ) 6 quận thuộc Cụm thi đua số 1 luôn bám sát chỉ đạo của Thành phố để triển khai tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ trên các lĩnh vực gắn với biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua.
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền

Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền

(LĐTĐ) Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội tổ chức sự kiện Tuần lễ vàng - An toàn đón Tết lần thứ 7, và triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025. Chương trình nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”, diễn ra từ ngày 20 - 26/1 quận Hà Đông với quy mô hơn 40 gian hàng.
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết

Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết

(LĐTĐ) Chiều 20/1, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên, người lao động Trạm biến áp 110kV Bắc Thành Công (E1.63) - Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách

Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách

(LĐTĐ) Ngày 20/1, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động