Cảnh báo tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ
Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, chậm nhất trong 2 giờ phải báo cáo với Thủ tướng Gạt nước mắt, người vợ trẻ hiến tạng chồng cứu người |
Nhiều ca bệnh thương tâm
Điển hình, vừa qua, các bác sĩ Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương đã kịp thời phẫu thuật cấp cứu cho một bệnh nhi 5 tuổi ở Hà Nội, bị dập và đứt rời 3 ngón tay trái do vô tình chạm vào bộ phận cảm ứng của máy dập nắp cốc tự động tại gia đình.
![]() |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng - Khoa Chỉnh hình cùng ekip phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi. |
Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết, sự việc xảy ra khi trẻ đang với tay lấy đồ thì vô tình đặt tay trái vào máy dập nắp cốc có cơ chế cảm ứng, khiến máy hoạt động và gây thương tích. Ngay khi phát hiện sự việc, người nhà đã tìm các ngón tay bị đứt rời và chuyển trẻ đến bệnh viện gần nhất để sơ cứu cầm máu và tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Tại Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi tiếp nhận bệnh nhi các bác sĩ nhận thấy tổn thương rất nghiêm trọng với tình trạng lộ, dập nát xương, mạch máu và thần kinh ở cả ba ngón tay I, II, III bàn tay trái của trẻ. Các bác sĩ khoa Cấp cứu và Chống độc tiến hành hội chẩn với các bác sĩ chuyên Khoa Chỉnh hình, gây mê hồi sức,… quyết định phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm để cứu ngón tay của trẻ.
Ca phẫu thuật kéo dài gần 2 tiếng và cho kết quả tốt. Các bác sĩ đã tiến hành xử lý vùng mềm dập nát, đặt lại móng, khâu tạo hình ngón, giúp tránh được nguy cơ phải cắt cụt đốt ngón tay cho trẻ. Đây là một ca phẫu thuật khó khăn vì vùng tổn thương là đốt xa của ngón, các động mạch và thần kinh rất nhỏ, dễ bị tổn thương. Nếu không được phẫu thuật sớm, ngón tay có thể bị hoại tử và mất chức năng hoàn toàn.
Sau phẫu thuật, trẻ được tiếp tục điều trị tại Khoa Chỉnh hình bằng kháng sinh, giảm đau chống phù nề và thay băng vết thương định kỳ hằng ngày. Sau hai tuần điều trị, vết thương đã khô và đầu ngón tay trở nên hồng ấm. Trẻ đã hồi phục tốt và được xuất viện. Tuy nhiên, để phục hồi hoàn toàn chức năng ngón tay, trẻ cần tiếp tục thay băng và điều trị phục hồi chức năng theo từng giai đoạn.
Trước đó, Khoa Chỉnh hình, cũng tiếp nhận và điều trị cho trường hợp bé gái A.N (17 tháng tuổi, ở Hà Nội) bị dập nát 2 ngón tay do cho tay vào máy thêu quần áo. Mẹ bé A.N cho biết: “Gia đình tôi mở xưởng thêu quần áo tại nhà, trong lúc tôi đang làm không để ý, cháu đã vô tình cho tay vào máy thêu đang hoạt động nên bị cuốn tay vào. Ngay sau khi phát hiện sự việc, gia đình đã vội vã đưa cháu đến bệnh viện huyện để cấp cứu và sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương”.
Thời điểm nhập viện, ngón 2 và 3 bàn tay phải có nguy cơ phải cắt cụt, do vết thương bầm dập nhiều, kèm theo các dị vật như dầu mỡ,… của máy thêu nên việc giữ lại ngón tay cho bệnh nhi rất khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã quyết tâm bảo tồn ngón tay cho trẻ. Sau 2,5 tiếng phẫu thuật, ekip đã kết hợp xương, khâu nối gân ngón tay cho trẻ. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, vết thương khô, ngón tay 2 và 3 đã hồng hào và trẻ đã được xuất viện.
Hay trường hợp bệnh nhi 7 tuổi không may bị ngã đập vùng cổ, ngực vào góc của kệ tivi bằng gỗ khi đang chơi đùa cùng anh trai. Sau tai nạn, trẻ xuất hiện khó thở, đau nhiều vùng cổ, ngực. Ngay lập tức trẻ được gia đình đưa vào bệnh viện địa phương sơ cứu và nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Tại Bệnh viện, trẻ được các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) lồng ngực. Kết quả cho thấy trẻ bị tràn khí khoang màng phổi hai bên, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da diện rộng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi có đầy đủ các xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn nhóm, gồm các chuyên gia liên quan và đi đến thống nhất chẩn đoán trẻ bị vỡ khí quản,có một đường vỡ theo chiều dọc 3 cm và phẫu thuật ngay cho trẻ. Sau phẫu thuật, trẻ tỉnh, không khó thở, ăn uống tốt và đã được ra viện. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần tái khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục…
Phòng tránh tai nạn thương tích
Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh.
![]() |
Các bước sơ cứa, bảo quàn phần chi bị đứt dời trước khi đi cấp cứu. |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng – Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Hằng năm, khoa Chỉnh hình tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị đứt rời ngón tay phải nhập viện điều trị do nghịch pháo, dùng dao chặt vào tay,… được nối ngón tay thành công.
“Điều quan trọng là sơ cứu và đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đồng thời bảo quản chính xác các bộ phận bị đứt rời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại sau này bằng cách: Rửa sạch phần chi đứt rời bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch. Tuyệt đối không rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất; bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (chú ý không bọc quá dày) quanh phần đứt lìa rồi cho vào hộp nhựa kín; đặt hộp vào thùng đá lạnh đang tan và chuyển đi cấp cứu” - bác sĩ Hoàng phân tích.
Đồng thời, để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, bác sĩ Hoàng khuyến cáo các gia đình, hộ kinh doanh cần có hàng rào cách li an toàn không cho trẻ lại gần, giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan sát, đánh giá môi trường sống của trẻ để đảm bảo an toàn, tránh xa các vật dụng nguy hiểm như dao, thủy tinh hay máy móc.
Ngoài ra, khi trẻ ra khỏi bên ngoài môi trường sống quen thuộc, cha mẹ cần luôn chú ý quan sát và giám sát trẻ chặt chẽ. Trường hợp trẻ xảy ra tai nạn, việc băng vết thương đúng cách và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa ngoại nhi gần nhất là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả cấp cứu và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Cha tôi, người ở lại" tập 32: Bí mật dần lộ, anh em rạn nứt

Tỷ giá USD hôm nay (29/4): Giá USD trên thị trường tự do tăng

Nhận định Barca vs Inter: Cơ hội vàng cho đội chủ nhà

Nhận định Arsenal vs PSG: Trận thư hùng đỉnh cao tại Emirates

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Giá vàng hôm nay (29/4): Vàng nhẫn, vàng miếng đồng loạt giảm mạnh

Lung linh màn trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TP.HCM
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 198 ca mắc sởi trong tuần
Y tế 28/04/2025 15:33

Bảo đảm công tác cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Y tế 28/04/2025 06:01

Gian nan 6 năm “tìm con” của người mẹ bị suy buồng trứng
Y tế 26/04/2025 12:45

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Y tế 25/04/2025 22:26

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng
Y tế 23/04/2025 16:34

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03