-->

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024

Tại nhiều diễn đàn, rất đông đoàn viên công đoàn, người lao động thắc mắc về chính sách tiền lương mới từ 1/7 sẽ được thực hiện như thế nào, đặc biệt là với đối tượng viên chức, người lao động.
Giáo viên quan tâm về chính sách tiền lương mới Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

Những câu hỏi như: Từ 1/7/2024, mức tăng lương tối thiểu vùng thấp nhất là bao nhiêu theo dự kiến; từ 1/7/2024, mức đóng bảo hiểm y tế thay đổi như thế nào; theo chính sách tiền lương mới, giáo viên mầm non có thâm niên lâu năm và giáo viên mầm non ít năm công tác sẽ được tính như thế nào; khi cải cách tiền lương, lương của viên chức không giữ chức danh lãnh đạo tính thế nào; mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động liệu có thay đổi;... là những câu hỏi mà rất nhiều đoàn viên công đoàn và người lao động đưa ra ở thời điểm này khi chính sách tiền lương mới sắp được thực hiện.

Điển hình như tại buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động” do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức hồi tháng 5.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Các chuyên gia trả lời nhiều câu hỏi của đoàn viên, người lao động về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động.

Tại buổi đối thoại trên, đông đảo đoàn viên công đoàn, người lao động đã gửi tới các chuyên gia nhiều câu hỏi về những chế độ, chính sách pháp luật mới được điều chỉnh, bổ sung, liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, từ 1/7/2024 khi cải cách chính sách tiền lương, nhiều đoàn viên, người lao động quan tâm đến cách tính tiền lương mới để bảo vệ quyền lợi của mình.

Về câu hỏi mức lương tối thiểu vùng sẽ thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương từ tháng 7/2024, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024, mức lương người lao động được sẽ được tăng khoảng 6% đối vùng 1, 2, 3, 4.

Đối với mức lương mức vùng 1 sẽ tăng lên 4.960.000 đồng/tháng; mức lương theo giờ tăng lên 23.800 nghìn đồng/giờ. Trong trường hợp mức lương của người lao động đã cao hơn rồi thì doanh nghiệp không có trách nhiệm điều chỉnh cao hơn, tăng lương tối thiểu vùng chỉ có tác dụng với người lao động lương bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Chị Trịnh Thị Thúy Nga đến từ Trường THCS Mai Hắc Đế đặt câu hỏi về việc khi thực hiện chính sách tiền lương mới thì người lao động đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua có được nâng lương trước thời hạn nữa không?

Với câu hỏi: Từ 1/7 tới đây khi thực hiện chính sách tiền lương mới thì người lao động đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua có được nâng lương trước thời hạn nữa không?. Bà Hồ Thị Kim Ngân phản hồi: Việc thực hiện chế độ cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, cũng như tiền lương cơ sở sẽ được điều chỉnh làm sao để đáp ứng được đời sống của cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, hiện chưa có Nghị định về điều chỉnh cải cách tiền lương. Từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, nguyên tắc tiền lương khi cải cách sẽ không giảm đi, hoặc thấp hơn thang bảng lương mà chúng ta đang tính hiện nay, đảm bảo sự yên tâm của người lao động.

Tiền lương cơ bản chiếm khoảng 70% quỹ lương, và 30% là phần phụ cấp, có 10% dành cho phần tiền thưởng. Việc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở sẽ được tính trên quỹ tiền thưởng, hưởng 10% quỹ tiền thưởng, nên không lấy danh hiệu này để nâng bậc lương.

Tại buổi đối thoại cũng về chính sách tiền lương do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy tổ chức ngày 14/6 vừa qua, các chuyên gia cũng đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của đoàn viên công đoàn, người lao động liên quan đến những chế độ, chính sách pháp luật mới được điều chỉnh, bổ sung, liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội để người lao động kịp thời nắm bắt và chủ động bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Anh Vũ Đức Thắng đến từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đặt câu hỏi về việc sau khi cải cách tiền lương thì tiền lương của viên chức có chức danh lãnh đạo và không có chức danh lãnh đạo được tính như thế nào?

Về câu hỏi sau khi cải cách tiền lương thì tiền lương của nhóm viên chức có chức danh lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo được tính thế nào, ông Vũ Hồng Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Quản lý và Phát triển năng lực tổ chức, giải đáp: Trước đây, Nhà nước tính lương theo hệ số, nhưng khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bỏ hệ số, quy thành một mức tiền cụ thể. Tới đây, khi xếp lương theo vị trí việc làm đòi hỏi các đơn vị phải có kỹ thuật đánh giá vị trí công việc. Ví dụ như sắp xếp đơn vị của mình có bao nhiêu chức danh, các điều kiện mà chức danh đó phải có sẽ tương ứng với mức lương ghi trong hợp đồng làm việc.

