-->

Cần sửa luật để tạo thuận lợi cho công tác phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý

(LĐTĐ) Thông qua việc thực hiện Đề án, đã nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý.
Công an TP Hà Nội: Tập huấn về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng Đảm bảo 100% người khuyết tật khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý Tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các cấp công đoàn Thủ đô

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021”, được giao cho Hội Luật gia thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện.

Báo cáo đánh giá, thông qua việc thực hiện Đề án, đã nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý. Bốn năm qua, các đơn vị Hội Luật gia Hà Nội đã nghiêm túc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thu được kết quả tốt.

Kiến nghị sửa luật để tạo thuận lợi cho công tác phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý
Một buổi tuyên truyền pháp luật cho học sinh

Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm để các đơn vị Hội Luật gia triển khai thực hiện. Cụ thể, cử luật gia làm báo cáo viên pháp luật tại 338 hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội; tổ chức và phối hợp tổ chức 2.453 hội nghị phổ biến 25 pháp luật cho 402.500 người là cán bộ chủ chốt, hội viên Hội Luật gia và nhân dân.

Đồng thời, in và phát hành 400.000 tờ gấp pháp luật, 6.400 cuốn Bản tin Luật gia Thủ đô phát cho người dân và hội viên… 100 Chi hội Luật gia xã, phường, thị trấn cử luật gia tham gia tiếp công dân và tư vấn giải quyết khiếu nại cho chính quyền và nhân dân.

Đồng thời, các cấp Hội Luật gia Hà Nội đã góp hàng trăm ý kiến chất lượng vào các dự thảo văn bản pháp luật của Trung ương và Thành phố. Bên cạnh đó, chủ động quan hệ phối hợp với một số cơ quan, đơn vị thực hiện ba dự án phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho một số đối tượng đặc thù.

Theo đó, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã phối hợp thực hiện dự án của Hội Luật gia Việt Nam về hỗ trợ pháp lý cho phạm nhân sắp mãn hạn tù tái hòa nhập cộng đồng, mỗi năm tổ chức 8 cuộc phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý lưu động cho phạm nhân tại Trại Tạm giam số 1, số 2 Công an Hà Nội.

Thực hiện dự án của Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về quyền lao động và công đoàn cho các hội nghề nghiệp và Hội khoa học kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam, đóng góp vào việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản ở Việt Nam”, Hội Luật gia Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động cho người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Hội Luật gia Hà Nội còn thực hiện dự án của Liên hiệp các Hội khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, hàng năm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho 5 nhóm đối tượng HIV-AIDS, mại dâm, tiêm chích ma túy, đồng giới về pháp luật phòng, chống ma túy, phòng chống HIV-AIDS, phòng, chống mại dâm, Luật Bảo hiểm y tế…

Đáng quan tâm, Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội – ông Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, mô hình Tổ phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở được triển khai trên địa bàn Hà Nội gần 7 năm qua là mô hình rất tốt, rất phù hợp với pháp luật và thực tiễn để thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, đưa pháp luật vào cuộc sống.

Đến tháng 6/2021 Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã thành lập được 50 Tổ, với 250 thành viên. Tính từ năm 2014 (thực hiện giai đoạn 1 của Đề án), Hội Luật gia thành phố cùng với 50 Tổ phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý ở cơ sở đã thực hiện 320 cuộc phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý lưu động cho người dân của 320 xã, phường, thị trấn. Qua đó, có 45.100 người được phổ biến pháp luật; 3.360 người được trợ giúp pháp lý.

Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, để phù hợp với yêu cầu phòng, chống đại dịch Covid-19, các đơn vị Hội Luật gia và hội viên Hội Luật gia Hà Nội đã chủ động áp dụng công nghệ thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử, zalo, điện thoại và mạng xã hội facebook…

Ông Nguyễn Hồng Tuyến cũng cho biết, hiện nay chính sách xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đang được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tư vấn pháp luật. Tuy nhiên, cả ba văn bản này đều có nhiều quy định lạc hậu, lỗi thời liên quan đến xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

Vì vậy, Hội Luật gia Hà Nội đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý trong Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và Luật Trợ giúp pháp lý. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật theo hướng mở rộng phạm vi tư vấn pháp luật.

