Cần siết chặt an toàn thực phẩm cho bánh trung thu
Cẩn trọng với bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ Tạm giữ hơn 43.000 sản phẩm bánh, kẹo không có hóa đơn, chứng từ |
Sôi động thị trường bánh trung thu
Những năm gần đây, bánh trung thu không chỉ được mua nhiều vào thời điểm cận Tết Trung thu, mà ngay từ đầu tháng 7 Âm lịch, người đi đường đã dễ dàng bắt gặp các quầy bán bánh trung thu ở nhiều tuyến phố, cửa hàng, siêu thị. Vào thời điểm này, các cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống tại Hà Nội cũng đã bắt đầu cho ra lò những mẻ bánh để phục vụ nhu cầu của thị trường.
![]() |
Bánh trung thu đã được bày bán nhiều trên các tuyến phố. (Ảnh Lê Thắm) |
Ghi nhận tại 2 địa điểm làm bánh trung thu truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội là phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm) cho thấy, không khí sản xuất tại các cơ sở vô cùng nhộn nhịp. Ở phường Xuân Tảo, những năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất đã tiếp cận với công nghệ làm bánh tân tiến, đáp ứng nhu cầu thị trường. Toàn bộ công đoạn chế biến, sản xuất đều được sử dụng bằng máy móc công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chị Tô Thị Vân Anh (chủ cơ sở bánh Minh Ý, phường Xuân Tảo) cho hay, gia đình chị đã nhận được đơn đặt hàng và bắt đầu sản xuất bánh từ những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, đến nay, số lượng bánh bán ra ngày càng nhiều. So với năm ngoái, giá bán có tăng lên đôi chút nhưng lượng khách mua bánh không giảm mà còn tăng lên.
Còn về vấn đề vệ sinh thực phẩm, theo chị Vân Anh: Gia đình chị đã có truyền thống làm bánh trung thu hơn 35 năm, bên cạnh việc cho ra đời những mẻ bánh ngon, đẹp mắt, giá cả phải chăng và hợp với thị hiếu khách hàng thì đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. “Chúng tôi luôn kiểm soát kỹ càng mọi khâu trong quy trình làm bánh, ví dụ như sản phẩm đầu vào phải là các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, có tem, giấy tờ kiểm nghiệm… Công nhân làm việc trong xưởng được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ. Quy trình đóng gói khép kín, đảm bảo an toàn…”, chị Vân Anh chia sẻ.
Tương tự, khi đến cổng làng nghề Xuân Đỉnh, không khó để nhận ra những âm thanh quen thuộc của một làng nghề làm bánh trung thu truyền thống. Theo bà Nguyễn Lan Ngân, chủ một cơ sở bánh trung thu, hiện các hộ sản xuất đều đang trong quá trình tất bật chạy máy, sản xuất bánh để kịp giao hàng.
Khảo sát dọc tuyến phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ), các cơ sở sản xuất bánh trung thu truyền thống cũng đã bày bán bánh phục vụ người tiêu dùng. Tại các tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Cầu Giấy, Văn Cao, Hoàng Quốc Việt, nhiều hãng bánh nổi tiếng như Hữu Nghị, Kinh đô…cũng bắt đầu xuống phố với nhiều gian trưng bày, bán sản phẩm. Cầm trên tay 4,5 túi bánh, anh Đinh Văn Quyền (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) chia sẻ: Năm nay nhà anh chọn bánh trung thu để làm một trong những món thắp hương Rằm tháng 7. Không chỉ riêng nhà anh mà hàng xóm xung quanh cũng có lựa chọn như vậy và nhờ anh tiện thể mua giúp.
Cùng với bày bán trực tiếp, hiện nay trên mạng xã hội các loại bánh trung thu cũng được bày bán rất nhiều, đặc biệt là bánh handmade với mẫu mã đa dạng, bắt mắt. Dễ dàng nhận thấy, bánh trung thu handmade được khá nhiều người tin tưởng, lựa chọn. Facebook có tên Phan Hòa cho biết: “Tôi là dân văn phòng, thi thoảng có thời gian rảnh mới làm đồ ăn, bánh kẹo bán online. Do đồ nhà tôi luôn được chọn lựa kỹ càng, sạch sẽ nên có khá nhiều người tin tưởng. Năm nay nhu cầu của khách tăng và đặt từ sớm nên tôi đã bắt đầu bán cách đây 1 tháng”.
Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phẩm
