-->

Bí quyết thành công của một hòa giải viên

Là người thẳng thắn, bộc trực, hòa giải viên Nguyễn Kim Quy (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) luôn lấy cái lý làm đầu, sau đó dùng tình cảm để hóa giải các mâu thuẫn của người dân ngay tại khu dân cư, giúp cho tình đoàn kết xóm phố luôn được giữ vững nhiều năm nay.
Sôi nổi chung khảo Cuộc thi Hòa giải viên giỏi Thành phố Hà Nội 2019 Sôi nổi Vòng sơ khảo “Hòa giải viên giỏi” Cụm 2 Phường Thượng Thanh, Long Biên: Điểm sáng trong công tác hoà giải

Tổ dân phố số 5, khu dân cư số 8, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm là địa bàn có ít dân với hơn 80 hộ gia đình và gần 400 nhân khẩu. Người dân sinh sống bằng các nghề khác nhau như kinh doanh buôn bán nhỏ, xây nhà cho thuê, một số làm công nhân viên chức hoặc lao động tự do. Dù là địa bàn nhỏ nhưng vẫn xảy ra một số xích mích giữa các gia đình. Sau khi được kiện toàn, bà Nguyễn Kim Quy, được tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải của khu dân cư.

Bí quyết thành công của một hòa giải viên
Hòa giải viên Nguyễn Kim Quy, Tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố số 5, phường Trần Hưng Đạo.

Chia sẻ về kinh nghiệm trong công tác hòa giải ở địa phương, bà Quy cho biết, phải nắm bắt tâm tư, tình cảm của bà con trong khối phố qua việc chủ động hỏi han, trò chuyện thì mới phát hiện được những mâu thuẫn cần giải quyết. Nhờ việc hòa giải ở cơ sở thành công đã góp phần giúp người dân tự nâng cao ý thức, nhận thức về pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình. Từ đó, xây dựng được tình đoàn kết xóm giềng, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương. Ngoài ra, làm công tác hòa giải cần phải có sự thân tình, sau đó mới đến sự chân tình.

“Tức là, dù chưa có sự việc phát sinh nhưng mình vẫn phải thân thiết với người ta để tạo sự tin tưởng, gần gũi. Nếu mình cứ mang phong thái của lãnh đạo để đi hòa giải thì ít khi thành công. Ở cơ sở cần lấy “cái tình” để giải quyết vấn đề, vì “một trăm cái lý cũng không bằng một tý cái tình”. Hòa giải viên phải hòa đồng với nhân dân để hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con. Mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh riêng thì hòa giải viên phải nắm bắt rõ để lựa tình hình hòa giải”, bà Quy cho hay.

Kể về những câu chuyện hòa giải đáng nhớ những năm qua, hòa giải viên Nguyễn Kim Quy cho biết, đó là trường hợp hai hộ gia đình chị M. và chị L. ở cạnh nhau trong một con ngõ. Một hôm, chị M. tự ý xây dựng một cái bệ xi măng trước nhà mình dùng vào việc để giày dép. Tuy nhiên, chị L. không đồng ý cho xây và hai bên xảy ra to tiếng, cãi vã. Sau khi nghe thông tin, tổ hòa giải của bà Quy đến tìm hiểu sự tình thì được biết, chị M. khi xây bệ đã lấn sang bên phần đất của hộ gia đình chị L. Ban đầu, chị M. còn lớn tiếng cho rằng mình không sai, thậm chí còn đuổi bà Quy về, không tiếp. Nhưng bằng sự kiên trì và lý lẽ của mình, tổ hòa giải đãphân tích để chị M. hiểu rằng việc làm của chị M. là sai.