Phương Thảo

Nên xem

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

(LĐTĐ) Những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024, các dịch vụ làm đẹp như nối móng, uốn nhuộm tóc hay làm mi tấp nập khách ra vào đến tận đêm muộn. Tuy vậy, nhiều cửa hàng vẫn cho rằng năm nay không đông khách bằng năm ngoái.
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

(LĐTĐ) Cúng tất niên là một lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa của Tết Nguyên đán.
Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về một số mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết

Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh và chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV,NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.
7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Pháp luật vừa thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy Nhà nước.
30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, trong đó có 10 điểm tầm cao kết hợp tầm thấp, thời gian 15 phút.

Tin khác

Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về một số mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết

Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật ngày cận Tết

(LĐTĐ) Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong những vựa hoa lớn nhất miền Bắc, nổi tiếng với truyền thống trồng hoa lâu đời. Mùa xuân, Tây Tựu trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Làng hoa không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn lưu giữ nét văn hóa độc đáo của Hà Nội.
Hiện thực hóa chính quyền đô thị

Hiện thực hóa chính quyền đô thị

(LĐTĐ) Là quận “lõi” của Thủ đô, thời gian qua, quận Hai Bà Trưng đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền điện tử; nâng cao kỷ luật kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; đầu tư kết cấu hạ tầng, giữ vững tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Huyện Thanh Oai phấn đấu trước 30/5/2025 hoàn thành đại hội cấp cơ sở

Huyện Thanh Oai phấn đấu trước 30/5/2025 hoàn thành đại hội cấp cơ sở

(LĐTĐ) Tính đến ngày 19/1, toàn huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có 169/339 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở tổ chức đại hội đạt 49,8%. Huyện phấn đấu hoàn thành đại hội cấp cơ sở xong trước 30/5/2025.
Đón Tết giữa lòng Thủ đô

Đón Tết giữa lòng Thủ đô

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán cận kề. Đây cũng là dịp để những người dân khắp nơi trở về với gia đình vui Xuân, đón Tết. Tuy nhiên, có một nơi mà những người con xa quê không trở về, họ ở lại hội tụ cùng “54 dân tộc anh em” đón Tết cổ truyền tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận

Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận

(LĐTĐ) Hết năm 2024, huyện Thanh Trì đã đạt 33/34 tiêu chuẩn thành lập quận, còn 1 tiêu chuẩn chưa đạt là tỷ lệ tự cân đối thu - chi ngân sách. Huyện Thanh Trì phấn đấu năm 2025 sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn, hoàn thành Đề án thành lập quận và các phường thuộc quận trình Thành phố, Trung ương xem xét phê duyệt.
Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết

Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết

(LĐTĐ) Dịp Tết đến, hoa tươi trở thành nét đẹp không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Một bình hoa ly hay hoa dơn trên bàn phòng khách từ lâu đã được xem như dấu hiệu báo Tết đến xuân về. Vì vậy, những ngày cận Tết, các chợ hoa lớn luôn là điểm đến nhộn nhịp bậc nhất, và chợ Quảng Bá – khu chợ đầu mối hoa lớn nhất Hà Nội.
Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?

Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?

(LĐTĐ) Với việc cho phép 10 loại hình dịch vụ được kinh doanh ở hồ Tây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chẳng khác gì đã trao chiếc chìa khoá mở “kho báu” hồ Tây vào tay UBND quận Tây Hồ. Và câu hỏi đau đáu của hàng triệu du khách là ai và bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025

Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được huyện Thường Tín triển khai bằng nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.
Những gánh hàng hoa

Những gánh hàng hoa

(LĐTĐ) Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến mang trong mình nét đẹp dịu dàng, cổ kính nhưng không kém phần hiện đại, lãng mạn. Trong lòng Thành phố ấy, có một nét đẹp bình dị, rực rỡ sắc màu của những gánh hàng hoa. Chính những gánh hàng hoa đã tạo nên hồn cốt riêng của văn hóa Hà Nội, tô thắm vẻ đẹp cổ kính và lãng mạn.
Xem thêm
Phiên bản di động