Càng gần Rằm tháng 8 Âm lịch, các loại bánh trung thu càng được tung ra thị trường với số lượng lớn, mẫu mã đa dạng. Thế nhưng, khi có quá nhiều nhà sản xuất, việc kiểm tra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại trở nên cấp thiết hơn và đặt ra yêu cầu cần phải được quản lý chặt chẽ để không gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Theo bà Lê Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm, trước khi các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh trung thu bước vào vụ chính, các cơ quan chức năng đã có kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, yêu cầu thực hiện đúng quy trình làm bánh trung thu an toàn. Dự kiến trong tháng 8/2022, các đoàn kiểm tra liên ngành của quận sẽ đồng loạt kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Hà Nội để giám sát chất lượng sản phẩm, nhanh chóng phát hiện và loại bỏ những sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng.
![]() |
Các loại bánh trung thu truyền thống được nhiều người lựa chọn. (Ảnh Lê Thắm) |
Là người quản lý địa phương có truyền thống làm bánh trung thu lâu đời, Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh Nguyễn Ngọc Thạch cho biết: “Hằng năm, phường triển khai tập huấn cho các hộ dân trên địa bàn, nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ cơ sở, người quản lý, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm về việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm”.
Bên cạnh đó, phường cũng đã có kế hoạch cụ thể về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2022 trên địa bàn. Theo đó, từ ngày 29/7-21/9/2022, UBND phường sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát việc sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm bánh trung thu; tăng cường tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Tương tự, việc bảo đảm chất lượng thực phẩm cũng được UBND quận Tây Hồ triển khai nghiêm túc. Trước Tết Trung thu, quận tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở, yêu cầu chuẩn bị trang phục cho người sản xuất bánh gọn gàng, sạch sẽ, nguồn gốc thực phẩm, nhập nguyên liệu phải được chứng minh qua hóa đơn, phiếu thu từ các địa chỉ rõ ràng, uy tín..., các công đoạn sản xuất đều có khu vực riêng và thông thoáng. Quận cũng tổ chức khám sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở sản xuất này.
Bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, các chuyên gia lĩnh vực an toàn thực phẩm cũng đưa ra lời khuyên, do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận cao dễ làm cho một số người hám lợi mà sản xuất, kinh doanh những sản phẩm không bảo đảm. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục, thực hiện đúng các quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh, thì vẫn còn không ít cơ sở nhỏ, sản xuất thủ công làm ăn theo tính chất “mùa, vụ” vô tình, thậm chí cố tình sử dụng chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sản xuất tại cơ sở không đáp ứng được các điều kiện an toàn thực phẩm.
Vì vậy, người dân chỉ nên mua những sản phẩm thực phẩm phục vụ Tết Trung thu có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đặc biệt lưu ý kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và hạn sử dụng khi mua sản phẩm qua hình thức trực tuyến. Tuyệt đối không mua, không sử dụng sản phẩm không nhãn mác và thông báo kịp thời tới các cơ quan có trách nhiệm khi phát hiện những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn thực phẩm để xử lý theo quy định của pháp luật.../.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao
Tin khác

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá
Cộng đồng 20/04/2025 19:09

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường
Cộng đồng 18/04/2025 22:13

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”
Xã hội 18/04/2025 14:33

Mùa cây “thay áo”
Cộng đồng 17/04/2025 13:59

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ
Cộng đồng 17/04/2025 11:43

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới
Cộng đồng 16/04/2025 20:49

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp
Cộng đồng 16/04/2025 18:00

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng
Cộng đồng 15/04/2025 07:50

Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân
Cộng đồng 14/04/2025 12:16

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc
Cộng đồng 13/04/2025 08:12