--> -->

Bước tiến quan trọng trong lộ trình chấm dứt bệnh lao

Công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh hô hấp tại Việt Nam" do Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và 22 đồng tác giả vừa vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ đợt 6. Công trình nhằm ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh lao, đặc biệt là bước tiến quan trọng trong lộ trình chấm dứt căn bệnh nguy hiểm này.
70% người mắc bệnh lao ở trong độ tuổi lao động Làm gì để giảm “gánh nặng” bệnh lao?

Tập hợp sức mạnh lớn cả về trí tuệ và công nghệ

Cụm công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh hô hấp tại Việt Nam" là cụm công trình nghiên cứu lớn, liền mạch và xuyên suốt với 3 nhóm mục tiêu cốt lõi được thể hiện trong 23 nghiên cứu. Trong đó, nổi bật nhất là những nghiên cứu về lao. Từ cơ bản đến nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu phát triển.

Bước tiến quan trọng trong lộ trình chấm dứt bệnh lao
PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đại diện nhóm nghiên cứu nhận giải thưởng cao quý do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng.

Chia sẻ với phóng viên về lý do lựa chọn công trình nghiên cứu khoa học này, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Viết Nhung cho biết: “Chúng ta đang có khát vọng chấm dứt bệnh lao. Thực tế, bệnh lao có hơn 140 năm qua, từ khi tìm thấy vi khuẩn lao nhưng đến nay chưa được giải quyết. Vì vậy, chúng tôi luôn đau đáu, khát vọng mong muốn chấm dứt bệnh lao”.

Trong nghiên cứu này, PGS Nguyễn Viết Nhung cùng 22 đồng tác giả đã xác định 4 điểm mới cần phải làm đó là: Đổi mới về tư duy, công nghệ, tiếp cận và đầu tư. Cụm công trình này là đổi mới công nghệ trong đó có một phần đổi mới tiếp cận. Nếu chỉ công nghệ không sẽ không hiệu quả về mặt thực tiễn mà phải đem công nghệ đến người cần nhất là bệnh nhân. “Với ý tưởng ban đầu là “vét tất cả các nguồn lây” trong cộng đồng, chúng tôi chọn tỉnh Cà Mau và thiết kế nghiên cứu ACT3 - nghĩa là phát hiện chủ động bệnh lao trong cộng đồng trong 4 năm và cho kết quả tốt đẹp”- PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết.

PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết, công trình này lần đầu tiên triển khai nghiên cứu với cỡ mẫu lớn gần 100.000 người, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để sàng lọc, chẩn đoán sớm, phát hiện bệnh lao trong cộng đồng. Nhờ đó đã làm giảm bệnh lao nhanh hơn 44% so với can thiệp thường quy và nếu kết hợp tác động của các hoạt động thường quy có thể giảm đến 72% bệnh lao sau 4 năm triển khai nghiên cứu, là bằng chứng về tính khả thi của mục tiêu chấm dứt bệnh lao toàn cầu.

Đây là bằng chứng truyền cảm hứng cho toàn thế giới, tạo niềm tin cho những người mong muốn chấm dứt bệnh lao, cộng đồng những người chống lao. Kết quả của cụm công trình có tính lan tỏa rộng lớn, truyền được cảm hứng cho cộng đồng chống lao thế giới với chiến lược sàng lọc 2X (X-quang và Xpert). Trong đó, X-quang sàng lọc và Xpert khẳng định bệnh lao mang tính đột phá nhằm tăng cường phát hiện bệnh nhân lao trong cộng đồng.

Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương, cụm công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh hô hấp tại Việt Nam" có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cộng đồng. Hàng năm, ước tính có khoảng 170.000 người mắc lao. Nếu không chữa lao, ước tính tỷ lệ tử vong khoảng 20%/năm. Tuy nhiên, nếu được điều trị, tiếp cận với phương pháp chữa lao như chương trình hiện nay chỉ có 3% tỷ lệ tử vong (với những trường hợp phát hiện muộn hoặc có bệnh nền). Năm 2020, nước ta ước tính dưới 10.000 người tử vong do lao nhưng đến năm 2021, ước tính tăng lên gần 11.000 người tử vong do giảm số lượng người được phát hiện.

Mục đích của công trình này nhằm phát hiện bệnh lao một cách chủ động để nhiều người được tiếp cận với phương pháp khám, xét nghiệm tiên tiến, giảm tỷ lệ tử vong. Việc ứng dụng thành công các kỹ thuật tiên tiến để sàng lọc, chẩn đoán sớm và xây dựng phác đồ mới điều trị bệnh lao đã giúp giảm gánh nặng bệnh lao tại Việt Nam nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của toàn thế giới, với tỷ lệ giảm là 4,5% mỗi năm tại Việt Nam so với 1,5% mỗi năm trên toàn cầu.

Đột phá trong điều trị

Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, sau 40 năm lịch sử điều trị lao, nhóm đã nghiên cứu và phát triển thành công phác đồ điều trị lao 4 tháng, là một bước tiến quan trọng trong lộ trình chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Việc rút ngắn thời gian điều trị chỉ còn 2/3 so với phác đồ hiện tại đã làm tăng khả năng tuân thủ điều trị, giảm nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. “Đây là nghiên cứu mang tính chất đột phá về mặt điều trị. Bởi những phác đồ trước đây kéo dài tới 24 tháng, 20 tháng sau đó giảm còn 15 tháng, 12 tháng, 9 tháng. Phác đồ hiện tại là 4 tháng, đột phá về mặt điều trị” - PGS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh.

