-->

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Khẩn trương nghiên cứu phát triển trục kinh tế phía Nam

Tại buổi làm việc với Huyện ủy Thường Tín sáng 25/6, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành tham mưu với Thành phố để có cơ chế, chính sách phát triển trục kinh tế phía Nam cho sôi động, tương xứng với các trục phát triển khác của Thủ đô, đảm bảo sự phát triển đồng đều và không để nơi đây thành “vùng trũng” phát triển.
Huyện Thường Tín mong được vay vốn để làm hạ tầng khu đấu giá đất
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc
Lãnh đạo các bộ, ngành trung ương góp ý xây dựng Thủ đô

Thường Tín là huyện cửa ngõ phía Nam Thủ đô, diện tích rộng, dân số đông; nhiều di tích lịch sử nổi tiếng... Ông Vương Đình Huệ cho rằng, đây là những lợi thế để huyện phát triển. Thực tế, trong 5 năm qua, tăng trưởng kinh tế của huyện ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Văn hóa - xã hội phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo...

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bí thư Thành ủy Hà Nội, quy mô nền kinh tế của huyện Thường Tín còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp, thu ngân sách tăng chậm và không tương xứng với tăng trưởng kinh tế, do vậy không có nguồn lực để đầu tư phát triển. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương xứng với chuyển dịch kinh tế; việc khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả chưa cao; cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều vấn đề... “Thường Tín phải nhận thức rõ những hạn chế này để mạnh dạn bứt phá, xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá và giải pháp trong nhiệm kỳ tới”, Bí thư Hà Nội lưu ý.

3413nco2537
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc

Một điểm đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm nay, do tác động của dịch Covid-19, các lĩnh vực kinh tế của huyện bị ảnh hưởng, trong đó một số chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn bình quân của Thành phố. Điều này đỏi hỏi huyện phải đi sâu phân tích kỹ, chỉ rõ những nguyên nhân để xây dựng các kịch bản tăng trưởng, đặt mục tiêu phấn đấu cao nhất, giao trách nhiệm cụ thể cho Thường trực, Ban Thường vụ để quyết tâm thực hiện. Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị huyện Thường Tín phải tiếp tục quan tâm phòng, chống dịch Covid-19, giữ được kết quả như thời gian qua, không được lơ là, chủ quan. Đồng thời nỗ lực phát triển kinh tế, thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, trên tinh thần “ngoại thành phải chi viện cho khu vực nội thành”.

Về công tác tổ chức đại hội Đảng bộ huyện, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị huyện Thường Tín tiếp thu, hoàn thiện dự thảo văn kiện, trong đó cập nhật những chỉ tiêu, mục tiêu chính của dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố, quán triệt phương châm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu và phát huy truyền thống của huyện là “đất danh hương, huyện anh hùng”.

Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Báo cáo chính trị cũng phải chỉ rõ những tiềm năng, lợi thế của huyện. Mạnh dạn đưa vào nghị quyết để đại hội thảo luận về sự năng động, chủ động, sáng tạo của huyện để tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ngành Thành phố.

Theo Bí thư Hà Nội, đột phá trong 5 năm tới là phải hoàn thiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cho huyện Thường Tín, cùng với quy hoạch vùng huyện, liên huyện. Cụ thể, mở rộng Quốc lộ 1A cũ; nghiên cứu phát triển các đường gom; tận dụng đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để tạo quỹ đất, làm trục phát triển của Thành phố và quốc gia, chứ không đơn thuần là một trục giao thông. Quy hoạch phát triển đô thị Phú Xuyên - Thường Tín phải định hướng là đô thị cửa ngõ phía Nam, ưu tiên đất cho các trường học, bệnh viện...

3410nco2520 2
Quang cảnh buổi làm việc

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng chỉ đạo các sở, ngành tham mưu với Thành phố để có cơ chế, chính sách phát triển trục kinh tế phía Nam cho sôi động, tương xứng với các trục phát triển khác của Thành phố, đảm bảo sự phát triển đồng đều và không để nơi đây thành “vùng trũng” phát triển.

Theo ông Vương Đình Huệ, huyện Thường Tín cần phát huy thế mạnh, tập trung phát triển các cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề, vừa thu hút các doanh nghiệp lớn, vừa khuyến khích các doanh nghiệp làng nghề di dời, phát triển sản xuất gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Thường Tín cũng cần phải có chương trình phát triển đô thị và kinh tế đô thị, hiện nay tỷ lệ đô thị của huyện còn rất thấp. Đồng thời, nghiên cứu kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai của huyện.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, trong thời gian tới Thành phố sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư cho Thường Tín và các huyện phía Nam. Trước mắt từ nay đến cuối năm, Thành phố sẽ tập trung hỗ trợ cho huyện các công trình dân sinh, cấp bách, nước sạch và vệ sinh môi trường cũng như một số dự án có tính chất động lực cho huyện và cả vùng.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 19/4, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phục vụ lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT.
Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, theo chỉ đạo của Trung ương, sẽ giảm khoảng 70% xã, phường. Nội dung được lấy ý kiến Nhân dân là phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã mới sẽ hình thành trên địa bàn và dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.

Tin khác

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, theo chỉ đạo của Trung ương, sẽ giảm khoảng 70% xã, phường. Nội dung được lấy ý kiến Nhân dân là phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã mới sẽ hình thành trên địa bàn và dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động