--> -->

Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trong đó, một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc bổ sung dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ trong dự án Luật.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, giải quyết kiến nghị của cử tri Ba Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ trả lời chất vấn

Quản lý để xây dựng xã hội an toàn

Phát biểu thảo luận, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, khách nước ngoài đến Việt Nam đều cảm thấy rất an toàn, có thể đi bất cứ đâu, ngày hay đêm. Tuy nhiên, thực tế có nơi hình thành các băng nhóm đe dọa lẫn nhau bằng cách sử dụng dao hoặc công cụ chưa quản lý được. Theo các báo cáo, những vụ đâm chém nhau chủ yếu bằng dao có tỷ lệ rất lớn, chủ yếu là dùng dao nhưng xử lý rất khó.

“Có ý kiến cho rằng, dao sử dụng phục vụ cho đời sống dân sinh là đúng và bình thường. Tuy nhiên, có trường hợp, đi hàng chục người có dao, mã tấu để trong cốp xe thì không thể nói là đi phục vụ cho sản xuất được. Đây là những hành vi phải nghiêm cấm, kể cả lưu giữ cũng không được. Vấn đề này cần có cách thức quản lý để xây dựng xã hội an toàn, mọi người dân không bị đe dọa bởi bất cứ áp lực hay sức mạnh nào”, Chủ tịch nước khẳng định.

Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ
Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu thảo luận tại phiên họp tổ.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức, có hiện tượng tiêu cực, nhức nhối là một bộ phận thanh thiếu niên tụ thành băng nhóm sử dụng các loại hung khí nguy hiểm như các loại dao (mà dự Luật đang đề xuất là dao có tính sát thương cao) và các loại vũ khí tương tự (dao hàn thêm tuýp sắt, dụng cụ đi rừng, chọc dừa, giáo, mác, lê…) làm thành vũ khí có tính sát thương cao, đâm chém nhau.

Nếu chúng ta không xây dựng pháp luật tốt nhằm ngăn chặn, phòng ngừa thì hàng ngày, hàng giờ có thể xảy ra các trường hợp đau lòng là những nạn nhân bị chịu hậu quả bởi một bộ phận thanh, thiếu niên trên. Thực trạng ấy đặt ra yêu cầu cấp thiết là làm sao ngăn chặn được các đối tượng này.

Theo ông Đức, trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng - An ninh cũng cho biết cần nghiên cứu thêm để cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tính toán xây dựng khái niệm chuẩn nhất, theo hướng bao quát được các loại vũ khí gây nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, không để các đối tượng phạm tội lợi dụng kẽ hở pháp luật để lách luật, thực hiện hành vi gây án.

Cần cân nhắc kỹ...

Dẫn số liệu báo cáo của Bộ Công an, đại biểu Lê Nhật Thành (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, tội phạm sử dụng các loại dao và phương tiện có khả năng gây sát thương tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ rất cao.

Quá trình điều tra các vụ án này, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì Luật hiện hành không quy định dao, phương tiện tương tự dao là vũ khí.

Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ.

Vì vậy, ông Thành cho rằng, cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ để kịp thời ngăn chặn hành vi nguy hiểm của đối tượng ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc định hướng hành vi của đối tượng.

Tuy nhiên, đại biểu Lưu Văn Đức (Đoàn tỉnh Đắk Lắk) phân tích, đối với loại vũ khí thô sơ như kiếm, giáo, mác, lưỡi lê… được trang bị cho lực lượng vũ trang để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh là vũ khí thô sơ thì phù hợp; còn đối với dao và các công cụ khác cũng có thể được trang bị cho lực lượng vũ trang nhưng chỉ để sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày thì không nên quy định là vũ khí.

Trường hợp sử dụng dao vào mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì chỉ nên gọi dao và các công cụ khác là hung khí gây án, không gọi là vũ khí thô sơ.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc để quy định cho phù hợp. Theo đại biểu, trong mỗi gia đình hầu như đều có các loại dao dùng để sinh hoạt hàng ngày nhưng khi có mâu thuẫn xảy ra, bất cứ loại dao nào cũng có thể gây sát thương và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người.

Mặt khác, nếu coi dao là vũ khí thô sơ thì hầu hết các gia định phải khai báo với cơ quan Công an, nếu không sẽ vi phạm vào tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí. Hơn nữa, đại biểu băn khoăn, ngoài dao còn có kéo (nhất là kéo cắt sắt), búa cũng là loại công cụ gây sát thương có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người thì có được coi là vũ khí thô sơ như quy định với dao không?...

Phương Thảo

Nên xem

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.
Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Chiều 13/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam

Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa triệt phá một nhóm đối tượng người Việt sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Trước đó, các đối tượng từng tham gia vào những đường dây lừa đảo tại Campuchia, sau đó trở về nước và tiếp tục phạm tội với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp. Điều đáng nói là khi bị bắt, các đối tượng đều dương tính với ma túy.
Khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm về tội nhận hối lộ

Khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm về tội nhận hối lộ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để điều tra về hành vi nhận hối lộ trong vụ án sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn.
Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá doanh nghiệp nhà nước dựa trên hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, có tính đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, việc thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và tác động của yếu tố khách quan.

Tin khác

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động