Khi cải cách tiền lương, tiền lương tăng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống lương mới. Trong quá trình tính toán, Nhà nước sẽ có các yếu tố, khu vực tham chiếu để quy đổi từ mức lương có hệ số sang mức lương bằng tiền hay còn gọi là lương theo giá trị công việc. Với cách làm này sẽ đảm bảo mức lương của viên chức, người lao động không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Khi thay đổi cách tính tiền lương, phụ cấp thâm niên của giáo viên bị cắt, thì mức lương mới có đảm bảo bằng mức lương cũ? Với câu hỏi này, ông Vũ Hồng Ngọc cho hay: Phụ cấp thâm niên nghề là khoản thu nhập tương đối lớn đối với giáo viên. Khi Nhà nước chuyển sang xây dựng tiền lương theo vị trí việc làm thì phụ cấp thâm niên được tính theo yêu cầu công việc. Tức là sẽ không còn phụ cấp thâm niên bên ngoài, mà được tính vào giá trị công việc của người đó đang đảm nhiệm. Nhưng về quy định cụ thể thế nào thì sẽ chờ văn bản hướng dẫn.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Chị Nguyễn Thị Hạnh đến từ Trường Mầm non Yên Hòa nêu câu hỏi về mức lương đóng BHXH của giáo viên mầm non khi áp dụng bảng lương mới.

Với câu hỏi mức lương cao nhất của giáo viên mầm non hạng 3 sau khi cải cách tiền lương là bao nhiêu?, ông Vũ Hồng Ngọc giải đáp: Mức lương thấp nhất của giáo viên mầm non hạng III là 3,129 triệu đồng. Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non hạng III là 7,286 triệu đồng.

Ông Vũ Hồng Ngọc cũng cho biết, hiện nay, chính sách về cải cách tiền lương vẫn đang ở bước dự thảo, xây dựng văn bản do vậy chúng ta vẫn phải chờ hướng dẫn cụ thể của Chính phủ để xác định được thang bảng lương và mức lương của mỗi ngành nghề.

Trả lời câu hỏi, từ ngày 1/7/2024, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động thay đổi thế nào, bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho biết: Tiền lương của người lao động hiện nay đang căn cứ trên hợp đồng lao động để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Do vậy, khi cải cách tiền lương, tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn giữ nguyên; còn mức lương sẽ căn cứ trên hợp đồng lao động để thực hiện đóng.

Đến tháng 7/2024, thực hiện cải cách tiền lương, công chức, viên chức không còn hệ số lương mà chuyển sang mức tiền nhất định thì sẽ thực hiện đóng theo hợp đồng làm việc. Tùy thuộc theo bảng lương Nhà nước thực hiện như thế nào, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thu theo như vậy.

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024
Ông Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn giải đáp thắc mắc của đoàn viên, người lao động liên quan đến tiền lương.

Còn với câu hỏi, các doanh nghiệp có bắt buộc phải trả lương tháng 13 và các tiền thưởng dịp lễ, Tết cho người lao động hay không?, ông Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn cho biết: Lương tháng 13 hay những quyền lợi thưởng khác là những điều khoản do người sử dụng lao động và người lao động tự xác lập, trên cơ sở điều kiện thực tế. Bản chất lương tháng 13 và các khoản thưởng khác đó là cơ chế tạo động lực khuyến khích trên cơ sở sự đóng góp, cống hiến cũng như hiệu quả, tính chất công việc.

Do đó, dưới góc độ Luật thì không bắt buộc, tuy nhiên, tại đơn vị, khi người lao động làm việc, chủ sử dụng lao động muốn đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh tối đa nhất thì cần có cơ chế tạo động lực. Pháp luật có quy định có chế độ thưởng, trước đây thưởng bằng tiền, hiện nay thưởng có thể bằng tiền hoặc hiện vật.

Nếu thực hiện chế độ thưởng thì đơn vị sử dụng lao động cần xây dựng quy chế thưởng, trong quy chế cần xác định rất rõ đối tượng thưởng, thời gian, điều kiện thưởng, mức thưởng… Trước khi ban hành quy chế, đơn vị sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến người lao động.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.

Tin khác

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Ngày 18/4, tại Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho cho 200 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Ngành Điện lực là một trong những ngành có nhiều rủi ro và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được Công ty Điện lực Thường Tín (thuộc Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội) quan tâm hàng đầu nhằm bảo vệ, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể gây tai nạn cho người lao động, qua đó góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh.
Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

Tháng Công nhân năm 2025 đang đến gần, mang theo những kỳ vọng mới, tinh thần mới và những hành động cụ thể từ các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì. Không chỉ là dịp ôn lại truyền thống, Tháng Công nhân năm nay được tổ chức với tinh thần “hướng về người lao động”, bằng các chương trình trọng điểm, thiết thực, góp phần lan tỏa công tác chăm lo và khẳng định vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
Gần 2.000 vận động viên tham gia Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Gần 2.000 vận động viên tham gia Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025

Ngày 17/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Văn hoá thông tin và thể thao quận tổ chức khai mạc Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động, lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2025. Hội khỏe thu hút gần 2.000 vận động viên tham gia thi đấu ở 5 môn thể thao.
Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực và ý nghĩa của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa dành cho đoàn viên, người lao động, nhất là lao động nữ đã mang lại niềm vui, hạnh phúc rất lớn cho họ, đồng thời càng khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn quận.
Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ xác định rõ việc “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua phong trào, tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tiến bộ, văn minh.
Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ, Công đoàn Trường THCS Đông Sơn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”.
Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động

Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động

Những năm qua, Công đoàn Trường THCS Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) luôn làm tốt công tác chỉ đạo và phối hợp, triển khai nhiệm vụ hoạt động công đoàn; chăm lo, giám sát bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên; người lao động...
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) trong các cấp Công đoàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động