“Trong phần đất nhà chị M. thì chị có quyền xây dựng, bố trí đồ đạc theo ý mình, nhưng tuyệt đối không được lấn sang phần đất của người khác.Cái bệ nhà chị xây lấn đến cả nửa mét sang nhà hàng xóm thì đã là sai theo pháp luật rồi, chị lại còn lớn tiếng cãi cùn. Nếu chị không tự giác đập bỏ phần bệ lấn sang nhà hàng xóm, chúng tôi sẽ mời cán bộ phường xuống làm việc trực tiếp. Tường nhà chị đến đâu thì xây tới đấy, không được lấn sang nhà người khác. Sau nhiều lần khuyên bảo, cứng rắn có, mềm dẻo có, chị M. cuối cùng đã chấp nhận nghe theo và tự giác thực hiện…”, bà Quy cho hay.

Vốn là một kế toán trưởng đã nghỉ hưu, hòa giải viên Nguyễn Kim Quy thừa nhận mình là người thẳng tính, rõ ràng trong mọi công việc. Hòa giải là công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, nhưng bà vẫn xác định sẽ tiếp tục làm tốt bởi đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tin của bà con khối phố gửi gắm. Trong lúc đi hòa giải không phải lần nào cũng “thắng ngay từ trận đầu”. Có những vụ việc mà đương sự còn công khai xúc phạm, chửi bới rồi đuổi về làm mình muối mặt định bỏ về. Nếu là người tự ái mà bỏ về thì công việc hòa giải coi như đổ bể. Nhưng bà Quy là một người tính tình thẳng thắn, làm việc theo nguyên tắc, trừ những vụ tranh chấp đất đai quá phức tạp thì sẽ mời lên phường, còn lại là giải quyết ngay tại địa bàn dân cư. Theo bà, để hòa giải thành công thì người hòa giải viên phải là người thấu hiểu tâm tư, tình cảm của người dân địa phương nơi đang sinh sống.

Trong công tác hòa giải, phải dùng cả biện pháp tâm lý cũng như biện pháp cứng rắn trên cơ sở quy định của pháp luật để tìm cách hóa giải mâu thuẫn cho người dân. Việc cập nhật các thông tin, quy định pháp luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Xây dựng… là điều rất cần thiết. Khi phân tích cho các bên đương sự, ngoài góc độ tình cảm thì phải dựa trên lý lẽ và quy định của luật thì mới tăng sức nặng, phải “cương nhu kết hợp”.

Nói về công tác hòa giải tại phường Trần Hưng Đạo, bà Phùng Phương Thảo – Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm cho biết, sau khi kiện toàn, toàn phường có 6 tổ hòa giải với 30 hòa giải viên. Việc kiện toàn đảm bảo đúng các hướng dẫn quy định về kiện toàn hòa giải viên. Ngoài ra, công tác phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm triển khai với các nội dung gồm: Tuyên truyền bằng tờ gấp, biên soạn các quy định pháp luật để gửi xuống tổ dân phố, thực hiện tuyên truyền qua giao ban tổ dân phố - xây dựng tủ sách pháp luật tại phường và tổ dân phố - hướng dẫn các đoàn thể thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11.

Riêng tại Ủy ban dân dân phường, mỗi tháng chọn một ngày pháp luật. Trong ngày đó, các cán bộ tập trung chia sẻ, thảo luận về quy định pháp luật có liên quan tới công tác chuyên môn. Đặc biệt, trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, phường tập trung tuyên truyền lưu động bằng xe ô tô, đặt các điểm tuyên truyền tại các khu vực công cộng.

Cũng theo bà Thảo, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, các hòa giải viên đóng vai trò như những cán bộ dân vận trong việc vận động, tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo thành phố, ngành y tế. Sự vào cuộc một cách đầy trách nhiệm, nhiệt tình của các hòa giải viên là một động lực rất lớn cho phường thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật cũng như tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19. Thực hiện nâng cao chất lượng hòa giải viên ở cơ sở thông qua công tác tập huấn, giao ban tại Ủy ban nhân dân phường. Động viên khuyến khích và cùng các hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải tại cơ sở, nhất là các vụ việc có tính chất phức tạp. Đồng thời, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ hòa giải viên đối với các vụ việc hòa giải thành công.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động