-->

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trả lời câu hỏi của cử tri về sách giáo khoa

Trước câu hỏi của cử tri quận Hà Đông về những vấn đề liên quan đến sách giáo khoa, đặc biệt là bộ sách Cánh Diều, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, vấn đề này cũng được nhiều đại biểu Quốc hội nêu tại kỳ họp vừa rồi; Quốc hội cũng đã có thảo luận để vừa có sách giáo khoa bảo đảm chất lượng, vừa có giá hợp lý.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Chọn việc giải quyết dứt điểm, để lấy mẫu làm các việc khác Quận Hà Đông mong được tháo gỡ 14 vấn đề vướng mắc Hà Nội thảo luận việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Chiều nay (21/11), ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Hà Đông để thông báo kết quả kỳ họp thứ X Quốc hội khóa XIV.

Tại hội nghị, nhiều cử tri nêu ý kiến về quyền lợi của nhân dân liên quan đến các dự án trên địa bàn; vấn đề môi trường; quản lý đất đai; ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, sông Đáy... Cử tri Nguyễn Duy Thắng (phường Hà Cầu) phản ánh, Dự án công viên thể thao, cây xanh quận Hà Đông được phê duyệt năm 2007 với gần 100 ha. Khu đất đã giải phóng mặt bằng được 52 ha nhưng đến nay dự án vẫn chưa được triển khai. Việc cho thuê kinh doanh ở đây hiện tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiềm ẩn phức tạp. Vì vậy, ông Thắng đề nghị Thành phố xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng sớm triển khai dự án công viên cây xanh để người dân được thụ hưởng.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trả lời câu hỏi của cử tri về sách giáo khoa

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ghi nhận và trả lời các ý kiến của cử tri

Cử tri Bùi Văn Hiến (phường Phú Lãm) nêu, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông thực hiện từ năm 2003 khi vẫn còn tỉnh Hà Tây, nhưng đến nay dự án đã có 8 lần thay đổi tiến độ hoàn thành, tuyến đường vẫn chưa xác định được ngày vận hành chính thức. Cử tri mong Chính phủ, Thành phố chỉ đạo sát sao hơn, tập trung tháo gỡ vướng mắc để sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và lời hứa trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 28/10/2020 là phấn đấu trong tháng 12/2020 hoàn thành nghiệm thu dự án và cam kết cố gắng tối đa đưa dự án vào vận hành trong quý I/2021.

Cử tri Nguyễn Thanh Vân (phường Văn Quán) nêu giáo dục đất nước đã ngày càng phát triển, tuy nhiên năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thay sách giáo khoa với học sinh lớp 1 nhưng một số nội dung trong sách giáo khoa, đặc biệt là bộ sách Cánh Diều không phù hợp với học sinh. Khi có phản ánh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo kịp thời để điều chỉnh và thay đổi nội dung chưa phù hợp. Tuy nhiên điều này cũng tạo ra dư luận không tốt trong xã hội. Cử tri kiến nghị năm học tiếp theo, khi tiến hành thay sách với học sinh lớp 2 và lớp 6, Bộ Giáo dục và Đào tạo sát sao hơn và Hội đồng thẩm định sách cần làm việc chuyên tâm, hiệu quả hơn để các bộ sách mới không sai sót như một số nội dung trong bộ sách nêu trên.

Về thị trường sách tham khảo, cử tri Vân nhấn mạnh, sách tham khảo là cần thiết nhưng quá nhiều sách tham khảo và quá tràn lan trên thị trường hiện nay thì không cần thiết. "Bản thân giáo viên cũng phải đọc để chọn sách tham khảo hay, giúp ích cho học sinh nhưng không phải phụ huynh nào cũng chọn được sách tham khảo phù hợp cho học sinh", bà Vân nói và đề nghị các cấp lãnh đạo có chỉ đạo kịp thời về vấn đề liên quan đến sách tham khảo hiện nay.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trả lời câu hỏi của cử tri về sách giáo khoa
Cử tri quận Hà Đông nêu kiến nghị

Bày tỏ cảm ơn các ý kiến tâm huyết của cử tri quận Hà Đông, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định, đây cũng là những vấn đề nóng của Thủ đô và cả nước.

Về nội dung liên quan sách giáo khoa, ông Vương Đình Huệ cho biết, đây là nội dung được nhiều cử tri quan tâm và là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội nêu tại kỳ họp vừa rồi. Tại kỳ họp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có giải trình và nhận trách nhiệm, Bộ đang có rà soát, chỉnh sửa theo tinh thần cầu thị. Về giá cả bộ sách, cử tri nêu là đắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có giải trình là do số trang nhiều hơn, chất lượng giấy tốt hơn và in nhiều màu, công biên soạn sách là xã hội hóa. Vấn đề này Quốc hội đã có thảo luận để vừa có sách giáo khoa bảo đảm chất lượng, vừa có giá hợp lý.

Đối với dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, dự án vướng mắc nhiều vấn đề, trong đó có vướng mắc về thanh toán. Hà Nội đã chủ động mời Bộ Giao thông vận tải làm việc, thành lập Tổ công tác chung để tháo gỡ các vướng mắc. Theo ông Vương Đình Huệ, cả 9 nội dung Chính phủ giao Hà Nội liên quan đến dự án đã được Thành phố thực hiện để phục vụ cho tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trả lời câu hỏi của cử tri về sách giáo khoa
Quang cảnh hội nghị

Tiến độ của dự án cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các chuyên gia của Pháp không thể sang Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay các chuyên gia đã sang Việt Nam để đánh giá về dự án. Hiện tại, đã có 12/13 chứng chỉ về vận hành đã được chuyên gia tư vấn của Pháp phát hành cho dự án.

Đối với dự án công viên cây xanh, thể thao quận Hà Đông, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết chủ trương của Thành phố là trong 1-2 năm đầu của nhiệm kỳ này sẽ rà soát lại toàn bộ hệ thống công viên, cây xanh gắn với chỉnh trang đô thị, chỉnh trang diện mạo nông thôn theo hướng để người dân tiếp cận cây xanh, thể thao, giải trí... Từ đó cải tạo, trồng thêm cây xanh, bổ sung ghế, dụng cụ thể thao. Việc này được thực hiện đồng bộ ở toàn bộ các quận, huyện thị xã.

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết Thành phố sẽ tăng cường phân cấp cho quận Hà Đông, sẵn sàng hỗ trợ cho quận các dự án lớn. Bí thư Hà Nội tin tưởng với bộ máy lãnh đạo mới, nhiệm kỳ mới và các phong trào mới, quận Hà Đông sẽ có những kết quả mới trong thời gian tới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động