Đặc biệt, việc ứng dụng sáng tạo phác đồ ngắn hạn điều trị lao đa kháng và phác đồ có thuốc mới Bedaquiline điều trị tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc với hiệu quả điều trị cao và tác dụng phụ thấp, phối hợp với tối ưu hóa các kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến đã giúp Việt Nam có kết quả điều trị cao hơn trung bình trên thế giới khoảng 15 - 20%. Cụm nghiên cứu này đã cứu sống hàng nghìn người bệnh lao đa kháng, tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc, trước đây coi như vô phương cứu chữa.

Bên cạnh đó, công trình này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với công tác phòng, chống lao trên thế giới. Việt Nam đang được đánh giá là mô hình mẫu, đi đầu. Đặc biệt, sau dịch Covid-19, nước ta được đánh giá rất cao về sự hồi phục. Có thể nói, kết quả của công trình này đã góp phần quan trọng vận động nguồn lực trong nước và quốc tế, thúc đẩy tiến trình chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam, được Tổ chức Y tế thế giới và quốc tế đánh giá cao.

Nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt hoàn toàn bệnh lao tại Việt Nam, theo PGS Nguyễn viết Nhung: Chúng ta phải phát huy được giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ lần này để có thể lan tỏa đến toàn bộ mạng lưới hơn 19.000 cán bộ trong cả nước. Điều này tập trung tiến đến mục tiêu cao cả nhân văn, đó là chấm dứt bệnh lao, tránh cái chết của hàng chục nghìn người và làm cho hàng trăm nghìn gia đình hạnh phúc.

“Để làm được điều đó, chúng ta phải áp dụng những khuyến cáo đã được khẳng định, có bằng chứng. Đó là phát hiện chủ động, chụp X-quang để sàng lọc, Xpert để khẳng định. Trong môi trường bệnh viện cần phát hiện một cách tích cực. Với những trường hợp có triệu chứng về hô hấp chưa chụp X-quang nên chụp X-quang một lần để khẳng định, loại trừ hay có nghi ngờ bệnh lao. Với Xpert, chúng ta sẽ lan tỏa, áp dụng thay thế phương pháp soi kính hiển vi” - PGS Nguyễn Viết Nhung phân tích

Điều quan trọng, lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, cần nguồn lực, nhiều người cùng tham gia. Nguồn lực không chỉ là cán bộ chống lao mà còn cả cộng đồng để cùng nhau phổ biến kiến thức cho người dân. Mặt khác, theo PGS Nguyễn Viết Nhung: Bệnh lao cần phải có hướng nghiên cứu mới tiếp theo. Phác đồ điều trị 4 tháng chưa phải là ngắn, phải phát triển thêm những phác đồ mới có thể ngắn hơn hoặc ít thuốc hơn, áp dụng nhiều thuốc mới hơn. Hay một hướng nghiên cứu khác để phát hiện bệnh lao nhanh hơn ngoài kỹ thuật hiện đại, cần có những biện pháp nhạy hơn.

“Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đánh giá, đo lường để huy động người dân, cộng đồng chủ động phòng, chống bệnh lao. Đây là hướng nghiên cứu xã hội học để người dân hiểu bệnh lao tương tự như Covid-19, không kỳ thị với bệnh lao như trước kia. Từ năm 2020, chúng tôi đã đặt ra mục tiêu lấy hiểm họa dịch Covid-19 là cơ hội để Việt Nam chống bệnh lao. Ngoài ra, chúng tôi mới có một số manh mối về ý tưởng khoa học làm sao áp dụng Đông y của Việt Nam với lao hạch, lao ngoài phổi… cho từng cá thể. Đây là hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng” - PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết thêm./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Y tế Hà Nội kích hoạt toàn hệ thống, triển khai kế hoạch toàn diện từ phòng dịch, an toàn thực phẩm đến điều trị, cấp cứu. Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng cao độ, các lực lượng y tế được huy động đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe người dân và thành công cho các hoạt động kỷ niệm.
Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Trong những ngày tháng 7 lịch sử, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội, Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Yên Nghĩa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhằm tri ân công lao to lớn của các thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thể được tiếp nhận vào làm công chức nếu có đủ 5 năm công tác trở lên theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm công việc có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đội tuyển cầu mây nam Việt Nam đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (World Championship for the King's Cup) bằng tấm Huy chương Bạc danh giá ở nội dung đồng đội nam 4 người, sau thất bại 0-2 trước Nhật Bản trong trận chung kết.
Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sáng 27/7, Đảng bộ Ủy ban nhân dân xã Quảng Bị đã tiến hành Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.

Tin khác

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Y tế Hà Nội kích hoạt toàn hệ thống, triển khai kế hoạch toàn diện từ phòng dịch, an toàn thực phẩm đến điều trị, cấp cứu. Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng cao độ, các lực lượng y tế được huy động đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe người dân và thành công cho các hoạt động kỷ niệm.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam đã đến thăm và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội.
Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn biến chứng viêm màng não, mất thính lực.
Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động