-->

Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả

“Cơn khát” thiếu thuốc điều trị, thiếu vật tư y tế đang lan tràn tại nhiều bệnh viện, từ tuyến tỉnh, thành phố cho tới Trung ương. Theo ghi nhận của phóng viên, hậu quả của điều tưởng chừng “vô lý” này lại đổ hết lên người bệnh đang phải ngày đêm chống chọi với bệnh tật. Trong khi đó, không một lãnh đạo bệnh viện nào dám lên tiếng, hay có hành động cụ thể để giải quyết vì... sợ sai.
Kết luận thanh tra việc sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế Quy định cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của người bệnh

Bệnh nhân mua thuốc giá cao vì bệnh viện... không có thuốc

Tại Bệnh viện K3 Tân Triều (Hà Nội), giữa trời nắng oi bức, một người phụ nữ tất tả đi thật nhanh về phía cổng viện. Khi được hỏi, chị kể: “Người nhà tôi vào viện truyền hóa chất.

Thuốc bestdocel 80mg/4ml, mọi lần loại thuốc này bảo hiểm chi trả, nhưng người nhà tôi vào viện rồi mà mãi không có y lệnh, khi tôi hỏi thì bác sĩ nói là bệnh viện hết thuốc rồi, nếu muốn truyền luôn thì phải đi mua ngoài. Thế là họ kê đơn cho nên tôi đi mua. May mà hôm nay tôi trực ở cổng viện, nếu không mẹ tôi phải tự đi mua thuốc mất”.

Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả
Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chen nhau mua thuốc, vật tư tiêu hao theo đơn bác sĩ kê. Ảnh: Trung Du

“Khi tôi hỏi 1 nhà thuốc, thì bảo chỉ còn loại 2ml, giá 200 nghìn đồng, 1 lần truyền cần 4 chai, giá 800 nghìn đồng” - chị P.A.T (26 tuổi - Hà Nội) chia sẻ rồi tất tả chạy đi, không kịp nói thêm câu nào. Mồ hôi trên khuôn mặt đỏ ửng cháy nắng của chị đua nhau nhỏ xuống như mưa.

Một trường hợp khác, người nhà bệnh nhân H.V.T (Hòa Bình) đi tìm nhà thuốc bệnh viện hỏi mua kim truyền dịch cho người nhà. Tuy nhiên, nhà thuốc không bán nên anh này phải ra các nhà thuốc tại cổng Bệnh viện K để mua cây kim luồn với giá 3.000 đồng/cây.

Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, việc người bệnh phải tự mua kim truyền dịch hay một số vật tư y tế khác là chuyện thường xuyên ở bệnh viện này. Người nhà anh đã điều trị khoảng 1 năm trở lại đây, lần nào đến viện truyền cũng phải đi mua kim luồn. Vì thế đã thành quen, bệnh nhân hay người nhà không thấy có gì “bất thường”.

Không được cấp đầy đủ thuốc theo bảo hiểm y tế là hoàn cảnh chung của nhiều bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trong thời gian gần đây. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân phải móc hầu bao mua thêm thuốc với lý do bệnh viện “cạn” thuốc.

Điều trị bệnh tăng huyết áp và mỡ máu nhiều năm nay, bà L.T.T.H (54 tuổi, Hà Nội) đã quen với việc đến Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) kiểm tra và lấy thuốc định kỳ bằng thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, bà H rất bất bình về tình trạng bác sĩ kê toa giảm số lượng thuốc với lý do bệnh viện không đủ thuốc.

“Ngay từ lúc bác sĩ kê đơn đã nói với tôi rằng, bệnh viện không có đủ loại thuốc theo toa như trước đây. Bệnh viện còn thuốc gì thì phát thuốc đó.

Tôi được thanh toán chi phí khám chữa bệnh với mức 95%. Nếu mua đủ toa thuốc như trước đây, tôi phải đóng thêm 25.000 đồng. Nhưng thời gian gần đây, thiếu thuốc, bác sĩ kê đơn giảm thuốc nên tôi không phải đóng thêm tiền” - bà H nói.

Được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn mỡ máu, huyết áp không ổn định, bà Đ.T. H (59 tuổi, Hà Nội) phải lấy thuốc theo đơn thường xuyên, nhưng đã 2-3 lần đến khám và xin cấp thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn thì đều được bác sĩ trả lời không đủ thuốc.

“Hơn 2 tháng nay bác sĩ cứ nói không có thuốc thì chúng tôi biết làm thế nào? Không còn cách nào khác, tôi phải bỏ tiền túi ra mua ngoài, một tháng mất thêm gần 500.000 đồng tiền thuốc, trong khi thuốc đó đều thuộc danh mục bảo hiểm chi trả” - bà H thở dài.

