--> -->

“Cầu nối” đưa hình ảnh Hà Nội và văn hóa Việt ra thế giới

Trong sự nghiệp nghiên cứu văn hóa đồ sộ của Nhà văn hóa Hữu Ngọc, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới mảng đề tài về Hà Nội. Tình yêu với mảnh đất Kinh kỳ này càng thêm sâu đậm và được hun đúc khi ông bắt tay vào nghiên cứu văn hóa nơi đây.
Phát huy hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch thân thiện Quyết tâm đưa hình ảnh Hà Nội thanh lịch, văn minh đến với bạn bè quốc tế Xây dựng hình ảnh Hà Nội thân thiện, an toàn

Những công trình đồ sộ, tâm huyết về Hà Nội

Nhà văn hoá Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội (quê gốc ở Thuận Thành, Bắc Ninh). Gắn bó với Thủ đô hơn một thế kỷ, nhưng tình yêu dành cho Hà Nội của ông ban đầu chỉ là cảm tính. Và, sự xa cách ngẫu nhiên giữa ông với mảnh đất này, mới giúp tình yêu ấy thấm sâu vào khối óc và trái tim.

Kháng chiến 1946, ông rời Hà Nội, ở trong rừng sâu cô quạnh. Mỗi khi ăn củ sắn, nhắm củ khoai, ông lại nhớ đến những hàng xôi lúa ở Hà Nội, nhớ đến mùi thơm của đỗ, mỡ hành như thế nào, nhớ đến phở của Hà Nội ra làm sao. Chính vì khi xa Hà Nội, nhớ những thức quà giản dị, đặc trưng nơi đây, ông mới thấy thêm yêu Hà Nội nhiều hơn. Và với hơn 70 năm cầm bút, Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã cho ra đời hàng chục cuốn sách, trong đó có những công trình nghiên cứu đồ sộ, tâm huyết về văn hóa Hà Nội.

“Cầu nối” đưa hình ảnh Hà Nội và văn hóa Việt ra thế giới
Nhà văn hoá Hữu Ngọc.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc kể, năm 1997, Hội nghị các nước có sử dụng tiếng Pháp lần 7 được tổ chức tại Hà Nội. Đây là hội nghị văn hóa quốc tế lớn đầu tiên diễn ra tại Việt Nam. Chính quyền bang Québec (Canada) muốn có một cuốn sách ảnh về Hà Nội viết bằng tiếng Pháp để làm món quà văn hóa tặng các nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị. Khi đó, ông vinh dự được Bộ Ngoại giao lựa chọn để thực hiện công việc quan trọng này. Ông đã hoàn thành cuốn sách “Phác thảo chân dung văn hóa Hà Nội” bằng tiếng Anh và Pháp hơn 200 trang gửi gắm nhiều tâm huyết. Đây là công trình đầu tay về văn hóa Hà Nội của ông và là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về Hà Nội cho người nước ngoài kể từ tháng 8/1945 đến thời điểm đó.

Nhà văn hoá Hữu Ngọc chia sẻ, ông soạn cuốn “Phác thảo chân dung văn hóa Hà Nội” chỉ trong ba tháng. Ở chương đầu, ông muốn người nước ngoài thấy được rằng Hà Nội là tấm gương phản ánh lịch sử của Việt Nam và họ chỉ cần xem các di tích lịch sử văn hóa cũng có thể tự “phác thảo” ra được quá trình phát triển của Việt Nam trong vòng 3.000 năm. Tiếp theo, ông giới thiệu về kinh thành, đô thành, khu phố Tây, khu nông thôn ngoại thành mà theo ông chính những khu đó “dựng nên chân dung Hà Nội truyền thống”.

Năm 2010, nhân dịp Hà Nội tròn 1.000 tuổi, ông biên soạn bộ 10 cuốn sách khổ “Hanoi, who are you?” (Hà Nội, bạn là ai?) bằng tiếng Anh để phục vụ công tác đối ngoại. Mỗi tập của “Hanoi, who are you?” trả lời một vấn đề: Hà Nội - ăn uống, Hà Nội - vui chơi, Hà Nội - địa lý… Năm 2011, ông xuất bản cuốn “Hà Nội của tôi” dày gần 500 trang. Cuốn sách ghi chép những trải nghiệm của những người bạn quốc tế của ông khi ở Hà Nội.

Với ông, văn hóa Hà Nội là những điều rất đỗi thân quen như tranh Hàng Trống, tháp Rùa, Văn Miếu, phố cổ, những món ăn cổ truyền ngày Tết, những lễ hội, phong tục tập quán hay đơn giản là những hàng cây ven đường... Vì thế, trong sách của ông, người đọc luôn nhận thấy hình ảnh một Hà Nội xưa thanh bình, mộc mạc mà thấm đẫm tình người.

Quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới

Ở tuổi 105, sức khoẻ của ông đã yếu nhiều, tai không nghe rõ phải dùng đến máy trợ thính từ lâu. Đôi mắt cũng mờ dần. Nhưng ông vẫn rất tinh anh, minh mẫn. Đặc biệt, thật khó tin khi ông vẫn đang cộng tác với chuyên mục Sổ tay văn hóa Đông - Tây của báo Thế giới và Việt Nam, giới thiệu tới độc giả những tác phẩm văn học hay của nước Pháp.

Mới đây, trong buổi trưa hè, khi tác giả đang trò chuyện cùng ông tại nhà riêng thì ông Trần Tam Giáp, nguyên thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Ả rập Ai Cập, Vương quốc Kuwait, Syria và Israel đến thăm ông. Ông Giáp năm nay cũng bước vào tuổi 89. Ông dẫn một anh cán bộ đang làm việc tại Bộ Ngoại giao đến xin chữ ký của Nhà văn hoá Hữu Ngọc vào cuốn sách “Wandering through Vietnamese culture” mình viết để mang tặng các Ngài Đại sứ quán các nước.