Tại nhiều tỉnh thành, tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế cũng đang xảy ra ở các bệnh viện lớn. Như Lao Động đã đưa tin, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang... nhiều loại thuốc dành cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế bị thiếu hụt trầm trọng. Việc phải tự bỏ tiền túi ra mua khiến nhiều người bệnh bức xúc vì mất quyền lợi.

Cách nhau 100m, giá thuốc cao gấp đôi

Theo phản ánh của người dân, một số bệnh viện tuyến Trung ương cũng rơi vào tình trạng thiếu biệt dược, khiến người bệnh phải chạy ngược chạy xuôi tìm mua.

Điển hình, một bệnh nhân nữ (44 tuổi, Hưng Yên) được bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán bệnh cơn nhịp nhanh nhĩ. Người này đi hết quầy thuốc trong bệnh viện vẫn không mua được hết thuốc bác sĩ kê đơn vì lý do bệnh viện không đấu thầu loại thuốc này. Bất đắc dĩ, người bệnh phải tìm mua đơn thuốc tại các hiệu thuốc bên ngoài, nhưng ngỡ ngàng vì mỗi nơi một giá.

Đặt chân vào cửa hàng thứ nhất trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai), 4 loại thuốc được định giá là 1.330.000 đồng; cách 50m, hiệu thuốc thứ 2 “ra giá” 1.450.000 đồng; di chuyển thêm 50m, hiệu thuốc “thách giá” 2.910.000. Như vậy, chỉ cách nhau 100m nhưng giá thuốc đã cao gấp đôi.

“Bác sĩ kê đơn thuốc và lưu ý mua đúng biệt dược trên đơn. Tuy nhiên, tôi đã đi 4 hiệu thuốc trong bệnh viện nhưng không có đủ thuốc. Đến lúc hỏi mua bên ngoài thì tá hỏa vì mỗi nơi một giá. Chưa biết chất lượng thế nào mà giá cả quay cuồng thế này thì bệnh nhân chúng tôi không biết phải làm thế nào” - người bệnh nói.

Có thể thấy, “cơn khát” thiếu thuốc khiến giá thuốc “nhảy múa” là những tồn tại bất hợp lý mà người bệnh phải âm thầm, “cắn răng” chịu đựng, trong khi họ đang ngày đêm chiến đấu với bệnh tật.

Bệnh viện ngần ngại đấu thầu, mua sắm

Sự thật là ngoài bệnh tật, bệnh nhân khắp các bệnh viện đang phải chịu đựng những khó khăn, vất vả “vô hình” từ việc thiếu thuốc và vật tư y tế tại các bệnh viện. Tuy nhiên, khi phóng viên đặt vấn đề, phỏng vấn thì hầu hết lãnh đạo các bệnh viện đều ngại lên tiếng vì... sợ.

“Đó là sự thật. Nhưng chúng tôi đang lực bất tòng tâm. Chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sức để giải quyết từng phần những khó khăn mà bệnh viện đang gặp phải, nhằm giải quyết phần nào khó khăn cho người bệnh. Tuy nhiên, đây là câu chuyện... hệ thống, chúng tôi không thể giải quyết rốt ráo được”- một lãnh đạo bệnh viện tuyến trung ương chia sẻ với Lao Động và xin giấu tên.

Trước tình trạng không ít bệnh viện công trên cả nước thiếu thuốc, thiết bị y tế, ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh, đại biểu quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội), nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho rằng, nguyên nhân là các giám đốc không “mặn mà”, thậm chí ngần ngại thực hiện các gói thầu mua sắm thiết bị y tế.

“Cá nhân tôi cũng thấy điều đó, có hiện tượng bị thiếu thuốc men, vật tư trang thiết bị… Đây là điều đáng quan ngại vì hậu quả chủ yếu tác động đến người bệnh, đến nhân dân, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, gây tốn kém cho người bệnh vì họ phải mua vật tư, thuốc đó ở ngoài và cũng không quản lý được chất lượng, rất nguy hiểm” - đại biểu Trí đánh giá.

Trước tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế diễn ra tại nhiều bệnh viện trên cả nước, ngày 2/6, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã gia hạn cho 6.251 thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế gồm: 4.631 thuốc sản xuất trong nước, 1.427 thuốc nước ngoài và 193 vaccine, sinh phẩm y tế hết hạn trước 30/6/2022. Dự kiến trước ngày 15/7 sẽ ban hành các thuốc còn lại trong gần 10.000 giấy đăng ký sắp hết hiệu lực chỉ trong năm 2022.

Theo Nhóm PV/laodong.vn

https://laodong.vn/xa-hoi/benh-vien-so-sai-ngai-dau-thau-mua-sam-thuoc-thiet-bi-y-te-nguoi-benh-ganh-hau-qua-1056920.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Xem thêm
Phiên bản di động