Đây đích thị là một nét đẹp văn hóa ngoại giao, bởi cuốn sách trên đóng vai trò sứ giả để đưa văn hóa Việt Nam đến gần với công chúng nước ngoài. Nhà văn hoá Hữu Ngọc dường như đã quen với việc ký tặng sách như này. Thành công của cuốn sách vượt ra ngoài sự mong đợi của ông, “Wandering through vietnamese culture” thực sự là dấu son trong sự nghiệp quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Cuốn sách trở thành một “bách khoa toàn thư” thu nhỏ, một cẩm nang văn hóa Việt Nam tiện lợi và bổ ích không chỉ cho bạn bè quốc tế muốn hiểu văn hóa Việt Nam mà còn cần thiết cho chính mỗi người Việt Nam chúng ta nếu muốn hiểu rõ cội nguồn, truyền thống và tương lai văn hóa dân tộc.

Hai năm trước, Nhà văn hoá Hữu Ngọc cho ra mắt 2 tập “Cảo thơm lần giở” trong sự nể phục của nhiều người. Ở độ tuổi của ông, quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, sáng tạo để cho ra được một tác phẩm không dễ. Đằng này, 2 tập “Cảo thơm lần giở” đòi hỏi tác giả phải dành nhiều tâm sức vì không chỉ tổng hợp thông tin, mà còn phải đưa vào đó chính kiến, sự hiểu biết của bản thân. Bộ sách chắt lọc những trải nghiệm, suy ngẫm của ông về “cuộc đời và xã hội qua lăng kính tư duy của những trí tuệ uyên thâm trên thế giới”, là thành quả miệt mài lao động chữ nghĩa, xuất- nhập khẩu văn hóa: Quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và giới thiệu tinh hoa văn hóa thế giới đến Việt Nam của Nhà văn hóa Hữu Ngọc.

Trong lời ngỏ cùng bạn đọc, Nhà văn hóa Hữu Ngọc nói ông đã ở tuổi “ngẩn ngơ” - thường sống lại sự việc đã qua theo kiểu Marcel Proust (nhà văn Pháp) “đi tìm thời gian đã mất” để đỡ cô đơn, trống rỗng. Trong quá trình hồi tưởng, ông băn khoăn về ý nghĩa các sự việc, từ đó suy ngẫm về đời người, phận người. Để trả lời các câu hỏi “Chúng ta từ đâu đến?”, “Chúng ta là ai?”, “Chúng ta đi đâu?”, ông tìm kiếm và đúc rút từ cuộc đời các danh nhân thế giới.

Là người nghiên cứu sâu về văn hóa nước ngoài, lại hiểu rất kỹ văn hóa truyền thống của dân tộc nên Nhà văn hóa Hữu Ngọc được đánh giá là nhà nghiên cứu văn hóa có phạm vi trải từ văn hóa các nước phương Tây sang các nước phương Đông. Không chỉ viết sách báo, ông còn là diễn giả của hàng trăm cuộc nói chuyện về văn hóa Việt Nam cho khách nước ngoài, trong đó, có nhiều nhân vật quan trọng đến thăm Việt Nam: Vua và hoàng hậu Thụy Điển, vua và công chúa Na Uy, Thống đốc bang Hawaii (Mỹ), cựu Thủ tướng Brazil, giáo sư nhiều trường đại học trên thế giới, nhiều đoàn khách du lịch đến Việt Nam v.v... Ông bảo, đến nay, tổng cộng, ông đã nói cho hàng nghìn người nghe về văn hóa Việt Nam, văn hóa Hà Nội.

Với những đóng góp bền bỉ, Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã được trao tặng nhiều Huân chương, giải thưởng danh giá. Ông được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Chiến công và Huân chương Độc lập, Chính phủ Thụy Điển tặng Huân chương “Ngôi sao phương Bắc”, Chính phủ Pháp tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm và giải “Lời Vàng” cùng nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác. Năm 2008, tại lễ trao giải GADIF (Giải của các đại sứ thuộc tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp) cho ông Hữu Ngọc, Đại sứ Hy Lạp đã nhấn mạnh: “Ông là một trong những học giả được biết đến là người xây cầu nối văn hóa Việt Nam và thế giới”. Năm 2017, vượt qua nhiều tên tuổi khác, Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã được nhận Giải thưởng Lớn “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”.

Ở tuổi xưa nay hiếm, cây đại thụ ấy vẫn đang phủ bóng xuống Hà Nội, miệt mài làm cầu nối đưa Hà Nội và văn hóa Việt ra thế giới, bằng sự uyên bác, nghiêm cẩn và cầu thị của mình./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024 - 2025, đồng thời tuyên dương 42 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu trong khối giáo dục, khẳng định vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành, chăm lo và động viên đội ngũ nhà giáo.

Tin khác

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín có chiều dài khoảng 1,6km với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa công bố kết quả thực hiện công tác 4 tháng đầu năm 2025, ghi nhận những kết quả tích cực trong việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Ngày 9/5, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí đối với 30 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và tương đương thuộc các đơn vị.
Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Ngày 9/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam; trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025.
Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Ngày 9/5, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 cho 340 đảng viên lão thành.
Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Sáng ngày 8/5/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (8/5/1985 - 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự buổi lễ.
Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân vừa ban hành Quyết định số 1114/QĐ-UBND về phê duyệt phương án tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động